Quảng bá thương hiệu đại lý pps

3 141 0
Quảng bá thương hiệu đại lý pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ sản phẩm nông sản đang được xem là một hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị cho hàng Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã có hai sản phẩm là chè Shan tuyết Mộc Châu và nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tên gọi xuất xứ và tên gọi địa lý. Hiệu quả kinh tế thấy rõ Ông Trịnh Khắc Quang - Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau 3 năm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chè Shan tuyết Mộc Châu đã nâng cao được giá trị và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của thị trường. Công ty chè Mộc Châu - đơn vị được xác định là chủ thể đại diện quyền sử dụng tên gọi xuất xứ của sản phẩm này đã thu được nhiều lợi nhuận. Sản lượng chè bán ra không ngừng tăng, diện tích trồng chè từ 520 ha năm 2001 đã tăng lên 650 ha năm 2004. Giá thành sản phẩm cũng tăng lên 15% kể từ khi được bảo hộ. Đặc biệt nhờ được bảo hộ, chè Shan tuyết Mộc Châu không hề bị ảnh hưởng bất lợi của ngành chè trong suốt thời gian qua. Được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá trị kinh tế càng tăng cao. Đối với nước mắm Phú Quốc thì những lợi ích từ bảo hộ chỉ dẫn địa lý càng được thể hiện rõ. Nước mắm Phú Quốc không chỉ nổi tiếng trong nước mà đã được xuất khẩu và trở nên nổi tiếng trên thế giới. Việc sản xuất kinh doanh của ngư dân tại Phú Quốc và cả những doanh nghiệp "ăn theo" làm phân phối, đóng chai rất phát đạt. Hơn thế, các cơ sở sản xuất nước mắm đã trở thành những địa chỉ du lịch, đảo Phú Quốc càng trở nên nổi tiếng nhờ thương hiệu nước mắm được nhiều người biết đến. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đã có kế hoạch đăng ký tên gọi xuất xứ cho 7 loại nông sản là: bưởi Năm Roi, gạo tám Hải Hậu, chè Tân Cương, cà phê Robuta Buôn Hồ, cà phê Arabica Tân Lâm, hạt tiêu Phú Quốc, bưởi Đoan Hùng. Ở cấp độ thấp hơn, nhiều địa phương đã xúc tiến đăng ký thương hiệu cho sản phẩm quê hương mình nhằm năng cao giá trị như bưởi Phúc Trạch. Càng nổi tiếng càng bị làm giả nhiều Ông Quang cho biết một thực tế đáng báo động hiện nay là tình trạng làm giả các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý ngày càng nhiều. Sản phẩm càng nổi tiếng càng trở thành mục tiêu dễ bị làm giả. Theo ông Quang, giá trị truyền thống của sản phẩm sau khi được đăng ký tạo ra hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt nên mức độ làm giả cũng gia tăng, gây ra thiệt hại kinh tế cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm ở địa phương. Có một thực tế, nước mắm Phú Quốc của Việt Nam ngày càng nổi tiếng thì vẫn đang tồn tại loại nước mắm Phú Quốc sản xuất tại Thái Lan, gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và sản xuất kinh doanh của loại phẩm nổi tiếng này. Theo các chuyên gia, tình trạng làm giả các sản phẩm nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ là rất nguy hiểm. Để được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, phải tập hợp tư liệu, xây dựng hồ sơ mất rất nhiều thời gian, sau khi được đăng ký lại yêu cầu rất cao về kiểm tra, quản lý sản phẩm. Sản phẩm được đăng ký như là một sự đảm bảo và là một công cụ quảng bá hữu hiệu. Tuy nhiên, tất cả những công lao tạo dựng đó sẽ bị giảm tác dụng vì hàng giả và hàng giả làm mất niềm tin của khách hàng về những loại sản phẩm đáng tự hào này. Tài sản quốc gia chưa được khai thác hợp lý Các chuyên gia cho rằng, hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp và địa phương vẫn chưa nhận thức được vai trò quan trọng của các sản phẩm đặc sản và việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nay. Vì vậy, một tài sản quốc gia lớn là tên gọi xuất xứ vẫn chưa được các doanh nghiệp, địa phương có ý thức chủ động xây dựng, khai thác và phát triển. Rất nhiều sản phẩm đặc sản đang chờ được bảo hộ. Trong khi đó, việc tiến hành xác định và đánh giá chất lượng của sản phẩm nông sản gặp rất nhiều khó khăn do còn thiếu nhiều điều kiện về trang thiết bị, phương pháp phân tích. Việt Nam cũng còn thiếu kinh nghiệm trong việc xác định các điều kiện địa lý quyết định đặc tính sản phẩm nên việc thuyết minh các yếu tố tạo nên đặc tính sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Ông Trần Sơn Lâm - Vụ Khoa giáo, Văn phòng Chính phủ lại chỉ ra một khó khăn lớn đó là khung pháp lý về vấn đề này vẫn chưa đầy đủ. Hiện nay, chỉ dẫn địa lý là một khái niệm mới được pháp luật quy định nên đa số từ cán bộ quản lý đến người sản xuất kinh doanh đều chưa hiểu hết ý nghĩa và nội dung cũng như lợi ích của việc bảo hộ này. Trong khi đó, các văn bản pháp lý, nhất là các văn bản hướng dẫn cụ thể còn thiếu. Vì vậy, những làng nghề, vùng sản xuất nông nghiệp, các hiệp hội chưa có đầy đủ các hướng dẫn để thực thi. • Đông Hiếu Việt Báo (Theo_VietNamNet) Tìm hiểu: Việt Nam, Mộc Châu, Nước Mắm Phú Quốc, nâng cao giá trị, được đăng ký, các sản phẩm, giá trị cho, của sản phẩm, bảo hộ, địa lý, chỉ dẫn, tên gọi, xuất xứ, nổi tiếng, chè . gọi địa lý. Hiệu quả kinh tế thấy rõ Ông Trịnh Khắc Quang - Vụ phó Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau 3 năm được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, chè. xúc tiến đăng ký thương hiệu cho sản phẩm quê hương mình nhằm năng cao giá trị như bưởi Phúc Trạch. Càng nổi tiếng càng bị làm giả nhiều Ông Quang cho biết một thực tế đáng báo động hiện nay. kiểm tra, quản lý sản phẩm. Sản phẩm được đăng ký như là một sự đảm bảo và là một công cụ quảng bá hữu hiệu. Tuy nhiên, tất cả những công lao tạo dựng đó sẽ bị giảm tác dụng vì hàng giả và hàng

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan