Thầy giáo : Lê Đình Thành TÂM SỰ VỚI HỌC SINH 12 Mác dạy con gái : “ Nếu ta chọn một nghề trong đó ta cống hiến nhiều hơn cho nhân loại thì trên nấm mồ của ta sẽ nhỏ xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những người cao quý ” Bởi vậy ta có thể tự hào nói rằng không hổ thẹn với lương tâm với cha ông khi chọn nghề giáo, vì nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý (lời Phạm Văn Đồng) vì không có môi trường nào trong sáng như trường học bởi không có lứa tuổi nào đáng yêu như tuổi học trò. Các Thầy không những được dạy mà còn học được bao điều từ học sinh thân yêu của mình nên Thầy viết : Làm trò THẬT vất vả song làm Thầy THẬT vất vả hơn nhiều vì trong Thầy luôn phải có TRÒ .…Các em ạ nếu ai đó trong các em chọn nghề thầy giáo thì phải hiểu rằng mình đang sẵn sàng đối mặt một Nghề mà không đem lại cho gia đình bản thân nhiều tiền bạc không đem lại cho ta những vinh hoa phú quí về vật chất, hiện tại người thầy giáo cũng như bao nhiêu người làm nghề khác đang chịu sức ép của cuộc sống . Đặc biệt chịu sức ép về CHỮ TÂM . Vì nếu một bác sĩ vô tâm chỉ giết một người còn một người thầy vô tâm sẽ giết cả một thế hệ . Thầy tin rằng, những ai đã chọn và tâm huyết với nghề dạy học sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc riêng khi được làm việc trực tiếp những tâm hồn ngây thơ và trong trắng . Biết bao lứa học trò đã ra trường rồi bao lứa học trò sẽ đến. Sung sướng biết bao sau mỗi mùa thi nghe tên học trò mình đậu đại học, sung sướng biết bao nhiêu khi hoc trò cũ điện thoại về hỏi thăm Thầy có khoẻ không ,sung sướng biết bao nhiêu khi một đứa học trò nghèo hiếu thảo với cha mẹ , tự hào biết bao nhiêu khi những đứa học trò lập công báo cho Thầy em đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ và sung sướng biết bao nhiêu khi được biết học trò mình trở thành một doanh nhân và biết bao nhiêu điều sung sướng nữa mà không một nghề nào ngoài nghề sư phạm có được. Bởi vậy tôi hay nói với học sinh của mình Phước 30 đời mới được làm Thầy .Nhờ kiếp trước gieo nhân tốt . Dẫu bay lên soa hoả sao kim , con người cũng đi từ trái đất , đẫu có lớn như thiên thần con người cũng từ sữa ngọt mẹ nuôi . Do vậy em nào còn mẹ - còn bố hay ông bà xin hãy một lần quỳ trước mẹ hoặc ôm lấy mẹ lấy bố hay ông bà mà thưa rằng mẹ ơi bố ơi con yêu mẹ lắm .Vì mẹ tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn , mang tấm thân gầy cha che chở cho con , nước biến mêng mông không đong đầy tình mẹ , mây trời lồng lộng không phủ kín công cha , ai còn mẹ xin đừng để mẹ khóc - đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không . Mẹ chính là người thầy đầu tiên của chúng ta . Song cái chữ THẦY ta hiểu rộng hơn , không chỉ ông này bà nọ dạy ta trên lớp mới là Thầy của ta mà kể cả những đứa nhỏ tuổi hơn ta mà có những cử chỉ hay việc làm đáng cho ta học tập đó cũng chính là Thầy của ta .Đặc biệt những ai chê ta đúng đó là thầy của ta , ai khen ta đúng chỉ là bạn của ta , còn khen ta sai là kẻ thù của ta . Bây giờ Thầy muốn tâm sự với các em mấy điều sau : Thứ nhất : Các em biết không chúng ta học để làm gì? Đó là : Hoc để biết ; Học để làm ; Học để làm người - Học để chung sống hòa nhập .Đó là 4 tiêu chí ở cấp THPT .Là 4 trụ cột mà UNESCO lấy làm tiêu chí .Ở bậc THPT thì tiêu chí học để làm người là quan trọng nhất vì việc học để làm người là học suốt đời không bao giờ kết thúc .Các em nên nhớ rằng chúng ta đến trường không phải để học cách kiếm sống mà để học cách sống. Có điều đáng tiếc hiện nay do việc làm còn quá khó khăn, áp lực của nghề nghiệp còn quá nặng nề nên cả thầy và trò chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của kinh tế thị trường nên chúng ta vẫn nghiêng về học để đối phó với thi cử . Thứ hai Một thầy giáo Toán nổi tiếng người Mỹ . Trong một giờ lên lớp cho sinh viên Toán ông hỏi một sịnh viên một câu hỏi chẳng liên quan gì đến Toán : câu hỏi của thầy như sau : em cho biết bộ phim triệu phú khu ổ chuột nói về điều gì và có mấy giải Oscar không ? Sinh viên đó không trả lời được và thầy giáo cho ngay điểm kém . Các em có thể không đồng tình với cách xử lý cho điểm toán với một câu hỏi vở vấn ngoài toán đó của thầy giáo , nhưng chắc chắn rằng chúng ta hoàn toàn đồng tình với quan điểm của ông. Bởi các em đã biết chúng ta học Toán không phải để rồi ai cũng làm Toán mà chúng ta học để làm người. Vì vậy không lí gì một bộ phim kiệt xuất như vậy mà chúng ta lại thờ ơ Ở đây một giá trị nhân văn thật của những con người thật lẽ nào mà ta không quan tâm . Các em biết không một bộ phim về Ấn Độ thống trị giải thưởng của Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ .Triệu phú khu ổ chuột của đạo diễn Danny Boyle nói về một cậu bé nghèo ở Ấn Độ đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để giành chiến thắng trong cuộc thi Ai là triệu phú.Cậu nhóc 18 tuổi thất học Jamal Malik đến từ khu ổ chuột nghèo khó nhất của Mumbai, làm nghề "trợ lý" cho các nhân viên trực điện thoại bị tống bắt giam ngay sau khi vượt qua câu hỏi 10 triệu rupee với nghi vấn gian lận trong cuộc thi Ai là triệu phú. Vị thanh tra đã không thể không tin những câu trả lời của Jamal là có thật, bởi ông đã hiểu được mỗi câu trả lời của cậu, đều gắn với những trớ trêu, những dấu ấn cay đắng nhất mà Jamal không thể nào quên trong suốt quãng đời ấu thơ cực nhọc, nghèo khổ của mình. Không có gì đáng ngạc nhiên khi bộ phim nối tiếng thế giới lại nhận được tới 8 giải Oscar, trong đó có giải thưởng quan trọng dành cho phim hay nhất. Xem phim, để thấy một đất nước Ấn Độ được hiện lên chân thực đến tàn nhẫn với đủ màu sắc, đầy biến động và xung đột, đầy mánh khóe, lọc lừa, máu và nước mắt. Đó là đất nước của những ngôi nhà nguy nga bên cạnh những khu ổ chuột nghèo nàn, rách nát đến thê thảm. Đó là nơi người ta sẵn sàng chém giết lẫn nhau bởi mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo. Đó là nơi những đứa trẻ lấm lem bẩn thỉu mưu sinh trên những bãi rác khổng lồ, phải giở đủ mọi mánh khóe của dân bụi đời để sống sót. Đó cũng là nơi những kẻ nhẫn tâm sẵn sàng kiếm tiền trên thân xác trẻ nhỏ, sẵn sàng móc mắt chúng để mưu lời hay kinh doanh trinh tiết của những cô gái mới lớn. Đó là sự tàn ác của những băng nhóm xã hội đen giết người không ghê tay. Nhưng đó cũng là nơi, vận may và vinh quang vẫn sẽ mỉm cười với những ai thực sự xứng đáng mà Jamal là một trường hợp như vậy Xem phim, để thấy một triết lý đơn giản nhưng vẫn thật đúng đắn: Không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà lại thiếu những chiếc gai tứa máu. Jamal mới chỉ biết đọc, thực sự chưa có thời giờ sờ đến một cuốn sách, huống chi là học hành. Cậu không hề biết câu trả lời cho những câu hỏi cực kỳ "khó ", liên quan đến mọi vấn đề từ tôn giáo tới lịch sử, từ thể thao tới chính trị, từ văn học tới âm nhạc của chương trình. Nhưng cậu sẽ không thể nào quên ngày người mẹ yêu dấu của mình bị đập chết bên bờ sông trong một cuộc xung đột đẫm máu để trả lời đúng câu hỏi về tôn giáo. Đấy từ đó các em thấy đấy Thầy giáo cho điểm kém chắc là có lý theo suy nghĩ của Thầy cón các em thì sao ? chắc các em về nhà tự trả lời câu hỏi mà thầy đặt ra . Thứ 3: Có người cho rằng vai trò của thầy giáo và quan hệ thầy trò ngày nay không còn tốt đẹp như xưa nữa. Thầy viết mấy câu sau : NGẪM Ngẫm nghĩ ngày xưa rau với cháo , Đạo nghĩa Thầy – Trò cứ vấn vương . Nghĩ ngẫm ngày nay thịt với xôi , Tình nghĩa Thầy – Trò cứ vơi vơi . Các em có đồng ý với nhận định trên không? Tại sao? Các em ạ, vì hiện tại chưa có một cuộc điều tra xã hội học nào về vấn đề trên nên thầy cũng không dám chắc điều trên có đúng hay không? Nhưng suy nghĩ này của thầy có cơ sở đấy, các em biết không? Với học trò ngày xưa thì học trò chỉ học chủ yếu vói 1 thầy, tất cả kiến thức mà trò học được đều ở một người thầy. Vì vậy tầm ảnh hưởng của người thầy lên học trò rất lớn. tình cảm thầy trò tất nhiên là rất sâu nặng Nhưng ngày nay thì các em biết một đời học sinh học qua rất nhiều thầy và học trò không chỉ học ở thầy mà còn học qua bao nhiêu người không trực tiếp dạy mình hoặc nhiều kiến thức khác trên mạng hay bất kể đâu . Vì vậy vai trò của người thầy không còn tuyệt đối như xưa. Bởi vậy người thầy ngày nay phải luôn cập nhật những thông tin mới cho mình như vậy phần nào mới đủ hành trang để đáp ứng học trò hiện nay tôi nghĩ thầy giáo vẫn được học trò kính trọng. Đặc biệt sản phẩm của nghề dạy học không phải là những vật dụng có thể sờ mó bằng tay được , thấy bằng mắt mà là nhân cách, tri thức, đạo đức của một con người. trước mắt các em có thể không thấy hoặc chưa hiểu được thầy đã và đang trang bị cho mình ngoài những hành trang là kiến thức trong sách vở để đối phó với thi cử . Nhưng đến một lúc nào đó khi các em gặp hoặc bấp ngả thì em mới thấy . Chẳng hạn thầy lấy một ví dụ thực tế này : Một người thợ rèn , rèn ra những cái dao không tốt, hễ chặt cây là mẻ hoặc cong lưỡi , khi dùng nếu ta không thích thì ta có thể rèn lại cây dao khác , hoặc có thể thay nó đi , nhưng một thầy giáo không tâm huyết và dạy sai lêch sẽ tạo ra những thế hệ học trò méo mó về nhân cách, lệch lạc về tri thức. Khi đó, dù đau lòng và muốn thay nhưng chúng ta không thể làm như con dao kia được . Bởi vậy tôi nghỉ vai trò của thầy giáo ngày nay vẫn vô cùng quan trọng. Đặc biệt là những thầy giáo có năng lực và tâm huyết với nghề . Theo em một thầy giáo như thế nào là một thầy giáo giỏi? Các em ạ, một thầy giáo giỏi tất nhiên phải là một thầy giáo có kiến thức rộng uyên bác , có đạo đức, yêu trẻ yêu nghề. Đăc biệt tâm huyết với nghề nhưng các em biết không “con người ta không phải là một cái Đèn dầu cần được đổ dầu là thắp sáng “người thầy giỏi là người biết truyền cảm hứng truyền lửa , truyền lòng say mê cho học sinh truyền chất thép trong mọi hoạt động , biết thắp lên trong lòng học sinh những giấc mơ lớn, biết yêu biết ghét , làm cho các em tự đi được trên chính đôi chân của mình để đạt đến chân - thiện - mỹ . Người thầy giáo giỏi không phải là người chỉ huy đứng trên bờ la hét hướng dẫn học trò học bơi trong khi chúng đang bì bõm lặn ngụp dưới nước mà phải vật lộn trong dòng nước cùng với học sinh của mình và sẵn sàng đưa cánh tay ra để giúp đõ học trò của mình . Trong lịch sử nước Việt ta ai được coi là người thầy mẫu mực nhất , người thầy của muôn đời? Đó chính là Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là người cương trực, luôn sửa mình trong sạch, giữ chữ tiết , không màng danh lợi, chỉ thích ở nhà đọc sách thánh hiền. Khi thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), ông không ra làm quan như những người khác mà về quê nhà mở trường dạy học. Học trò khắp nơi về xin học rất đông. Học trò của ông không chỉ được học chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử. Về sau, dù ở cương vị nào, họ cũng là những tấm gương về tài năng và đức độ. Danh tiếng của Chu Văn An vọng đến triều đình, vua Trần Minh Tông mời ông vào làm Hiệu trưởng Quốc tử giám, trực tiếp dạy Thái tử học. Ngoài việc dạy học, ông cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn đã tham gia vào việc triều chính, củng cố triều Trần lúc đó đang đi vào con đường khủng hoảng, suy thoái. Đến thời Trần Dụ Tông, chính sự ngày càng thối nát, bọn nịnh thần bòn rút của cải, xúi giục vua làm những điều trái luân thường đạo lý, bọn gian thần nổi lên như ong. Chứng kiến cảnh người học trò của mình sa đọa như vậy và lo sợ đất nước suy vong, Chu Văn An đã dâng sớ chém bảy tên nịnh thần đang thao túng triều đình. Thế nhưng vua chỉ xem qua và im lặng. Có lẽ sự im lặng khủng khiếp đó đã một phần nào đẩy nhà Trần - một triều đại lừng lẫy chiến công trong lịch sử nhanh chóng suy thoái mà không thể nào cứu vãn được. Từ đó mà Thầy viết : KHÓC – CƯỜI Khóc sớ Thầy Chu còn nguyên vẹn , Để kẻ nịnh thần cứ nhởn nhơ . Cười Sớ Nguyễn Trãi từng kêu gọi , Lấy dân làm gốc kế mỹ dân . Chu Văn An thất vọng, ông treo mũ ở cửa Huyền Vũ rồi từ quan, về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng thuộc làng Kiệt Đắc, huyện Chí Linh để hòa mình với tiếng thông reo, tiếng suối chảy cuộc đời đang vẩn đục muốn giữ danh tiết ta phải chọn dòng trong . Các bậc sĩ nho là vậy, họ luôn hành xử theo triết lý của Nho giáo "Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng" (Được dùng thì làm, không được dùng thì giấu mình đi). Có điều theo thầy các em không nên học theo cách hành xử của các bậc nho giáo đó . Bởi chúng ta không còn sống trong xã hội phong kiến khi mà ở đó ý kiến của vua còn cao hơn cả luật pháp. Trong xã hội pháp quyền ngày nay mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Bởi vậy với cái xấu chúng ta phải biết đấu tranh không khoan nhượng. Chúng ta không thể chọn con đường an toàn cho mình mà làm ngơ trước nghững kẻ hại dân hại nước . Để kết thúc dòng tâm sự thầy xin đọc tâm nguyện của Thầy : NGUYỆN Nguyện là vừng mây ấm , Nguyện làm hạt bụi trần Che ánh nắng ban trưa , tạo nên những phù sa Ru em bé vào đời . Tươi xanh tươi cuộc đời Nguyện làm hạt mưa xuân Nguyện làm cái chổi tre Treo lung linh cành hoa Chị đêm đông quét rác tạo hương sắc cuộc đời . Làm sạch cuộc đời này . Nguyện làm con chim én Nguyện làm trò- GiêSu Chao lượn khắp đất trời Truyền đạo khắp nhân gian Góp nên một mùa xuân . Tạo nghiệp tốt mọi nhà . Nguyện làm con đò nhỏ Nguyện đệ tử Thích Ca Chở vạn lần niềm tin Cứu vớt bao sinh linh vào tương lai hy vọng . Thoát cuộc đời khổ ải . Nguyện làm thần tình ái Nguyện theo ngài Khổng Tử Che chở bao nụ hôn Giúp con yêu mẹ cha Giữ chặt mối tình đầu . Giúp con yêu mẹ cha nguyện làm chân ong mật Nguyện làm cơn sóng giữ kết duyên bao loài hoa Cuốn đi những bẩn dơ Nhân luân hồi nối tiếp . Chôn vùi mọi bất công Nguyện làm dãy Trường Sơn Nguyện làm nên giọt thiện thấm gió lào chảy xuống Nhỏ xuống thế gian này Tan sức nóng cuộc đời . Biến cái ác thành hiền Nguyện làm hạt mưa rơi Biến vẫn đục thành trong Hòa vào dòng sông hiếu Xây nên trái đất lành . Làm nên đại dương tình . TPĐông Hà tháng 4-2010 . thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), ông không ra làm quan như những người khác mà về quê nhà mở trường dạy học. Học trò khắp nơi về xin học rất đông. Học trò của ông không chỉ được học chữ thánh. chịu sức ép về CHỮ TÂM . Vì nếu một bác sĩ vô tâm chỉ giết một người còn một người thầy vô tâm sẽ giết cả một thế hệ . Thầy tin rằng, những ai đã chọn và tâm huyết với nghề dạy học sẽ tìm thấy. trực tiếp những tâm hồn ngây thơ và trong trắng . Biết bao lứa học trò đã ra trường rồi bao lứa học trò sẽ đến. Sung sướng biết bao sau mỗi mùa thi nghe tên học trò mình đậu đại học, sung sướng