Trịtrẻquáhiếuđộngbằngthuốc– con dao
hai lưỡi
Ở phương Tây, từ lâu những viên thuốc này đã được coi như một thần dược để
điều trị chứng “cứng đầu” ở trẻ em.
Theo ghi nhận của những nhà tâm thần học thì so với châu Âu, châu Á vẫn còn
thua xa trong lĩnh vực điều trị bệnh tâm thần cho trẻ em. Bởi mãi đến gần đây, các
nước như Nhật Bản, Hàn Quốc mới biết đến cái gọi là “thuốc vâng lời” trong khi
từ lâu, những viên thuốc quen thuộc như ritalin, metadate, focalin, adderall… đã
làm mưa làm gió ở châu Âu. Đó là những loại thuốc gốc methylphenidate hoặc
amphetamine được chỉ định cho những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm
chú ý, nhằm làm cho tính khí của đứa trẻ dịu lại, bớt nghịch phá và có khả năng
tập trung nhiều hơn vào học tập. Nhờ những viên thuốc này, trẻ trở nên dễ bảo hơn
và có thể nhạy cảm hơn, biết buồn, biết xấu hổ khi bị la mắng.
Cuối thập niên 1980, rối loạn tăng động giảm chú ý được mô tả như là một chứng
rối loạn thần kinh. Những đứa trẻ mắc phải chứng này thường nghịch như quỷ sứ
và vô cùng bướng bỉnh. Ở Mỹ khi ấy có một nguyên tắc lạ lùng là: những gì đã
thuộc về thần kinh hay tâm lý đều phải dùng thuốc. Kết quả là thế hệ trẻ em của
những thập niên cuối thế kỷ 20, nhiều đứa bị nhồi nhét “thuốc vâng lời”, mặc cho
các loại thuốc này đã được xếp vào nhóm thuốc gây nghiện có tác dụng kích thích
như heroin hay cocain.
Một trong những thuốc thắng đậm trong thời gian này chính là ritalin của Công ty
Chiba – Geigy. Những đứa trẻ sau khi uống ritalin đều tỏ ra ngoan hẳn, không
hung hăng hay quậy phá nữa. Chính vì vậy mà ritalin được xem là thần dược của
Mỹ, chuyên dùng trong việc “bảo đảm an toàn học đường”. Cơ quan quản lý thực
phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết, có khoảng 4 triệu trẻ em Mỹ mắc phải hội
chứng này và có tới hơn 1 triệu trẻ trong số đó bị buộc phải dùng đến ritalin, với lý
do “nó quậy phá không thể nào chịu nổi”.
Có những em uống ritalin hằng ngày, mỗi ngày 4-5 viên. Đáng chú ý là số trẻ
dùng loại thuốc này ngày càng nhỏ về độ tuổi. Chẳng hạn có những em mới 2 tuổi
đã dùng ritalin như… ăn kẹo.
Báo chí và dư luận dường như cũng say sưa với những gì mà ritalin làm được, chỉ
biết đua nhau ca ngợi sản phẩm này.
Nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ sau đó ít lâu, làn sóng “phản chiến”
ritalin đã dâng cao tại một số nơi. Philadelphia (Mỹ) chẳng hạn. Tại đây, nhiều
thầy cô đã yêu cầu phụ huynh phải cho con uống ritalin vì “nó quậy phá quá”.
Nhưng không phải vị phụ huynh nào cũng dễ dàng đồng ý với đề nghị này khi họ
bắt đầu nhận được những thông tin xấu về tác dụng phụ của thuốc từ chính những
nhân chứng sống. Tại Georgia, dưới sức ép của nhiều hội phụ huynh, chính quyền
phải yêu cầu các trường tiểu học tìm cách khác thay vì bắt học sinh uống thuốc.
Một trong những nhân chứng sống là cậu bé Kasey – 10 tuổi, cậu uống thuộc đã
được 5 năm. Kasey trở nên hiền hẳn, nhưng sau đó cậu tỏ ra ù lì, đặt đâu ngồi đấy,
mọi khả năng sáng tạo hay giải trí bị hủy hoại nhanh chóng. Bà Donna mẹ cậu lập
tức cho ngưng thuốc nhưng khi đó đã quá muộn. Kasey đã bị lệ thuộc hoàn toàn
vào thuốc vâng lời: cậu không thể bình tĩnh nếu thiếu nó.
Sự kiện gây hoảng loạn tại Wisconsin và Đại học California đã phải vào cuộc
nhằm tìm ra những tác hại nguy hiểm của “thuốc vâng lời”. Người ta tiến hành thử
máu, làm mọi xét nghiệm để kết luận rằng bắt trẻ em uống “thuốc vâng lời” là phi
lý. Chính phủ Mỹ cũng đã phê duyệt khoản ngân sách 6 triệu đôla để tìm cho ra
tác dụng phụ của thuốc này.
Tiến sĩ Glen Elliot, Giám đốc Viện tâm thần Langley Porter thuộc Đại học
California cũng thừa nhận: “Chúng ta đã cho sử dụng thuốc với cường độ vượt quá
sự hiểu biết của mình. Thực tế là chúng ta đang tìm hiểu về mục tiêu sử dụng của
các loại thuốc này và đang lấy trẻ làm vật thí nghiệm”.
Tuy nhiên, một đạo luật của Mỹ đã xếp chứng rối loạn tăng động giảm chú ý vào
hàng ngũ “bệnh học đường nguy hiểm”. Những học sinh siêu quậy bị xem như
người tàn tật, phải học phụ đạo tại những lớp học đặc biệt và sau đó bắt buộc phải
được điều trịbằng “thuốc vâng lời” nếu muốn tiếp tục hòa nhập vào cộng đồng.
“Thuốc vâng lời” vì thế mà vẫn tiếp tục lên ngôi.
Các công ty dược phẩm vẫn sản xuất đều đều, tung “thuốc vâng lời” ra khắp nơi
với những lời quảng cáo có cánh và các hợp đồng béo bở trải khắp các châu lục
bất chấp cái chết của một bé gái 11 tuổi tại Ohio đã qua đời vì trụy tim sau vài
năm dùng ritalin. Phẫu thuật pháp y cho thấy các mạch máu của em có dấu hiệu y
như mạch máu của các con nghiện cocain. Bài học này vừa diễn ra mới đây dường
như chưa đủ để cảnh tỉnh những người đã coi “thuốc vâng lời” như là một cứu
cánh.
. Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc – con dao
hai lưỡi
Ở phương Tây, từ lâu những viên thuốc này đã được coi như một thần dược để
điều trị chứng. loại thuốc gốc methylphenidate hoặc
amphetamine được chỉ định cho những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm
chú ý, nhằm làm cho tính khí của đứa trẻ