Phẫu thuật nâng mũi (NOSE RESHAPING RHINOPLASTY) Mũi là bộ phận quan trọng nhất ở trung tâm khuôn mặt. Kể cả nhìn thẳng hay nhìn nghiêng, hình dạng mũi ảnh hưởng quan trọng đến tính thẩm mỹ, hài hòa của cả khuôn mặt. Phẫu thuật thẩm mỹ mũi là một trong những phẫu thuật yêu cầu tính chính xác cao nhất trong số các phẫu thuật tạo hình ở vùng mặt, bởi vì chỉ cần một thay đổi nhỏ của vùng mũi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ chung của cả khuôn mặt. Việc phân tích tỉ lệ thẩm mỹ từng bộ phận trên khuôn mặt, từ đó xác định thận trọng các thông số thể hiện sự hài hòa giữa các phần khác nhau của khuôn mặt, đặc điểm da…và sự chính xác của phẫu thuật là các yếu tố quan trọng hàng đầu. Các sai lệch sẽ dễ dẫn đến việc tạo ra mũi không đẹp và khuôn mặt không hài hòa. Các phẫu thuật thẩm mỹ liên quan đến mũi bao gồm: nâng cao sống mũi, thu hẹp cánh mũi, thay đổi hình dáng đầu mũi, điều chỉnh chiều dài mũi, chỉnh hình mũi gồ, mũi két… Người Á châu như Việt Nam thường có mũi thấp, nên phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ mũi tại Việt Nam phần lớn là phẫu thuật nâng cho tháp mũi cao lên. Để nâng cao tháp mũi, cần phải phẫu thuật để đưa vật liệu độn vào bên dưới lớp da mũi. Vật liệu độn có thể là vật liệu tự thân như sụn xường, sụn vành tai, các loại cân mạc… hoặc vật liệu tương tự từ đồng loại, từ sinh vật khác (sau khi đã xử lý phù hợp), hoặc dùng vật liệu tương hợp sinh học (chủ yếu là vật liệu tổng hợp như silicone dẽo, Gore-Tex…). Phẫu thuật nâng mũi Việc dùng vật liệu tự thân để nâng mũi là an toàn nhất, tuy nhiên việc này bị nhược điểm là hình dạng những mẫu sụn, xương… của cơ thể lấy ra khó phù hợp với yêu cầu tạo dáng mũi đẹp, đồng thời lại bị nhược điểm lớn là các sụn, xương… này lại bị cơ thể hấp thu dần, nhất là ở những vùng chịu lực nhiều như đỉnh mũi, có thể làm cho mũi bị biến dạng sau một thời gian. Chính vì các lý do này, nên các vật liệu độn tự thân ít được sử dụng hơn các loại vật liệu tương hợp sinh học, và do có nhu cầu nhiều, nên các loại vật liệu tương hợp sinh học đã được nghiên cứu cải tiến nâng cao chất lượng để phù hợp nhất cho việc sử dụng nâng cao tháp mũi. Phẫu thuật chữa lại tình tr ạng sống mũi bị bóng, mỏng Tuy nhiên, dù đã có liên tục cải tiến chất lượng, nhưng vật liệu tương hợp sinh học chủ yếu phù hợp cho những trường hợp da mũi tương đối dày, và mũi nâng vừa phải để da đỉnh mũi không bị áp lực cao của vật liệu độn gây mỏng (làm lộ thanh độn dưới da), và có thể dẫn đến thủng da sau một thời gian. Gần đây, để hoàn thiện hơn việc nâng mũi, đã có công nghệ mới với việc kết hợp sử dụng vật liệu tương hợp sinh học (để tạo dáng đẹp) và vật liệu tự thân (lót thêm vào một số vị trí) để tạo sự mềm mại cho mũi, tránh nguy cơ mỏng, thủng mũi, và đồng thời tạo dáng trông tự nhiên như thật. Công nghệ mới này cần đến 2 phẫu thuật. Trước tiên BS sẽ phẫu thuật để lấy mô từ một nơi khác trong cơ thể (thường là mỡ hoặc sụn…). Sau đó, tùy từng trường hợp, một hoặc nhiều mẫu mô này được đưa vào để lót thêm bên trên lớp sụn nhân tạo giúp cho sóng mũi, đầu mũi nâng cao và mềm mại, dáng mũi đẹp tự nhiên… Nhờ vậy, mũi sau nâng không bị cứng, bóng, da chóp mũi không bị mỏng sau một vài năm như một số trường hợp nâng mũi theo công nghệ thông thường. Thực hiện theo công nghệ mới, phẫu thuật công phu hơn rất nhiều so với công nghệ thông thường, nhưng bù lại mũi đẹp tự nhiên, mềm mại và an toàn hơn. Công nghệ này cũng được sử dụng để sửa chữa lại các mũi đã nâng rồi, nhưng da đỉnh mũi đang bị mỏng dần, có nguy cơ thủng… Theo bacsitu.com . chỉnh hình thẩm mỹ mũi tại Việt Nam phần lớn là phẫu thuật nâng cho tháp mũi cao lên. Để nâng cao tháp mũi, cần phải phẫu thuật để đưa vật liệu độn vào bên dưới lớp da mũi. Vật liệu độn có. nâng cao sống mũi, thu hẹp cánh mũi, thay đổi hình dáng đầu mũi, điều chỉnh chiều dài mũi, chỉnh hình mũi gồ, mũi két… Người Á châu như Việt Nam thường có mũi thấp, nên phẫu thuật chỉnh. Phẫu thuật nâng mũi (NOSE RESHAPING RHINOPLASTY) Mũi là bộ phận quan trọng nhất ở trung tâm khuôn mặt. Kể cả nhìn thẳng hay nhìn nghiêng, hình dạng mũi ảnh hưởng quan