1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Ly thân - con dao hai lưỡi ppt

5 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 70 KB

Nội dung

Ly thân - con dao hai lưỡi Đôi vợ chồng trẻ Dũng – Lan thuê nhà ở Chương Dương, Hà Nội có một đứa con trai 2 tuổi. Anh chồng thất nghiệp, tạm thời ở nhà trông con. Cô vợ thư ký văn phòng, hàng ngày luôn bận rộn và stress, giờ lại thêm gánh nặng nuôi cả gia đình. Cô động viên anh kiếm việc, nhưng anh sĩ diện, không chịu đi tìm việc tạm thời để kiếm sống trước mắt. Cả ngày đã ở nhà nên buổi tối vợ về, Dũng thường la cà sang hàng xóm chơi cờ, uống rượu, rồi ngồi than thân trách phận. Có hôm hơn 1h khuya mới về, vợ tức khí, mãi mới chịu ra mở cửa. Chồng xông vào nhà tát luôn vợ một cái, quát tháo: “Cô cậy làm ra tiền khinh thằng này hả, hả?”. Vợ uất ức bèn tuyên bố ly thân. Ly thân nhưng vấn đề “tiền đâu” trước mắt luôn lơ lửng mỗi buổi sáng thức dậy. Lan vẫn phải xoay xỏa tiền nhà, tiền chợ, tiền nuôi con… giữa lúc giá cả tăng chóng mặt như hiện nay. Không biết anh chồng ngồi lê la ở nhà kể khổ thế nào mà hàng xóm nhìn cô xì xào, chê trách cô kiếm được tiền rồi coi rẻ chồng. Bên nhà Dũng thì “họp gia đình” mắng mỏ cô là “tham vàng bỏ ngãi”, bồ bịch với người giàu có, bỏ rơi chồng con. Bà mẹ chồng còn gọi điện đến nhà thông gia “kể tội” con dâu. Già yếu không đi được, bố mẹ cô đành nhờ bà chị gái lặn lội tàu xe từ Vinh ra để “khuyên nhủ em nó”. Được thể, Dũng lại càng làm già, con cũng không chịu trông. Lan uất ức mà không biết nói sao, vì trong mắt mọi người, Dũng mới là người đáng được thông cảm. Bản chất ly thân thực sự là một cuộc “đấu trí” giữa hai vợ chồng. Đầu tiên, thật ra đa số người chủ động khởi xướng làm thế với mục đích cải tạo tình hình, hy vọng một tương lai tốt hơn. Và họ phải giữ “lập trường cương quyết” mặc dù có thể thấy hối hận trong lòng. Vợ chồng Huyền Linh và Nam có một đứa con trai kháu khỉnh, là cháu đích tôn của nhà nội, nên được chiều chuộng vô cùng. Không ai được đánh mắng “cháu bà”. Bà cho nó ăn vặt liên mồm, đến bữa chính nó lừ đừ thì bà đổ bát cháo đi luôn "không thèm ăn nữa, nhỉ!". Huyền Linh rất bất bình, cô nói Nam góp ý, nhưng bà lại cho là con trai nghe vợ chống lại mình. Một buổi Linh cho con về ngoại chơi, về nhà gặp mưa, thằng bé sốt cao, co giật. Bà nội xót cháu chì chiết: “Nhà chị không thương cháu tôi, để thằng bé khốn khổ thế này, chị đi đâu thì đi, để thằng bé đấy cho tôi nuôi…”. Chờ đến dịp bà về quê, Linh mang con về nhà ngoại rồi đi thuê nhà ở. Đứng giữa, Nam chẳng biết làm thế nào hoà giải mối bất hòa giữa mẹ và vợ. Mẹ anh suốt ngày réo rắt: “Anh không dạy được vợ, để nó khinh nhà chồng, vợ lấy bao nhiêu chẳng được, mẹ chỉ có một thôi con ơi!”. Còn vợ anh thì tuyên bố: "Anh không thuê nhà thì tôi mang con đi luôn, tôi không bao giờ bước chân về nhà đó nữa, tôi không phải là người đẻ thuê cho họ nhà anh". Nhưng rồi ở một mình mới thấm sự vất vả, khổ sở. Linh cảm thấy hối hận vì lúc này mới thấy Nam là người chịu khó, yêu vợ thương con, cô đã đẩy anh vào tình thế khó xử phải lựa chọn một bên là vợ, một bên là mẹ. Nhưng đã chủ động bỏ nhà ra đi, bây giờ quay về cũng khó, vả lại cô cũng sĩ diện, không muốn “mất thế” với họ hàng nhà chồng nên chuyện ly thân vẫn tiếp diễn chưa biết đến khi nào chấm dứt. Nam thỉnh thoảng vẫn rẽ qua tranh thủ gặp con. Hai vợ chồng gặp nhau, họ cảm thấy rất ngượng ngùng nhưng chưa ai dám thú nhận rằng đang ân hận. Đôi khi, ly thân như một vũ khí, do một bên khởi xướng để tăng áp lực nhằm bắt bên kia thỏa hiệp. Rồi cả hai cùng bị cuốn vào, cùng nảy sinh tiếp nhưng mâu thuẫn, do tự ái không ai chịu nhường ai. Cuối cùng chẳng ai được gì mà chỉ gây bế tắc và đổ vỡ ngoài ý muốn. Văn và Linh Chi lấy nhau được 5 năm. Cho rằng nhà chồng thiên vị trong việc phân chia tài sản thừa kế, Linh Chi ép chồng phải “đấu tranh” với bố mẹ đòi quyền lợi. Văn chần chừ chưa quyết, Chi xách va ly đến cơ quan ngủ hàng tháng trời, nhất quyết dồn Văn để đạt được mục đích. Văn “đấu tranh” với bố mẹ không được, quay sang dàn hòa với vợ cũng không xong, chán nản sa vào rượu chè nhậu nhẹt. Rồi anh cặp với một cô gái trẻ làm ở quán cắt tóc gội đầu và bỏ đến sống chung với cô ta, mặc kệ gia đình ngăn cản. Hàng đêm nằm thao thức trongcăn phòng lạnh lẽo ở cơ quan, nghe tiếng thạch sùng tắc lưỡi trên trần và tiếng mọt nghiến răng trong tủ tài liệu phủ bụi, Linh Chi đau xót nhớ về căn phòng chung cư nhỏ nhưng ấm cúng, mà vợ chồng cô tự tay gây dựng không cần nhờ đến ai giúp đỡ. Tự cô đã để hạnh phúc tuột mất khi chủ động rời xa, biết trách ai bây giờ? . Ly thân - con dao hai lưỡi Đôi vợ chồng trẻ Dũng – Lan thuê nhà ở Chương Dương, Hà Nội có một đứa con trai 2 tuổi. Anh chồng thất nghiệp, tạm thời ở nhà trông con. Cô vợ thư. Vợ uất ức bèn tuyên bố ly thân. Ly thân nhưng vấn đề “tiền đâu” trước mắt luôn lơ lửng mỗi buổi sáng thức dậy. Lan vẫn phải xoay xỏa tiền nhà, tiền chợ, tiền nuôi con giữa lúc giá cả tăng. già, con cũng không chịu trông. Lan uất ức mà không biết nói sao, vì trong mắt mọi người, Dũng mới là người đáng được thông cảm. Bản chất ly thân thực sự là một cuộc “đấu trí” giữa hai vợ

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w