Chồng một nơi và vợ một nơi Vợ chồng như chim liền cánh, như cây liền cành. Trong thời buổi hiện nay không ít đôi vợ chồng chịu cảnh kẻ Bắc người Nam vì hoàn cảnh, công việc không cho phép họ không có được cơ hội ở gần nhau… Vợ chồng xa cách… Trước khi lấy chồng, Mai Phương (Quy Nhơn) cũng trải qua vài mối tình nhưng bến đỗ cuối cùng cô chọn lại là một anh chàng Hà Nội chính tông. Tuần trăng mật ở Hà Nội kết thúc cũng là lúc Phương quay về Quy Nhơn tiếp tục dạy học, còn chú rể ở lại Hà Nội công tác. Cứ vài tháng chồng P. mới thu xếp công việc vào với vợ vài ba ngày nhân dịp cuối tuần. Khi mang thai, P. hay tủi thân mỗi khi nhìn thấy các bà bầu khác được chồng "nâng như nâng trứng", còn mình chỉ thui thủi, sáng – tối đi về. Như hiểu được nỗi buồn của vợ, mỗi lần vào Quy Nhơn, anh chồng mang theo rất nhiều các loại ô mai để vợ nhấm nháp, mua sắm mọi thứ chuẩn bị cho em bé và tranh thủ chiều vợ hết mức. Ngày P. sinh, anh xin nghỉ phép nửa tháng vào chăm sóc vợ và con gái. Nay, khi con đã gần tròn một tuổi, cô đang tính xin nghỉ dạy ra Bắc đoàn tụ với chồng. "Lúc trước không đi được vì chưa kiếm được nhà, con còn nhỏ. Bây giờ nhà đã có, đã đến lúc phải thu về một mối chứ không thể kẻ Bắc người Nam mãi được, trong lúc chờ xin việc mình ở trông con bé và làm quen với mọi nếp sinh hoạt ở ngoài đó. Bỏ công việc đang làm cũng tiếc, nhưng đành hy sinh vì gia đình chứ sao"- Phương tâm sự. Sau một thời gian cả vợ chồng vào Sài Gòn sinh sống, cảm thấy không thể phát triển được nghề nghiệp của mình, chị Hoài Thanh trở về Quy Nhơn, để chồng bám trụ lại. Chồng chị là người đứng đắn, hết lòng với vợ với con, gửi tiền đều đặn về nhà và cứ chừng hai tháng lại về thăm nhà một lần. Vậy nhưng, thi thoảng chị Thanh vẫn không thể nén được câu hỏi: "Anh có đi hát karaoke bằng tay không dzậy?". Anh chồng nửa đùa nửa thật: "Nói không thì em không tin. Còn nói có thì chắc chắn sẽ lãnh đủ 10 vuốt của em. Theo em, anh nên chọn cách nào đây?". Thấy chồng nói đúng "tim đen" của mình, chị chống chế: “Phải nâng cao cảnh giác chứ!”. Để xa mặt mà khỏi cách lòng Ngày nay, vì hoàn cảnh kinh tế, gia đình nhiều đôi vợ chồng không thể chung sống một nhà mà phải chịu cảnh người Bắc – kẻ Nam. Xa mặt cách lòng – dẫu không nói ra nhưng đó là nỗi lo có thật của đôi vợ chồng thường xuyên chịu cảnh "vợ chồng Ngâu", điện thoại lắm khi trong trạng thái "ngoài vùng phủ sóng". Cái quan trọng nhất là phải có niềm tin đối với nhau, nếu không thì khó mà chịu đựng nổi – bạn Bích Thảo bày tỏ quan điểm của mình. Thảo đang sống tại TP Hồ Chí Minh trong khi chồng đang công tác tại Hà Nội. Hiện đôi vợ chồng Thảo – Trung đang mong có em bé nhưng chưa được toại nguyện vì không có điều kiện gần gũi nhau thường xuyên, thời gian ở bên nhau chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong thực tế, nhiều đôi vợ chồng sống xa nhau nhưng xây dựng được một gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan ngoãn. Hầu hết người trong cuộc đều cho rằng điều quan trọng nhất là cả hai đều phải tin tưởng, quan tâm lẫn nhau và xác định mục tiêu chung "hy sinh vì kinh tế gia đình, vì tương lai con em chúng ta". Tại các xã Cát Tường, Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có những thôn chỉ toàn đàn ông ở nhà làm công việc nội trợ, thay vợ chăm sóc con cái vì phụ nữ đều đi buôn bán trái cây, ve chai ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương hoặc TP Quy Nhơn… "Chừng một vài tháng bọn tôi mới về nhà thăm con cái, xem công việc gia đình thế nào rồi đi ngay. Ở trong này, chúng tôi ở trọ cùng nhau, xảy ra việc gì ở quê đều được thông báo cả. Mỗi lần có người về quê vào thì đều biết hết thông tin cả làng"- một nhóm phụ nữ hay đi buôn bán trái cây ở TP Hồ Chí Minh, quê ở Cát Tường cho biết. Tuy nhiên, thực tế cũng xảy ra không ít trường hợp vợ, chồng xa nhau đã không thể giữ được thủy chung vì sự cô đơn, trống trải và nảy sinh mối quan hệ "ngoài luồng", gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và cả cho bản thân mình. Thông thường đàn ông là người dễ sa ngã hơn vì họ chịu đựng sự cô đơn kém hơn phụ nữ. Bởi vậy, theo các chuyên gia tâm lý, để tránh tình trạng xa mặt mà khỏi cách lòng, cả hai bên nên bày tỏ tình cảm chân thật, cởi mở, nói thật cảm giác của người này cho người kia biết để hiểu nhau hơn, coi trọng tình cảm của nhau, đồng thời nên thường xuyên duy trì liên lạc qua thư, e-mail hoặc điện thoại hoặc qua thông tin của những người quen làm việc cùng với chồng, vợ. Bên cạnh đó, cũng cần hết sức "quan tâm" những thay đổi nhỏ nhặt trong suy nghĩ, tình cảm của chồng, vợ để có hướng cải thiện tình hình kịp thời. Ở xã miền biển Hoài Hương (Hoài Nhơn, Bình Định) các bà vợ của những ngư dân đánh bắt xa bờ đã có cách "giữ chồng" theo mùa trăng rất hay và hiệu quả. Cứ đến tuần trăng, các bà các chị lại đón xe vào thăm "đức lang quân" đang nghỉ cập bến. Họ không chỉ phụ giúp trong công việc làm ăn mà còn động viên, an ủi chồng tránh sa vào những tệ nạn xã hội đáng tiếc. . Chồng một nơi và vợ một nơi Vợ chồng như chim liền cánh, như cây liền cành. Trong thời buổi hiện nay không ít đôi vợ chồng chịu cảnh kẻ Bắc người Nam. Nội công tác. Cứ vài tháng chồng P. mới thu xếp công việc vào với vợ vài ba ngày nhân dịp cuối tuần. Khi mang thai, P. hay tủi thân mỗi khi nhìn thấy các bà bầu khác được chồng "nâng. hiểu được nỗi buồn của vợ, mỗi lần vào Quy Nhơn, anh chồng mang theo rất nhiều các loại ô mai để vợ nhấm nháp, mua sắm mọi thứ chuẩn bị cho em bé và tranh thủ chiều vợ hết mức. Ngày P. sinh,