1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ÔN TẬP VL 10 KỲ II

4 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 10 CƠ BẢN KỲ II 2009-2010 THPT VĨNH LINH CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LẬT BẢO TOÀN DẠNG 1: ĐỘNG LƯỢNG – CÔNG VÀ CÔNG SUẤT 1. Động lượng: p = m v Đơn vị động lượng: kgm/s hay kgms -1 . Dạng khác của định luật II Newton: F .∆t = ∆ p 2. Định luật bảo toàn động lượng: Tổng động lượng của một hệ cô lập, kín luôn được bảo toàn. ∑ h p = const @ Những lưu ý khi giải các bài toán liên quan đến định luật bảo toàn động lượng: - Nếu vật chuyển động theo chiều dương đã chọn thì v > 0; - Nếu vật chuyển động ngược với chiều dương đã chọn thì v < 0. 3. Công cơ học: A = Fscosα α: góc hợp bởi F và hướng của chuyển động. Đơn vị công: Joule (J) Các trường hợp xảy ra: + α = 0 o => cosα = 1 => A = Fs > 0: lực tác dụng cùng chiều với chuyển động. + 0 o < α < 90 o =>cosα > 0 => A > 0; Hai trường hợp này công có giá trị dương nên gọi là công phát động. + α = 90 o => cosα = 0 => A = 0: lực không thực hiện công; + 90 o < α < 180 o =>cosα < 0 => A < 0; + α = 180 o => cosα = -1 => A = -Fs < 0: lực tác dụng ngược chiều với chuyển động. Hai trường hợp này công có giá trị âm, nên gọi là công cản; 4. Công suất: P = t A Đơn vị công suất: Watt (W) Lưu ý: công suất trung bình còn được xác định bởi biểu thức: P = Fv Trong đó, v là vận tốc trung bình trên của vật trên đoạn đường s mà công của lực thực hiện dịch chuyển. DẠNG 2: ĐỘNG NĂNG – THẾ NĂNG – CƠ NĂNG 1. Động năng: Là dạng năng lượng của vật gắn liền với chuyển động của vật. W đ = 2 1 mv 2 . Định lí về độ biến thiên của động năng (hay còn gọi là định lí động năng): ∆W đ = 2 1 m 2 2 v - 2 1 m 2 1 v = A F với ∆W đ = 2 1 m 2 2 v - 2 1 m 2 1 v = 2 1 m( 2 2 v - 2 1 v ) Lưu ý: Động năng là đại lượng vô hướng, có giá trị dương; 2. Thế năng: Là dạng năng lượng có được do tương tác. + Thế năng trọng trường: W t = mgz; Lưu ý: Trong bài toán chuyển động của vật, ta thường chọn gốc thế năng là tại mặt đất, còn trong trường hợp khảo sát chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng, ta thường chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng. Thế năng đàn hồi: 2 1 W 2 t k l= ∆ + Định lí về độ biến thiên của thế năng: ∆W t = W t1 – W t2 = A F Lưu ý:Thế năng là một đại lượng vô hướng có giá trị dương hoặc âm; 3. Cơ năng: Cơ năng của vật bao gồm động năng và thế năng của vật. W = W đ + W t * Cơ năng trọng trường: W = 2 1 mv 2 + mgz * Cơ năng đàn hồi: W = 2 1 mv 2 + 2 1 k(∆l) 2 Lưu ý: + Trong một hệ cô lập, động năng và thế năng có thể chuyển hoá cho nhau, nhưng năng lượng tổng cộng, tức là cơ năng, được bảo toàn. W = hằng số + Trong trường hợp cơ năng không được bảo toàn, phần cơ năng biến đổi là do công của ngoại lực tác dụng lên vật. ∆W = W 2 – W 1 = A F CHƯƠNG V CÁC PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI VÀ CÁC ĐẲNG QUÁ TRÌNH 1. Ba định luật cơ bản của nhiệt học: a. Định luật Boyle – Mariotte: định luật về quá trình đẳng nhiệt; Biểu thức: pV = const; hay p 1 V 1 = p 2 V 2 . b. Định luật Charles: định luật về quá trình đẳng tích: Biểu thức: T p = const hay 2 2 1 1 T p T p = c. Định luật Gay lussac: định luật về quá trình đẳng áp: Biểu thức: T V = const hay 2 2 1 1 T V T V = 2. Phương trình trạng thái khí lí tưởng: (còn được gọi là phương trình Clapeyron) T pV = const hay 2 22 1 11 T Vp T Vp = CHƯƠNG VI:CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN THIÊN NỘI NĂNG 1/ Lí thuyết: - Phát biểu định nghĩa nội năng trong nhiệt động lực học. - Chứng minh nội năng của một vật phụ thuộc nhiệt độ và thể tích. - Nêu các vd cụ thể về thực hiện công và truyền nhiệt. - Viết được công thức tính nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. - Giải thích một cách định tính một số hiện tượng đơn giản về thay đổi nội năng. - Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập -Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng. ∆U = Q -Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức : Q = mc∆t (giải lại các bài tập, câu hỏi lí thuyết trắc nghiệm SGK,SBT phần này ) CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 1/ Lí thuyết: - Phát biểu và viết công thức của nguyên lí thứ nhất của nhiệt động lực học (NĐLH), nêu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong công thức. - Phát biểu nguyên lí thứ hai của NĐLH. - Vận dụng nguyên lí thứ hai của NĐLH vào các đẳng quá trình của khí lí tưởng để viết và nêu ý nghĩa vật lí của biểu thức của nguyên lí này cho từng quá trình. - Vận dụng được nguyên lí thứ nhất của NĐLH để giải các bài tập ra trong bài học và các bài tập tương tự. 