1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PP làm trắc nghiệm

5 487 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TT - Những người giành vị trí cao nhất của cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến (do Tuổi Trẻ, Công ty Acer VN, Trung tâm tin học và quản lý kinh tế MaIT tổ chức) đã chia sẻ những lưu ý, kinh nghiệm về cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết quả cao nhất Thời gian cho mỗi môn thi trắc nghiệm không thể gọi là dài mà cũng không thể gọi là ngắn, nhiều thí sinh tham dự cuộc thi đã chia sẻ. Tưởng tượng có một đề thi trắc nghiệm trước mặt ngay bây giờ và có lệnh "mở đề - làm bài", làm sao để có cảm giác thoải mái làm bài, không muốn bị thời gian rượt theo khi thi dẫn đến nhiều sai sót? Dễ trước, khó sau Mặc dù thi trắc nghiệm là hình thức thi cử đã được áp dụng nhưng nhìn chung vẫn còn khá mới mẻ với học sinh, bạn Nguyễn Quốc Hòa, người đoạt giải nhất, cho biết. Hòa cho biết mình thường có thói quen giải quyết đề thi bằng cách đánh dấu ngay vào đề thi toàn bộ những câu có thể trả lời ngay, các câu có mức độ khó hơn thì "nghiền ngẫm sau". Sau đó vừa tô câu trả lời lên bài thi vừa kiểm tra lại, chỗ nào vẫn còn "bí” thì ngồi hít thở một chút có thể sẽ có giải pháp tốt hơn sau đó. Bạn Trương Vĩnh Duy, người đoạt giải nhì, cho rằng nên chọn những câu lý thuyết trong đề thi để giải quyết ngay vì không phải mất thời gian tính toán nhiều. Muốn vậy người thi cũng phải thủ cho mình một vốn lý thuyết kha khá. Nói cách khác, càng nắm được nhiều kiến thức, khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa càng tốt. Những yếu tố kỹ thuật còn được bạn Lâm Ngọc Trần, giải ba của cuộc thi, cụ thể hơn: nhận được đề thi, đọc sơ qua và dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi, trong đó có cả những câu "đọc mãi cũng chưa hiểu muốn hỏi gì”. Thế nên cũng đừng mất thời gian vì những câu đọc mãi không hiểu mà tìm câu dễ hiểu hơn để ghi điểm vì trong đề thi hiện tại, tất cả các câu đều có mức điểm như nhau (2 điểm). Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú, đoạt giải khuyến khích cuộc thi, còn cho biết thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, cầm chắc đã có hai câu loại bỏ ngay và chỉ để ý, cân đo hai câu còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác nhất và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán. Bình tĩnh: quan trọng số 1 Hầu hết tất cả các bạn thí sinh của cuộc thi khi được hỏi đều đồng ý rằng tâm lý đi thi có quyết định rất lớn, nếu không muốn nói là quyết định quan trọng nhất. Bạn Lê Hoàng Xuân An lý giải: hầu hết thí sinh khi chọn ngành, chọn trường đã lượng sức mình nên những người ngồi quanh mình trong phòng thi chưa hẳn đã "dữ" đến độ khiến mình mất tự tin. Bạn Nguyễn Thị Hồng Phú còn khẳng định: học giỏi chưa chắc đã thành công với thi trắc nghiệm nếu không bình tĩnh, hết sức bình tĩnh. Đề thi tự luận còn có lúc để thở chứ bài thi trắc nghiệm mà đã gặp rắc rối thì khó lấy lại bình tĩnh. Nhưng để giữ bình tĩnh phải có điều kiện gì? Câu trả lời là: sức khỏe. Đ.T.DUY Những sai sót thí sinh thường mắc phải * Môn hóa: đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa Các sai sót ở môn hóa thường do đọc đề chưa kỹ, hiểu sai nghĩa hoặc bỏ qua những từ gợi ý quan trọng. Đặc biệt sai kiến thức cơ bản và sử dụng nhầm công thức giải là phổ biến. Đọc đề chưa kỹ nên bỏ quên dữ kiện quan trọng hoặc tự cho thêm dữ kiện khi giải, dẫn đến các tình huống như thiếu dữ kiện để giải hoặc đưa ra hướng giải quyết sai. Đọc và hiểu nhầm từ dẫn đến sai về ý nghĩa hóa học. Chẳng hạn xà phòng hóa este bằng VÂN NaOH có dư, cô cạn thu được rắn, do không đọc kỹ đề nên khi giải thí sinh (TS) nhầm "rắn" thành "muối" trong khi rắn gồm muối và NaOH còn dư! Những sai sót về kiến thức cơ bản của hóa học là nhiều nhất, đây cũng là lỗi nặng nhất của TS. Ví dụ: Khi cho cùng một lượng Fe là 0,2 mol phản ứng hết với HCl và phản ứng hết với HNO3 dư, thu được muối clorua và muối nitrat có khối lượng chênh lệch m gam. Giá trị m là bao nhiêu? Trong câu này TS không nắm chắc luật hóa trị sẽ đưa ra kết quả sai là m=10,6 gam, trong khi kết quả đúng là m=23. Nguyên nhân sai là TS không nhớ đối với thí nghiệm 2 sắt có hóa trị (III). Nguyễn Tấn Trung (Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Vĩnh Viễn) * Môn sinh: nên giải theo nhóm vấn đề Đề thi có 50 câu thời gian 90 phút: TS không sử dụng hết thời gian này (có những TS dư đến 30 phút). Tại sao? Vì TS không hiểu kết cấu của đề trắc nghiệm nên thường làm theo thứ tự từ câu 1 đến câu 50. Nhóm 1 là nhóm ký ức. Cách làm nhóm này TS phải đọc câu hỏi, đọc sự lựa chọn sẽ thấy câu đúng. Ví dụ: Đột biến gen là gì? Nhóm 2 là nhóm phải suy luận. Cách làm là phải đọc câu hỏi, giải trong nháp có đáp số so sánh với bốn sự lựa chọn ta chọn câu đúng. Ví dụ: Đột biến ảnh hưởng đến aa 198, 199; hỏi gen cấu trúc liên quan đến cặp Nu nào? Còn nhóm 3 là nhóm tìm học sinh giỏi cần làm sau cùng. Ví dụ: Giải thích tính quen thuốc của vi khuẩn gây bệnh, sâu bọ. Khi làm nhóm 1 giải trước, nhóm 2 giải sau, nhóm 3 giải sau cùng. Một đề thi trắc nghiệm không phân bố tuần tự nhóm 1, 2, 3 (đảo câu hỏi). TS thường giải theo thứ tự câu 1, 2 đến câu 50 là chưa biết phân bố thời gian hợp lý, nên dư thời gian. Điền Chi (Trường THPT Phan Đăng Lưu, TP.HCM) * Môn toán: có nhiều sai sót dễ mắc phải Những sai sót mà TS thường gặp khi làm bài thi môn toán là chưa học kỹ những điều đã học. Thiếu bình tĩnh khi làm bài. Tình trạng sức khỏe lúc thi không ổn định. Thiếu bình tĩnh và sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến thiếu sáng suốt, suy nghĩ không ra những điều mà bình thường có thể suy nghĩ ra. Đọc chưa kỹ đề, thế sai dữ liệu. Hiểu lạc đề nên đặt vấn đề sai. Tính toán vội vàng nên sai ở những khâu trung gian. Khi giải bất phương trình (hoặc phương trình) quên đặt điều kiện để phép biến đổi là tương đương. Có cách ngắn hơn mà TS không biết, lại chọn cách dài dẫn đến tính toán dài dòng, phức tạp, dễ sai. Trong những phương trình (hoặc bất phương trình) lượng giác, vì sử dụng công thức không đúng chỗ nên dẫn đến phương trình mới phức tạp hơn. Trong những bài tích phân, vì đổi biến không phù hợp nên làm không ra và mất thời gian tính toán dài dòng. TS thường quên những trường hợp đặc biệt. Ví dụ như trường hợp tham số m làm cho hàm số suy biến, trường hợp hệ số a của bất phương trình bậc 2 bằng 0. Khi khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, một số TS vì thiếu cẩn thận đã lập bảng biến thiên sai hoặc vẽ đồ thị sai. ThS PHẠM HỒNG DANH (giảng viên chính ĐH Kinh tế TP.HCM) Cùng bạn ôn thi Thủ khoa Trịnh Tuấn Dương: Luôn coi lại phương pháp học tập của mình TT - Là một trong hai thủ khoa của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) năm 2007 với số điểm 29,5, Trịnh Tuấn Dương vẫn không nhận mình thông minh mà nói kết quả đạt được là do chăm chỉ. Phương pháp của mình không có gì cao siêu cả, chỉ đơn thuần là luôn dành một chút thời gian để coi lại bài cũ, phần lớn thời gian cho bài sắp học và những vấn đề chưa giải quyết được còn thắc mắc Với những môn có sở trường thì mình sẽ dành ít thời gian hơn các môn khác Việc đó giúp mình cân bằng được kiến thức và việc học giữa các môn. Mình luôn thử giải nhanh các bài tập hóa, toán, luôn tưởng tượng các hiện tượng vật lý để có hứng thú học tập. Việc định thời gian rồi lấy một đề thi TN bất kỳ nào đó "thi thử" cũng là cách để tập dần với cách thi TN. Mình nghĩ với chừng ấy thời gian, với một đề thi như vậy nếu có thời gian luyện trước nhiều lần sẽ giúp ích cho mình rất nhiều. Những thắc mắc từ những lần thi thử đó mình sẽ hỏi thầy cô, chứ nếu để vào phòng thi rồi hỏi đâu có kịp! Một phương pháp khác của mình là luôn coi lại các phương pháp và kết quả học tập. Mình nghĩ khi đề ra một phương pháp học tập như vậy, nhưng qua một thời gian phải coi lại có hiệu quả và đạt kết quả khả quan không, có những nhược điểm gì trong cách học đó. Qua sự nhìn nhận ấy mình sửa chữa được những lỗi trong cách học cũ hoặc thay đổi nó nếu cảm thấy không phù hợp và hiệu quả, còn nếu thấy phương pháp có tác dụng thì hãy phát huy những điểm tốt. TRUNG TÂN Kinh nghiệm thi đạt điểm cao TT - Đề thi tuyển sinh ĐH khối A vừa qua được đánh giá là tương đối khó. Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi các môn trong đợt 2 sẽ tiếp tục được ra với mức độ tương tự. Thí sinh cần lưu ý gì để đạt được kết quả như ý trong đợt thi sắp tới? Thí sinh chuẩn bị làm bài môn văn trong kỳ thi tuyển sinh năm 2008 tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) -Ảnh: NHƯ HÙNG Môn văn: nên làm theo đúng ban đã học Một trong những yêu cầu quan trọng của bài làm môn văn là thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu của đề. Thí sinh nên chú ý những từ ngữ quan trọng để từ đó rút ra luận đề (yêu cầu của đề), xác định luận điểm (tìm ý), lựa chọn thao tác để xử lý, xác định phạm vi tư liệu, phạm vi giới hạn của đề. Khi làm bài, việc trình bày, bố cục, hệ thống luận điểm phải rõ ràng, lập luận chặt chẽ, khoa học, thuyết phục. Trên thực tế, đáp án thường triển khai theo nội dung phân ban nên việc làm bài theo đúng ban đã học là một lợi thế. Về tâm lý, thí sinh nên tạo cho mình bình tĩnh, tự tin khi làm bài. Ngoài những vấn đề chung ở trên, vào từng phần cụ thể, thí sinh cần lưu ý thêm một số vấn đề. Ở phần câu hỏi về kiến thức, nên trả lời ngắn gọn, cụ thể, chính xác yêu cầu của đề, tránh vòng vo, dài dòng. Ở câu nghị luận xã hội, thí sinh phải xác định rõ vấn đề cần bàn, lưu ý vận dụng tốt thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. Bài làm cần nêu ý kiến cụ thể và có dẫn chứng nhưng không quá nhiều. Viết đúng dung lượng mà đề yêu cầu (600 từ). Nên hình dung và rèn luyện điều này trước khi thi. Đối với nghị luận văn học, thí sinh phải nắm vững yêu cầu của đề. Từ đó, thí sinh lựa chọn, vận dụng phối hợp các thao tác (phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh ) cho phù hợp với yêu cầu của đề. Trong lập luận, thí sinh nên vận dụng (so sánh, đối chiếu, liên hệ ) những kiến thức về tác giả, tác phẩm, những kiến thức lý luận chung về văn học, về thể loại, đặc trưng của giai đoạn văn học có liên quan đến yêu cầu của đề. Điều này giúp bài làm sâu sắc, phong phú hơn. TRẦN TIẾN THÀNH (GV Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) Môn lịch sử: cần lập dàn ý Đề thi môn lịch sử có thể có những câu hỏi mang tính tổng hợp nhiều sự kiện trong một giai đoạn. Bài làm môn lịch sử không chỉ yêu cầu thuộc bài, thí sinh phải hiểu các sự kiện quan trọng, các nhân vật, số liệu gắn liền với sự kiện đó. Để đáp ứng tốt bài thi ĐH, thí sinh phải biết hệ thống kiến thức trong chương trình lịch sử, phải nắm vững các sự kiện cơ bản của các bài học, có khái quát nội dung những giai đoạn chính trong quá trình phát triển lịch sử. Khi ôn tập, cần xác định kiến thức cơ bản toàn bộ chương trình, những kiến thức cần thiết trong từng bài, từng giai đoạn lịch sử. Về kỹ năng làm bài: qua thực tế coi và chấm thi, tôi nhận thấy hầu hết thí sinh thường bắt đầu làm ngay, không dành thời gian đọc và phân tích đề. Để làm tốt bài thi lịch sử, cần dành 10-15 phút đọc kỹ, hiểu đề, phân tích đề, gạch dưới và ghi ra giấy nháp những từ, cụm từ quan trọng thể hiện nội dung cơ bản của đề. Từ đó nêu ra những vấn đề chính cần giải quyết trong bài làm. Trên giấy nháp ghi rõ những hiểu biết của mình về những vấn đề cần trình bày. Sau đó lựa chọn, sắp xếp những ý cần giải quyết như một dàn ý trước khi làm bài. Các bài làm lịch sử thấp điểm do thí sinh không hiểu đề, bài làm lạc đề, sai đề, bài viết lòng vòng, lan man, không rõ ý, không sát yêu cầu của đề. Hậu quả là bài làm thiếu quá nhiều ý chính, không có điểm cao. Ngược lại, có những bài làm quá chi tiết, mất nhiều thời gian ở một ý, một câu (đôi khi phần này điểm rất ít). Nếu thí sinh đọc và phân tích kỹ đề, phân thời gian hợp lý cho các câu sẽ hạn chế được lỗi này. Ngoài ra, khi làm bài lịch sử cần chú ý hình thức trình bày. Rất nhiều bài làm lịch sử viết sai chính tả, câu văn tối nghĩa, dài dòng, sai ngữ pháp. Thực tế có những bài làm thể hiện người viết có nắm ý nhưng thể hiện quá rối, không mạch lạc. Những bài làm này không được tính điểm tối đa trong từng phần. NGUYỄN ÁI HẰNG (tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Trần Phú, TP.HCM) Môn địa lý: chọn biểu đồ hợp lý Những khuyết điểm mà thí sinh thường mắc khi làm bài thi môn địa lý là hay nhầm lẫn giữa yêu cầu phân tích và yêu cầu chứng minh, hay ngộ nhận giữa yêu cầu về “trình bày” trong đề thi tốt nghiệp (học thuộc lòng rồi viết ra) và “trình bày” trong đề thi tuyển sinh (cần có sự so sánh, đối chiếu, lập luận riêng). Với câu hỏi về vẽ biểu đồ: căn cứ vào bảng số liệu, thí sinh phải cân nhắc và chọn vẽ được biểu đồ thích hợp (biểu đồ hình tròn, cột, đồ thị, biểu đồ kết hợp ). Nếu chọn sai dạng biểu đồ coi như cả câu đều sai. Với câu hỏi yêu cầu nhận xét, giải thích: nếu có liên quan đến những kiến thức về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng cần phải vận dụng kiến thức đã học từ lớp 10 mới có thể làm đủ ý. Riêng câu hỏi yêu cầu chứng minh: nên lập dàn ý để tránh thiếu sót và không cần viết dài dòng, chỉ đưa một vài bằng chứng thuyết phục là đủ. Với câu hỏi yêu cầu phân tích: cần sắp xếp các ý sao cho logic chứ không lý giải lung tung, mất thời gian. Điều cuối cùng, thí sinh cần nhớ đây là kỳ thi tuyển sinh: khi làm bài phải lựa chọn những ý cần thiết để trả lời câu hỏi, biết phân phối thời gian hợp lý chứ nhiều em thuộc bài nhưng làm không đủ thời gian vì bê nguyên xi trong sách giáo khoa ra. MAI PHÚ THANH (chuyên viên môn địa, Sở GD-ĐT TP.HCM) . của cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến (do Tuổi Trẻ, Công ty Acer VN, Trung tâm tin học và quản lý kinh tế MaIT tổ chức) đã chia sẻ những lưu ý, kinh nghiệm về cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho. lệnh "mở đề - làm bài", làm sao để có cảm giác thoải mái làm bài, không muốn bị thời gian rượt theo khi thi dẫn đến nhiều sai sót? Dễ trước, khó sau Mặc dù thi trắc nghiệm là hình thức. Thời gian cho mỗi môn thi trắc nghiệm không thể gọi là dài mà cũng không thể gọi là ngắn, nhiều thí sinh tham dự cuộc thi đã chia sẻ. Tưởng tượng có một đề thi trắc nghiệm trước mặt ngay bây

Ngày đăng: 07/07/2014, 22:00

Xem thêm: PP làm trắc nghiệm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w