Van hoa la gi: O nhiem van hoa la: Gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến 3 loại ô nhiễm, đó là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm trong ăn uống và ô nhiễm văn hoá. Môi trươ Môi trường ô nhiễm là vấn đề thời sự đang rất nóng hổi trên diễn đàn thông tin đại chúng, hàng ngày có hàng loạt vụ gây ô nhiễm môi trường bị phanh phui. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi, thực ra trên đất nước ta đâu đâu cũng thấy “môi trường bị ô nhiễm”. Như môi trường văn hóa, môi trường giáo dục, môi trường đạo đức của nước ta cũng đang ngày càng bị ô nhiễm. Mà môi trường văn hóa chính là công cụ lý thuyết khá hữu hiệu để xem xét điều kiện bên ngoài, làm nên sự hình thành hay tha hóa nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự tiến bộ hay lạc hậu của nhóm xã hội hoặc cộng đồng. Môi trường văn hóa Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Phải nói rằng, chưa bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú và đa dạng như hiện nay. Nó vừa năng động và tích cực nhưng cũng quá nhiều cám dỗ tiêu cực. Sự phong phú, đa dạng, năng động của môi trường văn hóa Việt Nam hiện nay chưa đủ để nuôi dưỡng, khích lệ trí tuệ sáng tạo tuổi trẻ phát triển mạnh. Nhưng mặt khác, nó quá dư thừa những tiêu cực để khiến cho bất cứ một cá nhân, một gia đình, một cộng đồng nào cũng phải bất an và cảnh giác. Nhan nhản những kênh thông tin đồi trụy, các thông tin trên mạng Internet, các sản phẩm nghe nhìn từ các phương tiện truyền thông đại chúng khác đang làm nhiễu loạn môi trường văn hóa truyền thống và dẫn đến việc tuổi trẻ xem thường văn hóa truyền thống quý báu của cha ông, của dân tộc. Nếu xét trong bối cảnh môi trường xã hội đang bị ô nhiễm hiện nay tại nước ta thì có lẽ hàng ngày chúng ta phải đối mặt và hít thở trong một môi trường văn hóa ô nhiễm đến nghẹt thở cả từ nông thôn đến thành thị. Một vị giáo sư đã nói với chúng tôi “mỗi buổi sáng thức dậy đọc hai tờ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ là người tôi đã mệt lả đi”. Vị giáo sư đó giải thích, các thông tin in trên hai tờ báo đều cho biết có quá nhiều tệ nạn đang diễn ra trên khắp đất nước ta mà phần lớn đến từ “sự ô nhiễm văn hóa” nào là xì ke ma túy, nào là cướp bóc chém giết, chồng giết vợ, mẹ giết con, nào là giả dối lừa gạt, nào là phá rừng, xả nước bẩn xuống sông gây ô nhiễm Mới đây thôi, người ta đã cố tình tạo ra thêm một kiểu “ô nhiễm văn hóa, giáo dục và đạo đức” khi cho xuất bản hàng loạt truyện tranh có nội dung và hình ảnh sex “gây sốc” cho trẻ em Nếu xem phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức, pháp quyền, dân trí, tính năng động xã hội là điều kiện là cơ sở cho sự hình thành nhân cách, phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng xã hội thì đó chính là môi trường văn hóa lành mạnh. Vậy nên khi môi trường văn hóa đó đã bị “ô nhiễm” rồi thì chắc chắn sự phát triển nhân cách con người (từ cá nhân đến tập thể) khó mà thoát ra khỏi sự “ô nhiễm”, bởi cha ông ta đã dạy “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Lối sống sai lầm của giới trẻ hiện nay Giới trẻ Việt Nam hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi lối sống của văn hóa phương Tây là buông thả, tự do tình dục, thích gì làm nấy mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó. Những truyền thống, đạo lý của ông bà từ xưa để lại là phải sống có trách nhiệm, có tôn ti trật tự đã không còn nữa, con người đã sống ngược lại hoàn toàn với đạo lý làm người. Tôi cũng thuộc lớp trẻ hiện nay nhưng tôi không đồng tình với lối sống buông thả này. Đừng cho rằng những lời dạy của ông bà từ xưa là dư thừa, cổ hủ, lạc hậu. Nếu không có những đạo lý răn dạy con người thì con người sẽ sống sa đọa, sai lầm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Con người khác với con thú là biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Con thú sống chỉ vì bản năng, còn con người thì vừa sống theo bản năng, mà vừa sống theo lý trí. Nhưng cái quan trọng là bản năng mạnh hay lý trí mạnh? Nếu bản năng mạnh hơn lý trí thì ta không khác gì con thú, chữ "người" đã bị xóa đi chỉ còn lại chữ "con" mà thôi. Còn nếu lý trí mạnh hơn bản năng thì ta thực chất là một con người có nhân cách, có biết đủ. Tôi sợ một ngày nào đó đất nước này sẽ trở thành một đất nước xa lạ, con người sống với nhau bừa bãi, hỗn loạn thì sẽ mất hết tất cả, những mất mác sẽ để lại rất nhiều sau những cuộc vui chơi trác tán. Nếu ai có cùng quan điểm với tôi thì hãy tìm mọi cách kêu gọi mọi người hãy dừng lại ngay, đừng để hậu quả xảy ra rồi mới nuối tiếc thì đã quá muộn. Gia đình, nhà trường, xã hội buộc phải lên tiếng nói, phải có trách nhiệm trong vấn đề giáo dục hiện nay để không còn những con người sống buông tuồng, bừa bãi như thế nữa. . Lứa tuổi vị thành niên và lứa tuổi thanh niên phạm pháp ngày càng tăng và ngày càng nghiêm trọng. Tuy một số tờ báo đã lên tiếng cảnh báo, nhưng chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Có lẽ vì vấn đề tác hại này trừu tượng hơn và biện pháp giải quyết như thế nào là hiệu quả còn khó. Nhưng nên thấy rằng nó sẽ di căn nặng, nếu không có biện pháp phòng ngừa, chữa trị. Trong những nguyên nhân gây nên tệ nạn này, thì nguyên nhân do ô nhiễm văn hoá độc hại là thấy rõ nhất. Muốn giải quyết được vấn đề, cần tìm hiểu về thanh thiếu niên nhiều hơn. Thời đại ngày nay, lứa tuổi thanh thiếu niên có những đặc trưng tâm, sinh lý khác trước. Do cuộc sống ngày càng được cải thiện, sự phát triển của tuổi trẻ nhanh hơn. Ngày xưa các cụ nói “nữ thập tam, nam thập lục” (gái 13, trai 16) là nói đến sự bắt đầu của chu kỳ sinh lý, bây giờ ở lứa tuổi này nhiều em đã có sự ham muốn tình dục đầy đủ. Thanh thiếu niên ngày nay mong bản thân được độc lập sớm. Trước đây, thanh niên tuổi 18 còn nhiều lệ thuộc vào gia đình, bố mẹ nói con lắng nghe. Bây giờ, lớp trẻ được tiếp xúc rộng rãi với xã hội nên việc con cái nghe lời cha mẹ giảm đi, chúng có sự suy nghĩ riêng và nhiều khi thích sống riêng khỏi bố mẹ, do đó bố mẹ nắm được hành vi của con là rất khó. Ý thức sớm độc lập của con có mặt tốt nhưng nhiều khi do suy nghĩ chưa chín chắn mà bỏ nhà ra đi, theo bạn bè xấu rủ rê, trở thành kẻ phạm tội với xã hội. Trước đây khái niệm giáo dục con cái thường đi theo một công thức: Gia đình + Xã hội + Nhà trường. Công thức này về cơ bản vẫn cần thiết nhưng nội dung đã có sự khác biệt. Nhà trường trước đây quản lý học sinh gần như toàn diện nhưng bây giờ sau giờ học, học sinh làm gì nhà trường không nắm được. Học sinh trước đây hết giờ học là về nhà, bây giờ ngoài giờ học ra, chúng học thêm, đi chơi gì, với ai, bố mẹ khó lòng nắm vững nhất là khi bố mẹ bận rộn làm ăn, công việc suốt ngày, không quản lý được con. Con được tiếp xúc sớm với những kiến thức khoa học, trò chơi hiện đại như sử dụng máy vi tính, internet, trò chơi điện tử, lập trang Web Blog.v.v Có nhiều bậc cha mẹ không đủ trình độ kiến thức về lĩnh vực này, thấy con suốt ngày ngồi bên máy vi tính là mừng, nhưng có biết đâu nhiều khi chúng tiêu khiển những trò văn hoá độc hại mà không biết. Về mặt xã hội, trước đây thường dùng các đoàn thể để răn đe hoặc khuyến khích các em, bây giờ vẫn có đoàn, có đội, có hội phụ nữ, người cao tuổi tham gia giáo dục các cháu, nhưng hiệu quả không nhiều. Việc ngăn chặn văn hoá độc hại các đoàn thể khó làm, theo không kịp; trong khi đó việc quản lý văn hoá do các ngành văn hoá, truyền thông làm lại không theo kịp tình hình, có nơi buông lỏng, nên sự xâm nhập văn hoá “bẩn” vào lớp trẻ được sức tung hoành… Tất cả những sự kiện ấy lâu ngày tích hợp lại, dần dần gây ô nhiễm văn hoá nghiêm trọng trong lớp trẻ. Muốn đẩy lùi ô nhiễm văn hoá cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, nhiều giới. - Đầu tiên cần trang bị kiến thức mới cho bố mẹ, để các bậc phụ huynh nắm được nội dung các vấn đề như trò chơi điện tử, game online, sử dụng internet, chát.v.v… biết được cái nào cần phát huy, cái nào cần tránh. Con ngồi trước máy tính “lướt nét” “nháy chuột” trong chốc lát bao hình ảnh hiện ra mà có khi bố mẹ chẳng biết gì. Việc bồi dưỡng kiến thức này nên soạn thành chương trình đơn giản, nói ở các câu lạc bộ hoặc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. - Nhà trường và các đoàn thể tổ chức nhiều trò chơi vui, bổ ích và lành mạnh như thể thao thể dục, ca hát, picnic, tham gia các phong trào tình nguyện và thu hút lớp trẻ thích thú nghiên cứu khoa học, lập thân lập nghiệp mà quên đi những hoạt động sa đoạ, tình dục xấu xa. - Nhà trường phấn đấu để không có học sinh bỏ học, trốn học; nếu bỏ học do nghèo phải giúp đỡ để các em đến trường; nếu bỏ học trốn học đi đến các quán internet phải phối hợp với gia đình và tìm cách ngăn chặn. - Củng cố mối quan hệ gia tộc với lớp trẻ như đưa các em về thăm quê, dự hội làng, họp họ, họp đồng hương để gợi cho chúng nhớ đến tình cảm quý mến ông bà, cha mẹ, quê hương, làng xóm. - Việc chiếu phim trên các đài truyền hình ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và hành động của thanh thiếu niên vì mỗi kênh truyền hình mỗi ngày chiếu tới 4-5 phim. Nên rà soát hạn chế phim kích dục và bạo lực. Do làm phim Việt Nam để chiếu trên truyền hình đắt tiền hơn mua phim ngoại nhiều, nên đài truyền hình chiếu nhiều phim ngoại. Nếu sáng ngủ dậy mở mắt ra đã thấy phim Trung Quốc, tối trước khi đi ngủ lại xem phim Hàn Quốc hay nước khác, lâu ngày thành quen, không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa. - Trước đây các nhà xuất bản là cơ quan sự nghiệp có thu, bây giờ theo cơ chế thị trường, các nhà xuất bản phải tự hạch toán. Nguồn bản thảo phải dựa vào các nhà kinh doanh sách, việc chọn bản thảo theo “gu” thị trường do họ tổ chức và đề xuất, nhà xuất bản chỉ duyệt nội dung, có lúc sơ hở và bị động trong việc tuyển chọn bản thảo. Nên cấp vốn để nhà xuất bản đầu tư vào công tác tuyển chọn bản thảo sẽ giúp nhà xuất bản chủ động hơn, có thể thanh lý những bản thảo không phù hợp. - Những văn hoá phẩm độc hại thường từ bên ngoài nhập vào theo con đường lậu, bất hợp pháp; từ trong nước phát ra cũng co,á nhưng ít hơn. Cần bồi dưỡng cho cán bộ quản lý văn hoá, thông tin truyền thông và công an bảo vệ văn hoá có đủ năng lực và đạo đức để quản lý chặt nội dung hoạt động văn hoá. Từ việc cho mở vũ trường, quán karaoke, quán internet, nội dung biểu diễn, đến việc tiêu huỷ những văn hoá phẩm độc hại được quản lý theo quy chế, kiểm tra chặt chẽ, không nương nhẹ, buông lỏng. - Có những trào lưu văn hoá đầu tiên xuất hiện ở một nước Âu-Mỹ nào đó, về sau bản thân nước ấy thấy không lành mạnh đã ra sức khắc phục. Nhưng sau đó nó lại được du nhập vào nước ta. Hoặc như hiện nay đang xuất hiện những trào lưu mới, chưa biết đúng-sai thế nào thì không nên vội quảng bá trên các phương tiện truyền thông. Ban công tác thanh niên nên có cán bộ chuyên trách nghiên cứu về trào lưu văn hoá của các nước, phân biệt cái đúng, cái sai, học hỏi kinh nghiệm về chống tệ nạn văn hoá (như chống nghiện game online chẳng hạn) để hướng dẫn thanh, thiếu niên đi theo trào lưu đúng mà tránh những cái lệch lạc. Ngày nay, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để ngăn cản, cấm đoán lớp trẻ tiếp cận với những vấn đề mới, có xu hướng lạ đang phổ biến trên thế giới. Truyền bá văn hoá, nghệ thuật trên internet đang phát triển hơn bao giờ hết. Hướng dẫn cái đúng, gạt bỏ cái sai hết sức khó khăn và phức tạp. Nhưng để tệ nạn văn hoá độc hại xâm hại lớp trẻ là nỗi đau và nỗi lo của mỗi gia đình và xã hội. Mong được mọi người chung tay góp sức đẩy lùi ô nhiễm văn hoá độc hại trong thanh thiếu niên và trang bị cho lớp trẻ sự hiểu biết cần thiết, đủ sức đề kháng với các loại văn hóa độc hại./. Thực tế hiện nay cho thấy không chỉ vụ án trên mà trong thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh lân cận khác cũng đã có không ít vụ việc phạm pháp hình sự, luật lệ giao thông liên quan đến các em học sinh, trẻ vị thành niên đang tuổi đến trường xảy ra và kéo theo đó những hệ lụy khôn lường mà gia đình, nhà trường, xã hội phải gánh chịu. Đơn cử cách đây không lâu, Công an TP Hà Nội cũng đã khởi tố vụ án hình sự đồng thời ra lệnh tạm giữ đối với 10 đối tượng (chiếm đa phần đang là học sinh lớp 12) do trước đó có hành vi gây rối trật tự công cộng như: Sử dụng xe máy dàn hàng ngang, phóng nhanh, bóp còi inh ỏi trên đường phố. Khi nhận được tin báo từ cơ quan Công an về việc con em mình vi phạm, các gia đình đã suy sụp tinh thần, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn… Thống kê sơ bộ của Công an TP Hà Nội cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2009 đã có hơn 100 vụ phạm pháp hình sự liên quan tới lứa tuổi vị thành niên. Còn theo Phòng CSGT thì trong tổng số các trường hợp vi phạm mà vào thời điểm tháng 9 - tháng ATGT đơn vị đã xử lý có trên 600 trường hợp học sinh vi phạm luật lệ giao thông với các lỗi: không có bằng lái xe, không đội MBH, chở quá số người quy định Nhìn vào con số trên, ta không khỏi giật mình bởi số vụ vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông liên quan đến trẻ vị thành niên, học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Điều này đã và đang cảnh báo về nguy cơ tái bùng phát tình trạng học sinh phạm pháp trong thời gian tới nếu như chúng ta (gia đình, nhà trường, xã hội) không sớm có liệu pháp ngăn chặn hữu hiệu. Mat khac hien nay khong chi o gioi tre ma “o nhiem van hoa” trong cac can bo,cong nhan vien nha nuoc cung la mot van de het suc nghiem trong . no the hien qua Sự suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên- Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng nhấn mạnh trong bản tham luận của ông trước Đại hội Đảng X nhu sau: Co 5 suy thoái đạo đức, lối sống của Đảng viên Thứ nhất, suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi. Khi bước vào thời kỳ đổi mới, mới chỉ là một lời cảnh báo tại Đại hội VI: “Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể, của nhà nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền". Đến nay, tình trạng đó đã, đang diễn ra ngay trong Đảng. Từ chỗ chỉ có ở “một bộ phận” thì nay đã diễn ra ở “một bộ phận không nhỏ”. Trong đó có cả cán bộ Đảng viên có chức, có quyền. Suy thoái về đạo đức, lối sống làm nảy sinh lãng phí, tham nhũng, nhũng nhiều dân, trước kia diễn ra ở một số cán bộ, Đảng viên hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, thì nay xảy ra tất cả các ngành, các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện chính sách xã hội, tổ chức cán bộ, công tác tham mưu, hoạch địch chính sách cụ thể… Mức độ này ngày càng tăng, nếu trước kia chủ yếu là “ăn cắp vặt”, “bớt xén” mang tính chất cá nhân đơn lẻ thì nay chặt chẽ, móc nối chằng chịt trên dưới, trong ngoài để trục lợi như: thông đồng, chia chác giữa các bên trong đầu tư xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, mua sắm vật tư, đấu thầu và chỉ định thầu, phân phối dự án, hoàn thuế giá trị gia tăng, trong cấp phát vốn, nhận hối lộ, trong điều tra truy tố xét xử; “ra giá” trong việc cung cấp thông tin bí mật… Thứ hai, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng. Việc này không chỉ có ở Đảng viên trẻ mà còn biểu hiện cả trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên nói chung, nhất là những cán bộ nắm quyền, tiền, và tài sản công. Lối sống này trái với đạo đức, phẩm chất của người cộng sản “cần kiệm liên chính, chí công vô tư” như sinh thời Bác Hồ đã dạy. Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị trung ương VI (lần 2) khóa VIII đã đề cập đến 5 kiểu “chạy”. Đó là “chạy chức”, trước khi bầu cử; “chạy quyền” trước khi bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác cán bộ; “chạy chỗ”, tìm “chỗ thơm”, “chỗ ngon”, chỗ kiếm được nhiều lợi (chẳng những cho bản thân mà còn cho cả người thân, người nhà); “chạy lợi” khi phân chia ngân sách, xét duyệt dự án đầu tư, giao thầu, tính thuế, xét duyệt đề tài nghiên cứu….; “chạy tội” cho bản thân cho người thân, có trường hợp cho cả những tên tội phạm. Trong báo cáo xây dựng Đảng tại đại hội lần này, trung ương cũng nhận định, nơi này nơi khác vẫn còn tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp”. Trong xã hội còn có dư luận “chạy tuổi” để được đề bạt, được vào cấp ủy, kéo dài thời gian công tác để hưởng bổng lộc. Thứ ba, nói nhiều làm ít; nói nhưng không làm. Tình trạng này còn xảy ra ở không ít cán bộ, Đảng viên, trái với lời dạy của Bác Hồ là “nói phải đi đôi với làm”, “dù khó khăn đến mấy cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng” đúng như báo cáo chính trị trình đại hội đã nêu: “Tình trạng nói nhiều, làm ít, làm không đến nơi đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi”. Thứ tư, quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật. Trong Đảng ta hiện nay còn không ít cấp ủy, người lãnh đạo… còn xa dân, không sát cơ sở, không hiểu thực tiễn, ít lắng nghe ý kiến cấp dưới, không nắm được hoạt động, lối sống của cán bộ dưới quyền, nên có trường hợp đề ra chủ trương chính sách không phù hợp với thực tế, người dân không đồng tình. Việc nhận xét cán bộ chung chung, thậm chí sai lệch với mức “vô trách nhiệm”. Vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của một số cán bộ Đảng viên ở PMU 18 nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ vẫn khẳng định: “Trước khi bị khởi tố, họ đều là Đảng viên tốt”. Khẳng định như vậy thì “thật là quan liêu, vô chính trị, vô trách nhiệm, có thể nói là vô cảm, không thể chấp nhận được”. Bác Hồ đã cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng, mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Thứ năm, tham nhũng, nhũng nhiễu dân gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân và sự hư hỏng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên.công vụ, chưa tới mức phải truy tố trước pháp luật diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, làm nhiều cán bộ Đảng viên và nhân dân băn khoăn, chưa thật sự tin tưởng đối với cuộc đấu tranh phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu dân. Tóm lại, có thể nói tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, Đảng viên diễn ra nghiêm trọng làm cho nhân dân bất bình, lo lắng, giảm lòng tin đối với Đảng, nhà nước, là nhân tố kìm hãm bước tiến của công cuộc đổi mới và vẫn là nguy cơ, hiểm họa lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng, chế độ ta. “O nhiem van hoa” the hien rat ro trong cuoc song sinh hoat thuong ngay cua nguoi dan lao dong . con người thì con người sẽ sống sa đọa, sai lầm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Con người khác với con thú là biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Con thú sống chỉ vì bản năng, còn con. nhiễm môi trường bị phanh phui. Nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi, thực ra trên đất nước ta đâu đâu cũng thấy môi trường bị ô nhiễm”. Như môi trường văn hóa, môi trường. cộng đồng xã hội thì đó chính là môi trường văn hóa lành mạnh. Vậy nên khi môi trường văn hóa đó đã bị “ô nhiễm” rồi thì chắc chắn sự phát triển nhân cách con người (từ cá nhân đến tập thể)