1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Giáo án vật lý lớp 6 - SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG potx

5 723 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 143,55 KB

Nội dung

+ Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.. * Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.. Khi

Trang 1

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

I MỤC TIÊU :

- Tìm được thí dụ thực tế về các nội dung :

+ Thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên , giảm khi lạnh đi + Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Làm được thí nghiệm, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra được kết luận cần thiết

II TRỌNG TÂM :

* Nắm được sự nở vì nhiệt của chất lỏng

* Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

III CHUẨN BỊ :

- Một bình thủy tinh đáy bằng - Một ống thủy tinh thẳng có thành

dày

- Một nút cao su có đục lỗ - Một chậu thủy tinh hoặc nhựa

- Nước, rượu có pha màu - Một phích nước nóng

- Một chậu nước thường - Tranh vẽ hình 19.3 SGK / 60

IV TIẾN TRÌNH :

Trang 2

1 Ổn định : kiểm diện

2 Kiểm tra bài cũ :

- Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn ? ( + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau )

- BT 18.3 1 C Hợp kim platinit Vì có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thủy tinh

2 Vì thủy tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thủy tinh thường tới

3 lần

- BT 18.4 Các tấm tôn lợp có dạng lượn sóng để khi dãn nở vì nhiệt ít cản trở, tránh sự hư hỏng tôn

3 Bài mới :

* Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học

tập

@ Khi đun nóng một ca nước đầy thì

nước có tràn ra ngoài không ?

* Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm xem

nước có nở ra khi nóng lên không ?

I Thí nghiệm SGK / 60

Trang 3

@ Hướng dẫn dụng cụ thí nghiệm như hình 19.1, 19.2 / 60 – Theo dõi h/s làm thí nghiệm – điều kiển việc thảo luận ở lớp

Khi đặt bình cầu vào chậu nước nóng thì mực nước trong ống thủy tinh như thế nào ?

 Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi

+ C1 : Hiện tượng gì xảy ra với mực

nước trong ống thủy tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng ? ( Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra )

 Dự đoán câu 2 : Nếu ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì mực nước trong ống thủy tinh như thế nào ? ( Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại ) H/s làm thí nghiệm kiểm chứng lại và rút ra kết luận

* Hoạt động 3 : Chứng minh các chất

Trang 4

lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

@ Hướng dẫn h/s quan sát về sự nở vì

nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút

ra nhận xét

Tại sao lượng chất lỏng trong cả 3

bình phải như nhau ? và 3 bình lại nhúng

vào cùng 1 chậu nước nóng ? Vậy các

chất lỏng khác nhau , sự nở vì nhiệt có

giống nhau không ? (khác nhau )

* Hoạt động 4 : Rút ra kết luận

+ C 4 a/ Thể tích nước trong bình tăng

khi nóng lên, giảm khi lạnh đi

b/ Các chất lỏng khác nhau nở vì

nhiệt không giống nhau

Vậy chất lỏng nở ra ( co lại ) khi

nào ?

Các chất lỏng khác nhau nở vì

nhiệt như thế nào ?

* Hoạt động 5 : Vận dụng ( củng cố )

II Kết luận

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất lỏng khác nhau nở vì

nhiệt khác nhau

Trang 5

1 Củng cố :

- Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- C 5 : Tại sao khi đun nước ta không nên đổ thật đầy ấm ? ( Vì khi bị đun nóng , nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài )

- C 6 : Để tránh tình trạng nắp bập ra khi chất lỏng đựng trong chai nở

vì nhiệt ( vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra )

- Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn Vì thể tích chất lỏng

ở 2 bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn

- BT 19.1 C Thể tích của chất lỏng tăng

2 Dặn dò :

- Học bài - BT 19.2  19.6 / 23 ; 24 ( GV hướng dẫn BT về nhà )

- Tại sao khi đặt bong bóng ngoài nắng thì dễ bị bể ?

- Đọc phần có thể em chưa biết SGK / 61 Chuẩn bị bài tiếp theo

V RÚT KINH NGHIỆM :

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w