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập Độ biến thiên nọi năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được. ∆U = A + Q + Với quá trình đẵng nhiệt (Q = 0), ta có : ∆U = A Độ biến thiên nội năng bằng công mà hệ nhận được. Quá trình đẵng nhiệt là quá trình thực hiện công. + Với quá trình đẵng áp (A ≠ 0; Q ≠ 0), ta có: ∆U = A + Q Độ biến thiên nội năng bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được. + Với quá trình đẵng tích (A = 0), ta có ∆U = Q (giải lại các bài tập, câu hỏi lí thuyết trắc nghiệm SGK,SBT phần này ) Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH 1/ Lí thuyết: - Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dực trên cấu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng. - Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dực trên tính dị hướng và tính đẳng hướng. - Nêu được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dực trên cấy trúc tinh thể, kích thước tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể. - Nêu được những ứng dụng của các chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống. -So sánh chất rắn, chất lỏng và chất khí… 2/ Bài tập: (giải lại các bài tập, câu hỏi lí thuyết trắc nghiệm SGK,SBT phần này ) BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN 1/ Lí thuyết: - Nêu nguyên nhân gây biến dạng cơ của chất rắn. Phân biệt được hai lọai biến dạng: biến dạng đàn hồi và biến dạng không đàn hồi (hay biến dạng dạng dẻo) của các vật rắn dựa trên tính chất bảo toàn ( giữ nguyên) hình dạng và kích thước của chúng. - Phân biệt được các kiểu biến dạng kéo và nén của vật rắn dựa trên đặc điểm (điểm đặt, phương, chiều) tác dụng của ngọai lực gây nên biến dạng. - Phát biểu được định luật Húc. - Định nghĩa được giới hạn bền và hệ số an tòan của vật rắn. - Vận dụng được đinh luật húc để giải các bài tập đã cho trong bài. - Nêu được ý nghĩa thực tiễn của các đại lượng: giới hạn bền và hệ số an tòan của vật rắn. 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập -Độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn :ε = o o l ll || − = o l l || ∆ - Độ lớn của lực đàn hồi trong vật rắn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật rắn. F đh = k.|∆l| = E. o l S |∆l| Trong đó E = α 1 gọi là suất đàn hồi hay suất Young đặc trưng cho tính đàn hồi của vật rắn, k là độ cứng phụ thuộc vào và kích thước của vật đó. Đơn vị đo của E là Pa, của k là N/m. (giải lại các bài tập, câu hỏi lí thuyết trắc nghiệm SGK,SBT phần này ) SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN 1/ Lí thuyết: - Phát biểu quy luật về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. Đồng thời nêu được ý nghĩa vật lý và đơn vị đo của hệ số nở dài và hệ số nở khối. 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập Độ nở dài ∆l của vật rắn : ∆l = l – l o = αl o ∆t Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẵng hướng được xác định theo công thức : ∆V = V – V o = βl o ∆t (giải lại các bài tập, câu hỏi lí thuyết trắc nghiệm SGK,SBT phần này ) CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG 1/ Lí thuyết: -hiện tượng dính ướt và hiện tượng không dính ướt; mô tả được sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình chứa nó trong trường hợp dính ướt và không dính ướt. - hiện tượng mao dẫn. - Vận dụng được công thức tính lực căng bề mặt để giải các bài tập. 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập Lực căng bề : f = σl. (giải lại các bài tập, câu hỏi lí thuyết trắc nghiệm SGK,SBT phần này ) SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT 1/ Lí thuyết: - Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ. - Phân biệt được hơi khô và hơi bão hòa. - Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi. - Ap dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài. - Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hòa dựa trên quá trình cân bằng động giữa bay hơi và ngưng tụ. - Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dực trên chuyển động của các phân tử. - Áp dụng được công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã cho 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập nhiệt nóng chảy : Q = λm. nhiệt hoá hơi: Q = Lm. (giải lại các bài tập, câu hỏi lí thuyết trắc nghiệm SGK,SBT phần này ) ………………………………………………HẾT…………………………………………………. CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 10 CƠ BẢN KỲ II 2009-2 010 THPT VĨNH LINH CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LẬT BẢO TOÀN DẠNG 1: ĐỘNG LƯỢNG – CÔNG VÀ CÔNG SUẤT 1. Động lượng: p = m v Đơn. đổi nội năng. - Vận dụng được công thức tính nhiệt lượng để giải các bài tập ra trong bài và các bài tập tương tự. 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập -Số đo độ biến thiên nội. của NĐLH để giải các bài tập ra trong bài học và các bài tập tương tự. 2/ Bài tập: Vận các công thức sau để giải các bài tập Độ biến thiên nọi năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật

Ngày đăng: 08/07/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w