Những bước tiến trong chữa trị ung thư Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) vừa đưa ra đánh giá và tổng kết những thành tựu đạt được trong việc điều trị ung thư của năm 2008. Sự bình chọn này được 21 chuyên gia đầu ngành ung thư học của ASCO thực hiện, căn cứ trên y học bằng chứng về hiệu quả điều trị. Sau đây là những thành tựu nổi bật nhất trong năm: 1 Đối với ung thư phổi: việc thêm thuốc Erbitux vào liệu pháp hóa trị chuẩn đã giúp tăng tỉ lệ sống còn của bệnh nhân lên 21% đối với những ung thư phổi có mang phân tử EGFR. 2 Đối với ung thư tụy: chỉ có khoảng 5% bệnh nhân còn sống sau năm năm kể từ khi được chẩn đoán. Tuy nhiên với những bệnh nhân phát hiện sớm, sau khi cắt bỏ khối u và hóa trị bằng thuốc Gemzar sẽ giúp tăng gấp đôi tỉ lệ sống sót của bệnh nhân. 3 Về ung thư máu: Treanda được chứng minh là có hiệu quả trong việc cứu sống khoảng 30% bệnh nhân ung thư bạch cầu mãn tính. 4 Đối với ung thư vú di căn: việc phối hợp thuốc Avastin, Taxol làm tăng tỉ lệ sống còn của bệnh nhân lên gấp đôi so với dùng Taxol đơn thuần. 5 Ung thư da: điều trị bằng thuốc Interferon thế hệ mới (Pegylated) được chứng minh là giảm được 18% nguy cơ tái phát u hắc tố sau khi đã được phẫu thuật cắt khối u. 6 Đối với ung thư ruột: Erbitux cũng được chứng minh là có hiệu quả ở bệnh nhân mang khối u có chứa gen KRAS. 7 Ung thư buồng trứng: hồi cứu từ 45 nghiên cứu khác nhau cho thấy cứ mỗi năm năm dùng viên thuốc ngừa thai có thể giảm 20% nguy cơ ung thư buồng trứng. 8 Về ung thư miệng: văcxin ngừa HPV cũng có thể đóng vai trò trong việc ngừa ung thư miệng. . Những bước tiến trong chữa trị ung thư Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) vừa đưa ra đánh giá và tổng kết những thành tựu đạt được trong việc điều trị ung thư của năm 2008 chuyên gia đầu ngành ung thư học của ASCO thực hiện, căn cứ trên y học bằng chứng về hiệu quả điều trị. Sau đây là những thành tựu nổi bật nhất trong năm: 1 Đối với ung thư phổi: việc thêm. thuốc Erbitux vào liệu pháp hóa trị chuẩn đã giúp tăng tỉ lệ sống còn của bệnh nhân lên 21% đối với những ung thư phổi có mang phân tử EGFR. 2 Đối với ung thư tụy: chỉ có khoảng 5% bệnh nhân