Bệnh tại miệng potx

4 144 0
Bệnh tại miệng potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh tại miệng Năm nào cũng thế, Tết là thời kỳ các bệnh viện tăng đột biến số người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, thật đáng buồn: tỷ lệ cao là các nam tử. Mất toi cái Tết đã nôn nóng đợi chờ 360 ngày trong năm. Tìm hiểu nguyên nhân, ôn lại những điều đã được biết từ thời cắp sách đến trường có lẽ cũng là điều bổ ích. Nếu như ngày xưa, các cụ “ăn Tết” thì ngày nay người ta “chơi Tết”. Tuy vậy, chơi mà không có ăn thì cũng hơi vô duyên. Gặp gỡ bạn bè, chén chú chén anh, sum họp gia đình không thể thiếu các món ăn đưa đẩy. Và không chừng, chính việc ăn uống lại làm chúng ta đôi khi mất Tết. Đó là trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Nếu không cô đơn trong b ệnh viện thì cũng nằm bẹp ở nhà ghen tị với mùa xuân phơi phới đi qua. Bênh tòng nhập khẩu Ấy là mấy từ Hán Việt trúc trắc mà danh y Tuệ Tĩnh đã nói từ 600 năm về trước. Lúa đó chưa có khái niệm về vi trùng, vi khuẩn, vì kể cả phương Tây tiên tiến nào đã có kính hiển vi để thấy chúng mặt ngang mũi dọc ra sao. Vậy mà các cụ đã kh ẳng định, bệnh theo đường miệng vào người. Thức ăn là chất bổ dưỡng cho người nhưng cũng là môi trường thuận tiện để những vi sinh vật đầy rẫy trong thiên nhiên nảy nở sinh sôi. Vi sinh vật có hàng vạn loại, có loại có ích, có loại vô thưởng vô phạt, nhưng cũng có nhiều loại độc hại. Tên chúng lằng nhằng, lủng củng, khó nhớ nhưng chẳng lẽ trong đời chẳng một lần nhắc đến hay sao? Đó là 8 dòng phổ biến nhất mà ta phải nhớ tên mỗi khi cầm đơn bác sĩ: Campylobacter jejunni, Clostridium perfringens, Escherichia coli, Samonella (1.600 loại), StreptocusA., Listerria monocytogenes, Shigella (trên 30 loại), Staphylococus. Trong số này, Stratophyloccocus thường có trong các món ăn chế biến bằng tay (nộm, nem, cuốn chẳng hạn), Clostridium perfringens trong các món hâm đi hâm lại, Listerria dễ hiện diện trong các thực phẩm ướp lạnh như jămbông, xúc xích, batê, thịt nguội, giò lụa, chả quế, Samonella trong thịt sống, cá sống Chúng nhởn nhơ trong không khí, rác, đất, ruột động vật, sữa, trứng, các vết thương, trên dụng cụ nấu ăn và được “chuyên chở” vào bụng trên con tàu th ực phẩm rửa không sạch, “tích trữ” quá lâu, chế biến mất vệ sinh, nấu không chín hoặc để ôi thiu. Chúng gây rất nhiều chứng bệnh: đau đầu, nôn mửa, khó thở, nhức cơ bắp, đau lưng, mệt mỏi, sốt cao, mất ngủ, bải hoải toàn thân. Trừ trường hợp đặc trưng nhất là tiêu chảy mà triệu chứng hết sức rõ ràng, chạy cũng không kịp, còn đa số không bị “nạn nhân” mang các bữa cỗ Tết đầy tú hụ ra truy cứu trách nhiệm. Họ thường đổ thừa cho các nguyên nhân khác như cúm, cảm gió, cảm lạnh hoặc không rõ nguyên nhân. Những món ăn sống hoặc chưa chín hoàn toàn như gỏi cá, nem chua, thịt b ò tái, bò nhúng giấm, thịt bê tái bóp thính, tái dê, tiết canh, nem tai, nộm là các món ăn “thời tiền sử để lại” không những đầy vi trùng vi khuẩn vì chúng không chết do phải trải qua quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao mà nhiều loại ký sinh trùng như trứng giun, sán lợn, sán bò vẫn còn sống “nhăn răng” được dịp tung hoành trong cơ thể. Ngộ độc bởi các loại vi trùng vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xảy ra tức thời nhưng có thể ủ bệnh lâu dài nhất là với các loại ký sinh trùng. Ngộ độ cấp tính Nếu nhóm “tội phạm” vừa kể là những loài có sống có chết thì nhóm kẻ thù thứ hai qua đường miệng là kẻ vô tri vô giác. Ấy là các hóa chất độc hại. Trong quá trình sản xuất ra lương thực thực phẩm, để phòng trừ sâu bệnh và đạt năng suất cao, các nhà nông - kể cả trồng trọt và chăn nuôi - đã sử dụng không biết bao nhiêu hóa chất: thuốc trừ sâu, trừ cỏ, trừ nấm bệnh, kích thích tố tăng trưởng, thuốc thú y (kháng sinh, thuốc chữa bệnh cho các gia súc, gia cầm). Sau thu hoạch, người ta còn dùng các chất bảo quản để giữ được sản phẩm lâu hơn. Tất cả các hóa chất ấy đều độc hại. Qua đường miệng, chúng tích lũy trong gan, trong mỡ để đến một lúc nào đó sẽ phát tác. Chẳng thế, nhiều hộ dành riêng mảnh ruộng rồng rau quả cho gia đình mình, gọi là ruộng rau sạch và những mảnh phun thoải mái thuốc trừ sâu phục vụ thượng đế. Rất có thể những con cá tươi nguyên còn dãy trên thớt, những con tôm còn nhảy tanh tách trong rổ chứa một liều kháng sinh vượt qua chuẩn mực cho phép, những khúc cá biển thịt săn chắc kia khi đánh lên đã được bảo quản bằng nước đá lẫn urê dưới hầm tàu. Bản thân các loại rau quả cũng có thể chứa sẵn độc tố, như khoai tây đã mọc mầm, ngô, đậu, lạc bị nấm mốc Chế biến thực phẩm cũng là một khâu nhiều bất trắc. Chẳng thế, người hiểu biết lảng tránh chiếc bánh gato màu sắc bắt mắt dành cho ngày sinh, ngày Tết, ác cảm với chú vịt quay màu vàng rộm trông thật ngon lành vì e sợ chất màu “hóa trang” cho các món ăn hấp dẫn trên không phải là chất màu dành cho thực phẩm. Tuổi ô mai vô tư nào có biết đĩa mứt Tết họ thường nhâm nhi gần như ít nhiều đều dính dáng đến đường hóa học. Khách sành ăn trước bát phở nghi ngút khói chợt thấy gờn gợn dù cơn bão formol đã đi qua.Melamine liệu có trong tách cà phê sữa mỗi sáng, miếng chả quế ngậy mùi trong cỗ Tết liệu có chứa hàn the Cẩn thận, rượu. Đến thăm nhà nào vào dịp đầu Xuân cũng mời rượu. Hình như người ta cho rằng, thiếu rượu không thành Tết. Rượu ngoại chắc đảm bảo không lẫn chất độc, nhưng bản thân rượu, nếu quá liều, là độc rồi còn gì. Có quan niệm rất sai lầm là rượu quê mới là rượu ngon, quốc hồn quốc tuý. Có thể thế, nhưng rượu quê luôn luôn chứa nhiều độc tố. Trong quá trình lên men, ngoài metanol, còn hình thành các andehyt, furfurol, metanol đểu là chất vô cùng độc hại. Nhiều người tự ngâm rượu với côn trùng, sâu chít, ong đất, bìm bịp bẻ què chân, mật rắn, dê bao tử với một vài vị thuốc và cứ yên chí rượu thuốc cũng là thuốc. Thực ra, rượu ở nồng độ ấy chưa đủ để sát trùng tuyệt đối, ngăn cản quá trình phân hủy những chất hữu cơ ngâm trong bình. Một bào thai dê trong lọ rượu, một bộ ngũ cuộn tròn trong vò khó biết chứa những chất gì. Nếu tự ý làm một ông lang y, những chai rượu bổ tự pha chế thật đáng bị coi là ghi can của các bệnh tiềm ẩn, chưa lộ mặt. Trước những chai rượu “phải quý lắm mới mời đấy”, chắc bạn chả nỡ lòng nào từ chối. Thế là “chăm phần chăm” luôn. Ngộ độc rượu, nhẹ thì mất kiểm soát, rối loạn hành vi, nặng hơn thì gây ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy tim mạch, với nhiều biến chứng nguy hiểm như hạ đường máu, nhiễm toan, rối loạn nước điện giải và dẫn đến tử vong. Bạn hãy nhớ rằng, theo thống kê của Bộ Y tế, 42% ca tử vong do ngộ độc thực phẩm liên quan đến rượu. Đấy là chưa kể, rượu còn làm bạn loạng choạng tay lái gây ra tai nận giao thông. Ngộ độc cấp tính các loại thực phẩm tuy nguy hiểm nhưng khi đã “tai qua nạn khỏi”, nhiều khi là đã được xem như dứt điểm khi đã thải được những “hung thử” ra ngoài. Ngộ độc mãn tính mới thực sự nguy hiểm, vì nó trường kỳ mai phục, đợi lúc cơ thể yếu hoặc tích lũy đã đủ “lực lượng” mới xuất kích làm ta điêu đứng dài dài. Nếu cùng lúc, nhiều hóa chất tích lũy, chúng sẽ hiệp đồng tác chiến. Kết quả sẽ dẫn tới là ung thư, sỏi thận, mỡ máu Thật khôn lường! Vậy thì, tốt nhất nên chặn các bệnh tật ngay cửa ngõ chúng đột nhập vào cơ thể. Nơi nào, bạn biết rồi chứ: chính cái miệng của chúng ta. . Bệnh tại miệng Năm nào cũng thế, Tết là thời kỳ các bệnh viện tăng đột biến số người nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Theo. có kính hiển vi để thấy chúng mặt ngang mũi dọc ra sao. Vậy mà các cụ đã kh ẳng định, bệnh theo đường miệng vào người. Thức ăn là chất bổ dưỡng cho người nhưng cũng là môi trường thuận tiện. nhưng có thể ủ bệnh lâu dài nhất là với các loại ký sinh trùng. Ngộ độ cấp tính Nếu nhóm “tội phạm” vừa kể là những loài có sống có chết thì nhóm kẻ thù thứ hai qua đường miệng là kẻ vô

Ngày đăng: 08/07/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan