Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX 1 tiết A.. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm một loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối th
Trang 1Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỶ XIX
(1 tiết)
A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1 Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm một loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế
kỷ XIX (Đây là phong trào không bị chi phối bởi tư tưởng Cần Vương
- Nắm được hoàn cảnh bùng nổ, quy mô, diễn biến của phong trào Chú ý nhấn mạnh phong trào nông dân Yên Thế
- Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
2 Tư tưởng:
- Khắc sâu lòng yêu nước với hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, yêu tự do và căm thù quân xâm lược
- Hạn chế của nông dân khi tiến hành đâu tranh giai cấp và dân tộc
3 Kĩ năng:
- Miêu tả, tường thuật, trực quan
- Đối chiếu, so sánh phân tích
Trang 2ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo Viên:
+ SGK, SGV + Bản đồ Việt Nam trống, Bác Kì cuối thế kỷ XIX + Lược đồ căn cứ Yên Thế
+ Tranh ảnh tài liệu liên quan đến Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa _ Học sinh :Sách giáo khoa
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* On định lớp:
* Ôn lại bài cũ:
Nêu tên và thời gian các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương?Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
* Giảng bài mới:
Trang 3Hoạt động của thầy - trò
Hoạt động 1: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884 –
1913)
Mục tiêu:
- Giúp học sinh thấy được nguyên nhân, diễn biến
của cuộc khởi nghĩa?
- Kết quả và ý nghĩa lịch sử?
Phương pháp : Trực quan, miêu tả, tường thuật, phát
vấn
? Dựa vào sgk có kết hợp bản đồ, em hãy giới thiệu
địa hình của vùng trung du Yên Thế? (SGK)
? Theo em tại sao Yên Thế được chọn làm địa bàn
khởi nghĩa? (Vì địa thế trung du có đồi núi thông
nhiều ngả với miền thượng du hiểm trở sau lưng và
vùng đồng bằng rộng lớn trước mặt, thuận tiện cho
cách đánh du kích của nghĩa quân) GV phân tích và
chốt lại vấn đề
HS đọc SGK đoạn 2 , 3 trang 131 và trả lời câu hỏi
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nông
dân Yên Thế?
Bài ghi
I KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884 – 1913)
1 Căn cứ : Yên Thế (Bắc Giang)
2 Lãnh đạo: gồm nhiều thủ lĩnh địa phương nổi bật là Hoàng Hoa Thám
3.Nguyên nhân:
- Cuối thế kỷ XIX –
Trang 4? Qua các phần đã tìm hiểu trên em hãy cho biết khởi
nghĩa nông dân Yên Thế có gì khác so với các cuộc
khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? (Khởi nghĩa
của giai cấp nào, chống lại việc gì, bảo vệ quyền lợi
cho ai?)
? Dựa vào sgk em hãy cho cô biết cuộc khởi nghĩa Yên
Thế trải qua mấy giai đoạn? (3 giai đoạn)
? Hs thảo luận thành từng nhóm, đại diện mỗi tổ sẽ
trình bày một giai đoạn
+ Tổ 1: 1884 –1892
+ Tổ 2: 1893 – 1908
+ Tổ 3: 1909 – 1913
+ Tổ 4: Tổng hợp cả 3 giai đoạn
* Chú ý:
- Không quá đi sâu vào chi tiết mà ở từng giai
đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng Yên Thế là mục tiêu bình định
4.Diễn biến : 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1884 – 1892:
Nghĩa quân còn hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm, sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
Trang 5đoạn đòi hỏi hs chỉ cần trình bày Người lãnh đạo -
Quá trình hoạt động - Kết quả
- Sau đó GV nhận xét và khai thác thêm thông tin
GV nhấn mạnh vai trò của Hoàng Hoa Thám (Cho
hs xem đồ dùng trực quan: tranh ảnh về khởi nghĩa
nông dân Yên Thế Gv có thể lựa chọn tranh ảnh
thích hợp với từng nội dung) trong giai đoạn 1893
–1913
? Theo em nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc giảng
hòa lần I và lần II của thực dân Pháp? (Thời gian,
tương quan lực lượng giữa ta và địch)
? Tranh thủ thời gian hòa hoãn đó Đề Thám đã xây
dựng lực lượng như thế nào? (khai khẩn đồn điền, xây
+ Giai đoạn 1893 – 1908: Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
- Do tưong quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần giảng hòa với giặc (Lần 1: 1894, Lần 2: 1897)
- Tranh thủ thời gian hòa hoãn lần
II, nghĩa quân tích
Trang 6dựng lực lượng /SGK tr 132)
? Tuy nhiên kết quả cuối cùng vẫn thất bại Em
hãy cho biết nguyên nhân thất bại là gì?(phạm vi
hoạt động, tương quan lực lượng, âm mưu thâm
độc của Pháp)
- Bó hẹp, cô lập trong một địa phương
- Lực lượng tương quan có sự chênh lệch
- Sự cấu kết đàn áp của giai cấp phong kiến và
thực dân
lũy lương thực và xây dựng quân đội, liên lạc với nhiều nhà yêu nước
+ Giai đoạn 1909 – 1913:
- Pháp tấn công qui
mô lớn, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần -> 10.2.1913 phong trào tan rã
Trang 7- Sự cần thiết phải có lãnh đạo của giai cấp tiên
tiến
? Ý nghĩa lịch sử?
