Đái tháo đường týp 2 ppsx

4 230 1
Đái tháo đường týp 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đái tháo đường týp 2 Thường ở người trưởng thành (>40 tuổi). Trong 1 thập kỷ gần đây bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trên thế giới đã phát hiện trẻ vị thành niên mắc đái tháo đường týp 2. Ngay ở Việt Nam, hiện quan sát thấy người mới độ tuổi 20 đã mắc béo phì và đái tháo đường týp 2. - Nguyên nhân do tụy tiết thiếu insulin hoặc tiết insulin kém chất lượng gặp điều kiện thuận lợi bên ngoài là lối sống tĩnh tại, ít vận động, ăn nhiều dẫn đến thừa cân phối hợp làm bệnh phát sinh. - ở Việt Nam vấn đề thừa cân tuy chưa lớn nhưng đang là yếu tố quan trọng gây ra các bệnh rối loạn chuyển hoá như ĐTĐ, tăng mỡ máu, tăng huyết áp - Bệnh diễn biến âm thầm, phát hiện được một cách ngẫu nhiên hoặc khi đã nặng có biến chứng: hôn mê, nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, đi khám mắt hoặc khám xét nghiệm máu định kỳ… Trung bình phát hiện bệnh 7 năm. ĐTĐ týp 2 trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ ở người lớn. Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tương đối (hơn là thiếu tuyệt đối). ở giai đoạn đầu những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không cần insulin cho điều trị sinh tồn. Người ta còn chưa biết rõ bệnh căn của ĐTĐ týp 2, không thấy sự phá huỷ tế bào bêta do tự miễn dịch như trong ĐTĐ type 1 và cũng không thấy các căn nguyên khác gây ra ĐTĐ. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường có béo phì, và béo phì tự nó là nguyên nhân gây kháng insulin, ở những bệnh nhân không có béo phì theo tiêu chuẩn truyền thống có thể có tăng mô mỡ phân bố nhiều ở bụng, nội tạng (ở Việt Nam tỷ lệ ĐTĐ béo phì chiếm khoảng 20% số người mắc ĐTĐ, trong khi số người mắc ĐTĐ có phân bố mỡ ở bụng, nội tạng nhiều chiếm tới 60-70%). ĐTĐ týp 2 thường được chẩn đoán rất muộn vì giai đoạn đầu tăng đường máu thường âm thầm không có triệu chứng. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường có mức insulin máu bình thường hoặc tăng ở giai đoạn đầu, nhưng mức tăng insulin không đủ bù trừ với tình trạng kháng insulin. Mức độ kháng insulin có thể giảm bằng cách giảm cân, tăng vận động thể lực hoặc dùng thuốc uống làm giảm đường huyết song hiếm khi tình trạng kháng insulin trở lại hoàn toàn bình thường. Sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung insulin máu giảm dần và bệnh nhân dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng đường máu. Nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 tăng theo tuổi, béo phì, ít vận động thể lực. Bệnh thường gặp hơn ở những người phụ nữ có tiền sử mắc ĐTĐ lúc có thai, người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và tần suất mắc bệnh khác nhau ở chủng tộc này so với chủng tộc khác. Bệnh ĐTĐ týp 2 có tiền căn di truyền hơn so với ĐTĐ type 1, nhưng nghiên cứu về gien ĐTĐ týp 2 rất phức tạp và còn chưa được hiểu biết đầy đủ. . Đái tháo đường týp 2 Thường ở người trưởng thành (>40 tuổi). Trong 1 thập kỷ gần đây bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trên thế giới đã phát hiện trẻ vị thành niên mắc đái tháo đường. phát hiện trẻ vị thành niên mắc đái tháo đường týp 2. Ngay ở Việt Nam, hiện quan sát thấy người mới độ tuổi 20 đã mắc béo phì và đái tháo đường týp 2. - Nguyên nhân do tụy tiết thiếu insulin hoặc. định kỳ… Trung bình phát hiện bệnh 7 năm. ĐTĐ týp 2 trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ ở người lớn. Đặc trưng của ĐTĐ týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin

Ngày đăng: 07/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan