1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Khi bố làm mẹ pptx

5 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 65,5 KB

Nội dung

Khi bố làm mẹ Không một người đàn ông nào khi xây dựng gia đình lại nghĩ có ngày mình làm… mẹ. Thế nhưng, vì yêu vợ thương con, lo lắng cho gia đình, lúc bị đặt vào “hoàn cảnh” này, họ đã hoàn thành thật xuất sắc nhiệm vụ. Làm bố khổ hơn Ôsin Gia đình anh Nhi, chị Hà đang sống rất đầm ấm, hạnh phúc với hai đứa con một trai một gái đẹp như thiên thần thì chị nhận được quyết định đi học thạc sĩ ở nước ngoài. Hiểu sự nghiệp với phụ nữ thời này rất quan trọng, anh hết lòng động viên. Nhưng chị đi rồi anh mới “thấm” vất vả. Vắng vợ, mọi thứ rối tung lên. Trước, 7h sáng có chị gọi anh dậy đánh răng rửa mặt, xong là bữa sáng đã nóng hổi trên bàn. Giờ anh phải dậy từ 6h, thế mà hôm nào cũng vắt chân lên cổ. Con lớn thương bố nên ăn gì cũng được không dám kêu bao giờ. Nhưng thằng nhỏ 3 tuổi quen mẹ chăm, cứ vòi vĩnh làm bố đến khổ. Cu cậu đòi ăn bún nhưng nhất quyết không đi ăn ngoài hàng mà phải “ăn bún ở nhà như mẹ nấu”. Anh cố gắng chiều vào bếp làm cho thật giống, thế mà cu cậu vẫn giãy nảy lên “bắt đền” vì bố nấu không giống mẹ. Có nhiều hôm, gần đến giờ đi làm cu cậu mới đòi “ị”. Anh bảo thôi thì nhịn đến trường, nó mếu máo: “Mẹ bảo không được nhịn ị đâu” rồi khóc thét lên và “đùn ra cả đống”. Anh lại hý hoáy dọn rửa trong tiếng khóc ti tỉ của cả chị lẫn em. Sáng đã thế, chiều tan sở lại đón con, nấu nướng, giặt giũ… Một núi việc nhưng anh không muốn thuê người giúp việc vì sợ vợ ở xa “không yên tâm”. Ngồi vào bàn giấy khi đã quá 9h, anh chỉ còn biết ngửa cổ than: “Không còn thời gian thở. Thật làm bố khổ hơn ôsin!”. Tình huống tế nhị Anh Bình lại trong một hoàn cảnh khác. Đột nhiên được cơ quan cho thuyên chuyển công tác lên Hà Nội, cũng biết ở thành phố sẽ thuận lợi hơn cho việc học hành của con cái nên anh tính cố gắng phấn đấu vài năm, khi kinh tế đủ đầy sẽ chuyển cả gia đình lên thủ đô sinh sống. Thương vợ, anh quyết định mỗi người chăm một đứa cho đỡ vất vả. Cái Thu lớn rồi thì lên ở với bố, thằng nhỏ ở nhà với mẹ. Ban đầu mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ vì con gái cũng đỡ đần anh được việc nọ việc kia. Rồi một ngày anh thấy con không ăn cơm, đóng cửa trong phòng khóc lóc, hỏi ra mới biết con bé thấy mình “bị chảy máu”. Chẳng biết làm sao để giảng cho con hiểu, anh phóng xe ra hiệu sách mua ngay một cuốn “dành cho tuổi mới lớn” đặt lên bàn học của con. Chưa yên tâm, hôm sau anh “mời” ngay một chị đồng nghiệp đến giảng cho cháu hiểu và chỉ cho cháu biết phải làm gì. Lần đầu tiên anh thấy mình thực sự bị dồn vào “thế bí”. Biến “bất đắc dĩ” thành” khả dĩ” Anh Tiến dù sống cùng vợ nhưng chị thường đi làm về rất muộn, lại công tác xa triền miên, nên anh “bất đắc dĩ” phải gánh vác công việc của người phụ nữ trong gia đình. Để đảm nhận hai vai trò cao cả một lúc, anh đã từ bỏ không ít thú vui riêng. Những buổi nhậu nhẹt phải nhường chỗ cho giờ kèm con học bài. Tan sở có muốn tạt ngang ngửa đâu cũng chịu vì làm gì có ai đón con, tắm giặt, nấu ăn cho chúng nó. Có lẽ cũng hiểu và thương bố, nên các con anh đứa nào cũng ngoan ngoãn, học giỏi cả. Kiêm cả phần việc của vợ trong gia đình, những người đàn ông thấu hiểu hơn nỗi vất vả, nhọc nhằn của phụ nữ. Ngày mai chứng kiến con cái thành đạt, nên người, họ hẳn sẽ tự hào lắm vì trong sự thành công ấy thấm không ít những nỗ lực, cố gắng phi thường của cha. . Khi bố làm mẹ Không một người đàn ông nào khi xây dựng gia đình lại nghĩ có ngày mình làm mẹ. Thế nhưng, vì yêu vợ thương con, lo lắng cho. “ăn bún ở nhà như mẹ nấu”. Anh cố gắng chiều vào bếp làm cho thật giống, thế mà cu cậu vẫn giãy nảy lên “bắt đền” vì bố nấu không giống mẹ. Có nhiều hôm, gần đến giờ đi làm cu cậu mới đòi. nào cũng vắt chân lên cổ. Con lớn thương bố nên ăn gì cũng được không dám kêu bao giờ. Nhưng thằng nhỏ 3 tuổi quen mẹ chăm, cứ vòi vĩnh làm bố đến khổ. Cu cậu đòi ăn bún nhưng nhất quyết

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:20

w