Chữa trị viêm tai ngoài như thế nào? 1. Bệnh do vi trùng: Các thuốc nhỏ tai chứa chất kháng sinh hoặc chất acid rất hữu hiệu trong việc chữa trị. Thuốc nhỏ thẳng vào ống tai, thường là 3-4 giọt ngày 2 đến 4 lần tùy loại thuốc. Nên dùng thuốc thêm khoảng 3 ngày sau khi triệu chứng đã thuyên giảm (nói chung, dùng thuốc từ 5 đến 7 ngày). Tuy nhiên, những trường hợp nặng, có khi phải dùng thuốc đến 10-14 ngày. Thuốc nhỏ, nếu lạnh, vào tai có thể khiến bạn chóng mặt. Nên bạn thấy chai thuốc hơi lạnh, bạn ấp chai thuốc trong lòng hai bàn tay một lát cho thuốc bớt lạnh cái đã rồi hãy dùng. Nhỏ thuốc xong, bạn nằm một lát cho thuốc ngắm, còn nếu không thể nằm lâu đủ chờ thuốc ngấm, bạn dùng một miếng bông nhỏ thấm thuốc rồi nhét vào tai giữ thuốc trong tai khỏi chảy ra ngoài. Lay đẩy chỗ sụn ngay phía ngoài ống tai cũng giúp thuốc tráng đều và dễ ngấm vào ống tai hơn. Trường hợp ống tai nhiều ráy và mủ quá, nếu có thể, ống tai cần được bác sĩ lau sạch rước khi nhỏ thuốc. Cũng có trường hợp ống tai nhiễm trùng sưng nhiều và hẹp lại, thuốc không vô được ta đặt một dụng cụ dẫn thuốc vào ống tai, rồi qua đó, nhỏ thuốc mỗi 3-4 tiếng lúc thức. Cứ 2-5 ngày, tai được khám lại, cho đến khi ống tai không còn thấy sưng nữa, ta sẽ lấy dụng cụ dẫn thuốc đặt vào tai ra. Đa số những trường hợp viêm tai ngoài do vi trùng dùng thuốc nhỏ tai chứa chất acid hoặc chất kháng là đủ, không cần đến kháng sinh uống. (Viêm tai giữa, ngược lại, chữa bằng kháng sinh uống, không dùng thuốc nhỏ tai). Nhưng nếu dùng thuốc nhỏ tai, viêm tai ngoài không thấy thuyên giảm, hoặc khi tai giữa cùng bị viêm, hoặc nhiễm trùng ngay lúc đầu đã có vẻ lan rộng (sốt trên 38.3 độ C, đau dữ quá, nổi hạch quanh tai), thuốc nhỏ tai không đủ, phải dùng thêm trụ sinh uống mới xong. Ta nên nghi ngờ viêm tai giữa khi người bệnh mới bị cảm, cúm thời gian gần đây, hoặc khi viêm tai xảy ra cho trẻ dưới 2 tuổi vì trẻ dưới tuổi hay bị viêm tai giữa, hiếm khi viêm tai ngoài. Cũng nên nghĩ đến việc dùng trụ sinh uống sớm cho những vị có sức đề kháng cơ thể suy giảm, chẳng hạn vì mang bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc steroids, hoặc mang bệnh viêm da kinh niên. Những trường hợp nặng, nhắm bề trụ sinh uống cũng không ăn thua, ta dùng trụ sinh chích hoặc truyền tĩnh mạch. Bệnh nặng, đã phải cầu cứu đến trụ sinh uống hay chích, ta nên sử dụng loại có thể trị được hai con vi trùng P. eruginosa và S. aureus (Ampicil-lin, Amoxil - những trụ sinh hay bị lạm dụng, nhiều vi trùng đã kháng - không hữu hiệu). 2. Bệnh do nấm: Làm sạch ống tai bằng cách hút ra hết những chất tiết dơ bẩn là căn bản của sự chữa trị. Sau đó thuốc nhỏ tai chứa chất acid, nhỏ 3-4 lần mỗi ngày trong vòng 5-7 ngày, thường giúp ta giải quyết vấn đề. Nếu bệnh cứng đầu chưa chịu dứt, ta nhỏ tai bằng thuốc cotrimin (clotrimazole 1% solution).Các thuốc nhỏ Merthiolate, resylate có thể hữu hiệu hơn, nhưng tiếc cái dơ nhớp hơn. Nếu thấy màng nhĩ bị thủng, ta dùng thuốc nhỏ Tinactin (tolnafate 1% solution) cho an toàn, thuốc có lỡ lọt vào tai giữa cũng không sao. Các thuốc kể trên đều dùng giống nhau: 3-4 giọt ngày 2 lần trong 7 ngày. Nắm Aspergillus có khi rất khó trị, ưa nặng. Khi thuốc nhỏ tai không ăn thua gì với nó, ta cần đến thuốc uống trị nắm đặc trị. Phòng ngừa Viêm tai ngoài, xảy ra một lần đã khổ, nếu cứ tái phát, thực phiền vô cùng, có khi còn nguy hiểm. Việc phòng ngừa để tránh tái phát rất cần thiết cho những người có ráy tai dẻo đặc, có ống tai nhỏ hẹp, nhất là ở những vị có sức đề kháng cơ thể suy giảm. Phòng ngừa cũng quan trọng cho người chảy mồ hôi nhiều, hoặc lấy bơi lội làm thú vui, lẽ sống. Sau khi tắm hay bơi, bạn dùng máy giúp khô tóc thổi nhẹ để làm nước vào tai, nếu có, mau khô (dùng độ thổi nhẹ nhất của máy). Sau đó, nhỏ vào tai thuốc có chứa chất acid. Bạn tránh dùng que đầu quấn bông gòn cố ngoáy lau ống tai; làm vậy dễ gây tổn thương cho lòng ống tai, đồng thời đẩy sâu vào trong các mảnh ráy đang di chuyển dần từ trong ra ngoài, theo lộ trình bình thường của chúng để được tống xuất khỏi tai. Bạn cũng đang dùng móng tay móc gãi, nó có thể làm trầy lòng ống tai, đưa đến hậu quả nhiễm trùng. Thỉnh hoảng, nếu cần (ráy tai đóng chặt khiến bạn không nghe biết việc đời chẳng hạn), bác sĩ xúc rửa ống tai và lấy ráy ra giúp bạn. Việc cần làm ta làm, nhưng khi xong vi ệc, ta dùng thuốc nhỏ tai chứa chất acid trong có pha thêm hydrocortisone để ngừa nhiễm trùng, vì việc xúc rửa và lấy ráy có thể đưa đến nhiễm trùng, do dễ gây tổn thương, và làm lòng ống tai ẩm ướt. Các vị thích thỏa chí vẫy vùng bơi lội, tốt nhất, nên đội một mũ bơi hoặc mang đồ bịt tai vừa vặn để che và bảo vệ tai. Dụng cụ chống nước dùng nhét vào tai tạm được, song nên nhớ, dụng cụ này cũng có thể kích thích lòng ống tai khiến nhiễm trùng dễ xảy ra. Người đang viêm tai ngoài cấp tính, trong lúc chữa trị, nên tránh bơi lội ít nhất 7 đến 10 ngày, mặc dầu cũng có bác sĩ để các lực sĩ mải bận thi tài bơi trở lại sớm, sau hai ba ngày trị liệu, khi đã hết đau. Vui hưởng Hè vàng, chúng ta cẩn thận đừng để viêm tai ngoài làm khổ. Lỡ nó có đến, ta chữa nó đúng cách, vừa mau bớt đau, vừa tránh các biến chứng nguy hiểm. . Chữa trị viêm tai ngoài như thế nào? 1. Bệnh do vi trùng: Các thuốc nhỏ tai chứa chất kháng sinh hoặc chất acid rất hữu hiệu trong việc chữa trị. Thuốc nhỏ thẳng vào ống tai, thường. uống. (Viêm tai giữa, ngược lại, chữa bằng kháng sinh uống, không dùng thuốc nhỏ tai) . Nhưng nếu dùng thuốc nhỏ tai, viêm tai ngoài không thấy thuyên giảm, hoặc khi tai giữa cùng bị viêm, hoặc. 2-5 ngày, tai được khám lại, cho đến khi ống tai không còn thấy sưng nữa, ta sẽ lấy dụng cụ dẫn thuốc đặt vào tai ra. Đa số những trường hợp viêm tai ngoài do vi trùng dùng thuốc nhỏ tai chứa