Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu Tổ Ngữ Văn KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN A. DÀN Ý CHUNG VỀ NGHỊ LUÂN XÃ HỘI: 1. Yêu cầu đối với học sinh: − Có khả năng độc lập, có kiến thức về đời sống, dám trình bày chính kiến của mình. − Cần huy động các nguồn kiến thức từ sách vở, đời sống, trải nghiệm bản thân… 2. Các dạng đề: (có 3 dạng đề). − Nghị luận về tư tưởng đạo lý. − Nghị luận về hiện tượng đời sống. − Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG − Bàn về lĩnh vực, tư tưởng, đạo lý, lối sống có ý nghĩa quan trong đối với con người, cuộc sống. − Hiểu rộng hơn là bàn về: • Những truyền thống tốt đẹp trong lối sống con người Việt Nam. • Tư tưởng con người. • Mối quan hệ giữa con người trong xã hội. − Bàn về hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội đáng khen, đáng chê hay đáng suy nghĩ. − Bàn những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong đời sống hiện tại. • Vấn đề có tính thời sự. • Vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. I. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ: Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu MỞ BÀI − Dẫn dắt vấn đề. − Nêu vấn đề. − Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu. → Viết một đoạn văn. THÂN BÀI (Viết nhiều đoạn văn tương ứng với luận điểm) − Giải thích tư tưởng đạo lý đề cho → Đặt câu hỏi: Thế nào? Tại sao? Câu nói có ý gì? − Các biểu hiện của tư tưởng đạo lý. − Dùng thực tế để soi sáng → Đặt câu hỏi: Ở đâu? Bao giờ? Người thật, việc thật nào? − Lật đi lật lại vấn đề tư tưởng → Tại sao đúng, tại sao sai? Đúng, sai chổ nào? − Rút ra bài học cho bản thân. − Giải thích. − Phân tích. − Chứng minh (Chọn các nhà khoa học, bậc danh nhân…). − Bình luận. KẾT BÀI − Khẳng định ý kiến bản thân về vấn đề đó. − Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống. → Viết một đoạn văn. II. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu MỞ BÀI − Dẫn dắt vấn đề. − Nêu vấn đề. − Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu. → Viết một đoạn văn. THÂN BÀI − Nêu thực trạng của hiện tượng (số liệu, sự kiện…). − Nêu nguyên nhân, tác động ảnh hưởng của hiện tượng. − Giải pháp nào hiệu quả. − Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân. − Chứng minh. − Phân tích. − Bình luận. KẾT LUẬN − Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. − Ý nghĩa vấn đề đối với con người, cuộc sống. → Viết một đoạn văn. Một số đề tham khảo : 1) Suy nghĩ của anh, chị về “nạn bạo hành” trong gia đình và xã hội hiện nay? 2) Bạn suy nghĩ gì về hành động nhỏ cho thành công lớn? GỢI Ý : Phần thân bài. 1. Giải thích thế nào là bạo hành? → Hành động vũ phu, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý làm tổn thương đến tinh thần và thể xác người khác… → Nguyên nhân (phim ảnh, thiếu kiềm chế, ức chế do va chạm…). 2. Những biểu hiện của bạo hành và thực trạng bạo hành hiện nay: a. Biểu hiện: − Lăng mạ. Kỹ năng làm văn Nghị luận Trang 1 Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu Tổ Ngữ Văn − Đay nghiến. − Xúc phạm, chà đạp. − Đánh đập, tra tấn… b. Thực trạng: (Dẫn chứng). − Diễn ra không ít. − Xuất hiện nhiều nơi (trường học, gia đình, xã hội, trẻ em, người lớn…). c. Giải pháp: − Nhà nước. − Trách nhiệm công dân… 3. Bình luận: − Bạo hành là hành động xấu cần lên án vì: − Gây ra mối bất hòa ảnh hưởng tới sự bền vững của gia đình và xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ thơ, tổn thương tình cảm, lòng tự trọng… − Ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức, ứng xử của con người… − Lên án để mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội. 4. Thái độ của bản thân trước nạn bạo hành hiện nay. 5. Bài học nhận thức về vấn nạn bạo hành trong gia đình và xã hội. III. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC Bố cục Nội dung Thao tác chủ yếu MỞ BÀI − Dẫn dắt vấn đề. − Nêu vấn đề. − Nêu thao tác nghị luận và phạm vi tư liệu. → Viết một đoạn văn. THÂN BÀI − Khái quát vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. − Các khía cạnh, biểu hiện vấn đề xã hội mà tác phẩm đặt ra (Vấn đề xã hội ý kiến đặt ra đúng, sai thế nào? Nó có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay không?). − Ý kiến đó như thế nào? Nhất là đối với cuộc sống hôm nay. − Giải thích. − Phân tích. − Bình luận. − Phân tích. KẾT LUẬN − Khẳng định ý kiến bản thân về hiện tượng đó. − Nêu suy nghĩ của bản thân với vấn đề đó. → Viết một đoạn văn. Đề tham khảo : Bàn về Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có ý kiến cho rằng: ”Hình ảnh Lục Vân Tiên quả là một người anh hùng, là tấm gương nghĩa hiệp tuyệt vời nhưng chỉ là quá khứ, còn hiện nay không có những con người như vậy nữa!”. Từ nhận thức về xã hội hiện nay, em hãy viết bài trao đổi với các bạn học sinh cùng lứa tuổi về ý kiến trên. B. DÀN Ý CHUNG VỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: I. NGHỊ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu MỞ BÀI − Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. − Giới thiệu về giá trị nhân đạo. − Nêu nhiệm vụ nghị luận. THÂN BÀI 1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác. 2. Giải thích khái niệm nhân đạo: Là giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm thông cảm sâu sắc với nổi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. 3. Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. + Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của con người. + Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp của con người. + Đồng tình với khát vọng, ước mơ con người. 4. Đánh giá về giá trị nhân đạo. KẾT BÀI − Đánh giá về ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. − Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. Kỹ năng làm văn Nghị luận Trang 2 Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu Tổ Ngữ Văn II. NGHỊ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu MỞ BÀI − Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. − Giới thiệu về giá trị hiện thực. − Nêu nhiệm vụ nghị luận. THÂN BÀI 1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác. 2. Giải thích khái niệm hiện thực: + Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan, trung thực. + Xem trọng yếu tố hiện thực và lý giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. 3. Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: + Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. + Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực con người. + Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ngợi ca) xã hội, chế độ. 4. Đánh giá về giá trị hiện thực. KẾT BÀI − Đánh giá về ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. − Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. III. NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH HUỐNG Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu MỞ BÀI − Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. − Giới thiệu tác phẩm (Đánh giá sơ lược về tác phẩm). − Nêu nhiệm vụ nghị luận. THÂN BÀI 1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác. 2. Tình huống truyện: Luôn giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi sự kiện đặc biệt, khiến nơi đó hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. 3. Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. + Tình huống 1… + Tình huống 2… 4. Bình luận về giá trị của tình huống. KẾT BÀI − Đánh giá về ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm. − Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. IV. NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT Bố cục Các phương diện cần tìm hiểu MỞ BÀI − Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (Có thể nêu phong cách) . − Giới thiệu tác phẩm và nội dung khái quát. − Giới thiệu đoạn văn cần nghị luận. THÂN BÀI 1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác. 2. Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật: (Chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng, thái độ nhân vật…). 3. Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm. KẾT BÀI − Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm. − Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó. Kỹ năng làm văn Nghị luận Trang 3 Ý nghĩa tác dụng đối với tác phẩm . đề: (có 3 dạng đề). − Nghị luận về tư tưởng đạo lý. − Nghị luận về hiện tượng đời sống. − Nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI. Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu Tổ Ngữ Văn KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN A. DÀN Ý CHUNG VỀ NGHỊ LUÂN XÃ HỘI: 1. Yêu cầu đối với học sinh: − Có khả năng độc lập, có kiến thức về đời sống, dám. của tác phẩm. − Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó. Kỹ năng làm văn Nghị luận Trang 2 Trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu Tổ Ngữ Văn II. NGHỊ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HIỆN THỰC Bố cục Các phương diện cần