Thể hiện tinh thần yêu nước và sức mạnh tiềm tàng
của giai cấp nông dân
? Liên hệ bài trước em hãy cho cô biết khởi nghĩa Yên
Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa
trong phong trào Cần Vương?(Thời gian, mục tiêu
đấu tranh, căn cứ , lãnh đạo, lực lượng tham gia)
Không hưởng ứng chiếu Cần Vương, không mong
muốn lập lại chế độ phong kiến, chỉ đấu tranh để bảo
vệ quyền lợi của một bộ phận dân cư
* GV chuyển ý để sang hoạt động 2
* Hoạt động 2: Phong trào chống Pháp của đồng
bào miền núi:
- Mục tiêu:
Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp cuối thế
kỷ XIX -> phong trào phát triển lâu dài làm chậm quá
trình bình định của thực dân Pháp
- Phương pháp: luyện tập, trực quan, phát vấn
II PHONG TRÀO
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI:
- Ở Tây Bắc,
Trung,
Nguyên -> Học sgk trang
Trang 8Hs đọc sgk chữ in nhỏ trong sgk trang 133 Sau đó làm
bài luyện tập
? Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa của đồng bào miền
núi cuối thế kỷ XIX? (Địa điểm, dân tộc, thủ lĩnh)
Hs xem SGK, có kết hợp bản đồ
Hs nêu một vài nơi tiêu biểu, GV chốt lại và lưu ý hs
gạch trong sgk và về nhà học theo sgk
? Cho biết kết quả, nguyên nhân và ý nghĩa phong
trào chống Pháp của đồng bào miền núi?
- Thất bại
- Trình độ giác ngộ thấp, đời sống khó khăn nên
dễ bị mua chuộc
- Kế thừa truyền thống yêu nước của tổ tiên, góp
phần làm chậm quá trình bình định của thực dân
Pháp
* Sơ kết:
- Phong trào bùng nổ như vết dầu loang rộng và bùng
nổ ở nhiều nơi như; Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc,
Việt Bắc… được đông đảo bà con dân tộc thiểu số
tham gia với quy mô và thời gian tồn tại lâu (30 năm)
133
- Phong trào phát triển mạnh mẽ góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp
Trang 9Đặc biệt phong trào bùng nổ để bảo vệ quyền lợi của 1
bộ phận dân cư mà không hưởng ứng chiếu cần
vương
- Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa cuối cùng cũng thất bại,
nhưng qua đó cho thấy cấp thiết phải có 1 giai cấp tiên
tiến lãnh đạo mới giành được thắng lợi
* Củng cố; Trả lời câu hỏi cuối SGK dưới sự hướng dẫn của GV
* Dặn dò:
- Học bài 27
- Các phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX – đấu thế kỷ XX đều thất bại Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, mong muốn thay đổi tình hình kinh tế- xã hội lúc bấy giờ là động cơ dẫn đến những trào lưu cải cách Duy tân ở VN Những trào lưu cải cách Duy Tân đó như thế nào? Các em về xem trước bài 28 “Trào lưu cải cách Duy Tân ở VN cuối
TK XIX”
- Hs sưu tầm tranh ảnh về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX