Bài 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức rõ _ Những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuốc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát trtiển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. _ Thấy được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. 2. Tư tưởng: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát ttriển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. 3. Kĩ năng: Nắm vững được khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG PHÁP 1) Tài liệu: _ Bản đồ treo tường nước Nhật cuối TK XIX – đầu TK XX. _ Tranh ảnh về Nhật Bản đầu TK XX. 2) Phương Pháp: Phát vấn, thảo luận, diễn giảng, trực quan … III/ TRỌNG TÂM: _ Cuộc Duy Tân Minh Trị _ Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1/ On Định : 2/ Kiểm tra bài cũ: _ Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây. _ Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối TK XIX – đầu TK XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại ? 3/ Giới thiệu bài mới: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và còn phát triển kinh tế nhanh chóng, trở thành nước đế quốc chủ nghĩa. Vì sao ? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. I/ CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ Phần giảng Phần ghi _ Học sinh xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ thế giới. _ Gv:sử dụng lược đồ giới thiệu sơ lược: Nhật Bản là một quốc gia đảo ở Đông Bắc châu Á. Đất nước trải dài hình cánh cung gồm 4 đảo chính: Hôn-su, Hốc-cai-đô, Kiu- si-u và Si-cô-cư, diện tích khoảng 374000 km 2 . Vào giữa TX XIX tình hình Nhật Bản như thế nào ? Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của đế quốc Âu – Mĩ. Nhật Bản đứng trước những lựa chọn gì để phát triển đất nước ? Sgk Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã làm gì ? Thực hiện một loạt cải cách tiên bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu GT ảnh MTTH ( H.47). Tháng 1 – 1968 Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, thực hiện cuộc Duy tân Minh trị 1/ Nội dung: Kinh tế: _ Thống nhất tiền tệ. _ Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất phong kiến. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị về: + Chính trị ? + Kinh tế ? + Văn hóa – giáo dục ? + Quân sự ? Kết quả và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ? Giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. * Gv cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản ? _ Chế độ phong kiến Nhật Bản đã chấm dứt, chính quyền chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa đứng đầu là Thiên hoàng Minh Trị. _ Những cải cách mang tính chất tư sản rõ rệt (Âu hóa). Chính trị, xã hội: _ Bãi bỏ chế độ nông nô. _ Đưa tư sản lên nắm chính quyền. _ Đưa học sinh du học phương Tây. Văn hóa – giáo dục: _ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. _ Đưa nội dung khoa học – kĩ thuật vào chương trình giảng dạy. