1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa lý địa phương 9

7 478 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

- Địa hình giúp phát triển nông nghiệp: lúa nước, thuỷ hải sản, rừng… 2.. Thuỷ văn: - Cà Mau có mạng lưới sông ngòi dày đặc - Sông thường ngắn và có chế độ nước điều hoà, chịu ảnh hưởng

Trang 1

TÀI LIỆU ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH CÀ MAU

I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH

1 Vị trí và lãnh thổ:

- Cà Mau là tỉnh cực Nam của tổ quốc

- Diện tích 5.211 km2, bằng 1,58% diện tích cả nước, 13,1% diện tích đồng bằng Sông Cửu Long

- Có 2 mặt giáp biển với diện tích biển khoảng 100.000 km2 và bờ biển dài 251

km là điều kiện tốt để phát triển kinh tế

- Tiếp giáp :

+ Bắc giáp : Kiên Giang + Tây giáp : Vịnh Thái Lan + Nam và Đông Nam giáp : Biển Đông + Đông giáp : Bạc Liêu

2 Sự phân chia hành chính:

- Tỉnh được tái lập ngày 1/1/1997 từ tỉnh Minh Hải cũ

- Tỉnh có 8 huyện và một thành phố: TP Cà Mau, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Ngọc Hiển và Năm Căn

II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:

1 Địa hình:

- Địa hình chính là đồng bằng

- Một số đảo, hòn ở phía Đông Nam

- Địa hình giúp phát triển nông nghiệp: lúa nước, thuỷ hải sản, rừng…

2 Khí hậu:

- Cà Mau mang tính chất khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt cao và ổn định, có lượng mưa lớn và thất thường

- Là điều kiện tốt để thâm canh tăng vụ, nhưng mùa khô kéo dài nguy cơ cháy rừng ở mức cao

3 Thuỷ văn:

- Cà Mau có mạng lưới sông ngòi dày đặc

- Sông thường ngắn và có chế độ nước điều hoà, chịu ảnh hưởng lớn của thuỷ triều và nước mưa ( chuyền triều ), thuận lợi cho sự phát triển của giao thông và thuỷ lợi

- Nước ngầm phong phú , nhiều phèn có vai trò quan trọng trong sản xuất

4 Thổ nhưỡng:

- Cà Mau có 4 loại đất chính:

Trang 2

+ Đất mặn: 150.278 ha chiếm 28,84% diện tích phát triển rừng ngập mặn ( nhiều nhất ở Ngọc Hiển)

+ Đất phèn : 334.925 ha chiếm 64,27% diện tích, phát triển rừng và nuôi tôm, cải tạo trồng lúa

+ Đất than bùn: 10.564 ha chiếm 2,03% diện tích, phát triển lúa, cây công nghiệp, rau màu ( U Minh )

+ Đất bãi bồi: 9.507 ha chiếm 1,82% diện tích, phát triển rừng ngập mặn, thuỷ hải sản

5 Tài nguyên, sinh vật:

- Rừng khá đa dạng về chủng loại nhưng có nguy cơ giảm về diện tích

- Thú, bò sát và nhiều loại chim cò… giúp phát triển mạnh về kinh tế

- Nhiều loại tôm cá có giá trị

- Vườn quốc gia U Minh Hạ – Quyết định thành lập năm 2006 với 8286 ha ( Khánh Lâm và Khánh An – U Minh; Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi – Trần Văn Thời)

6 Khoáng sản:

- Khí đốt thềm lục địa

- Than bùn U Minh

- Muối ven biển

Câu hỏi:

- ĐKTN & TNTN Cà Mau có những giá trị gì?

- Chúng ta còn gặp phải khó khăn gì trong quá trình phát triển?

III DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG:

1 Gia tăng dân số :

- Dân số : 1.200.000 người (2005)

- Gia tăng tự nhiên: 2,5% (1993); 1,8% (2000); 1,5% (2005)

- Gia tăng cơ giới 0,8%

- Nguyên nhân biến động:

+ Ý thức thực hiện kế hoạch hoá gia đình

+ Xuất cư lao động đi tỉnh khác, nước khác

+ Nhập cư lao động ( nghề biển, cán bộ quản lý)

Gia tăng ở mức vừa phải, kinh tế ổn định, có nguồn lao động dự trữ

2 Kết cấu dân số:

- Kết cấu giới tính: Nam / Nữ (1,02/1)

- Kết cấu độ tuổi :

Trang 3

+ Dưới lao động : 30,7 %.

+ Trong lao động : 60 %

+ Quá lao động : 9,3%

- Kết cấu lao động:

+ Qua đào tạo : 18%

+ Lao động đơn giản : 82%

- Kết cấu dân tộc: Có 20 dân tộc – Kinh, Hoa, Khơ Me, Tày, Nùng, Chăm…

- Dân tộc Kinh chiếm 97,16% dân số

Nguồn lao động dồi dào, nhưng khó khăn trong vấn đề giải quyết việc làm

3 Phân bố dân cư:

- Mật độ dân số: 230 người/km2 (2005)

- Phân bố dân cư:

+ Nông thôn : 81,3%

+ Thành thị 18,7%

Đang có sự chuyển biến : Nông thôn giảm dần, thành thị tăng dần

4 Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế:

- Văn hoá dân gian : Đua thuyền, thả diều, lễ hội Nghênh Ông, cúng mùa, hò đối đáp…

- Tình hình phát triển giáo dục: Số trường lớp và HS tăng dần qua các năm, nhưng từ 2005 đến nay, có xu hướng giảm dần về số lượng ( quy mô giáo dục ), nâng dần về chất lượng

- Tình hình phát triển y tế : Số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế được nâng dần về số lượng và chất lượng

- Tỉnh có nhiều hoạt động lớn về y tế : Tiêm vacxin cho người và gia súc, gia cầm, phòng các loại bệnh thường phát dịch : Cúm gia cầm, tai xanh, lỡ mồm long móng, sốt xuất huyết, sốt rét, tiêu chảy cấp …

IV KINH TẾ:

1 Đặc điểm chung:

- Đang thực hiện đổi mới cùng với cả nước

- Hướng vào nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN

- Chủ yếu thuộc khu vực I ( Nông – lâm – ngư ) 56,4%

- Khu vực II ( Công nghiệp – xây dựng) 23,7%

- Khu vực III ( Dịch vụ ) 19,9%

- Phát triển tương đối ổn định ( > 10%/năm)

- Đang có sự chuyển đổi : Tăng dần khu vực II và III, giảm dần khu vực I

- Tiềm năng kinh tế còn rất lớn, chưa phát triển tương xứng do : cơ sở hạ tầng còn yếu, cán bộ quản lý và lao động lành nghề thiếu, nguồn vốn hạn hẹp

Trang 4

Câu hỏi:

- Dân cư và lao động Cà Mau có đặc điểm gì?

- Sự chuyển dịch về dân số có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển văn hoá và giáo dục của tỉnh nhà?

2 Các ngành kinh tế:

a Công nghiệp : ( Tiểu thủ công nghiệp)

- Ngày càng giữ vai trò quan trọng

- Cơ cấu:

+ Cơ cấu sở hữu : Nhà nước Tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài + Cơ cấu ngành: Chế biến, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp gỗ giấy, cơ khí, xây dựng, dệt may, đóng tàu…

- Phân bố : Chủ yếu ở các thị xã, thị trấn, còn phân tán

- Sản phẩm chủ yếu: Lương thực thực phẩm, khí đốt, điện, giấy, gỗ, hàng tiêu dùng, hàng may mặc…

- Hướng phát triển :

+ Đầu tư vốn

+ Đầu tư công nghệ

+ Đào tạo nhân lực

+ Mở rộng thị trường

+ Phát triển nguồn nguyên, nhiên liệu phù hợp

b Nông nghiệp ( Nông – lâm – ngư )

- Giữ vai trò quan trọng nhất ( lớn hơn 50%)

- Cơ cấu ngành:

+ trồng trọt : Lúa, mía, dừa, rừng… có xu hướng giảm

+ Chăn nuôi: Thuỷ hải sản, gia súc, gia cầm … có xu hướng tăng dần

- Phân bố:

+Thuỷ hải sản : Đánh bắt ven biển, nuôi trồng ở tất cả các huyện thị + Lâm nghiệp : Ngọc Hiển, U Minh, Trần Văn Thời, Đầm Dơi

- Hướng phát triển:

+ Gắn nuôi trồng với chế biến

+ Quy hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện từng vùng

+ Khai thác đi đôi với bảo vệ và tái tạo

+ Giao đất, giao rừng, nông – lâm – ngư kết hợp

c Dịch vụ:

- Đang ngày một phát triển mạnh

Trang 5

- Giao thông vận tải: chủ yếu là đường sông ( cao tốc, tàu, đò, ghe, xà lang…),

xe đò, xe khách, taxi ( quốc lộ 1A)… ngày càng được mở rộng về mạng lưới

- Bưu chính viễn thông: Bưu điện, bưu phẩm, phát thanh, truyền hình, internet, các mạng điện thoại phát triển với tốc độ cao

- Thương mại : Diễn ra sôi động

+ Xuất : Thuỷ hải sản, lúa gạo, vật liệu xây dựng ( gỗ), lao động đơn giản

+ Nhập : Máy móc thiết bị, cán bộ quản lý và lao động lành nghề

- Du lịch: Biển đảo ( Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Khai Long…), sinh thái ( 2 vườn quốc gia : U Minh Hạ và Đất Mũi), sông nước

- Đầu tư nước ngoài ngày một nhiều: Khí điện đạm, đóng tàu, chế biến thuỷ hải sản, lương thực, tạo giống và bảo vệ môi trường

3 sự phân hoá kinh tế theo lãnh thổ:

- TP Cà Mau: Công nghiệp, dịch vụ

- Các huyện ven biển: Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, đóng tàu và các dịch vụ biển

- Các huyện khác : nuôi trồng thuỷ hải sản, cây lương thực, rừng, hàng tiêu dùng…

V BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:

1 Thực trạng:

- Rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp

- Thuỷ hải sản tự nhiên giảm sút

- nước kênh rạch, ao hồ bị ô nhiễm, không có khả năng sử dụng

- Không khí nhiều khói bụi

- Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, thoái hoá

- Chim thú di cư đi nơi khác

2 Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- Trồng mới rừng ngập mặn gắn với bảo vệ

- Tái tạo lại nguồn thuỷ hải sản tự nhiên

- Vớt rác, xử lý nước ở kênh rạch, ao hồ

- Trồng nhiều cây xanh làm cho không khí trong lành

- Quy hoạch đất sản xuất cho phù hợp với điều kiện từng vùng miền

- Thành lập các khu bảo tồn “ vườn quốc gia”

VI PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ:

- Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá

- Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp khai khoáng

- Phát triển giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, Internet kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh

Trang 6

- Đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài.

- Mở rộng thị trường

Câu hỏi:

- Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh có những nét gì nổi bật?

- Trong quá trình phát triển cần chú ý những vấn đề gì?

Thực hành:

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN VẼ VÀ

PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA CÀ MAU

1 Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên:

- Địa hình đồng bằng làm cho cả tỉnh có cùng một kiểu khí hậu nóng ẩm

- Ven biển nóng ẩm, mưa nhiều

- Sông ngòi khá điều hoà ( chuyền triều)

- Nước sông chịu ảnh hưởng lớn của nước mưa và thuỷ triều

- Tỉnh có đất phù sa mới, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn là đa số Hàng năm được bồi đắp thêm một diện tích khá lớn

- Các thảm thực vật chính :

+ Rừng ngập mặn ven biển

+ Rừng ngập úng ở vùng đất phèn, trũng

+ Lúa nước ở vùng đất phèn cao

+Vườn cây ăn trái ở các hộ gia đình

+ Đồng năng, lau sậy được khai thác dần

- Động vật phân bố theo các hệ sinh thái thực vật

2 Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế :

Qua bảng số liệu sau :

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TỈNH QUA CÁC NĂM (%) Năm

Công nghiệp -xây

Hãy chọn và vẽ dạng biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 1995 – 2003 Nhận xét

Ngày đăng: 08/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w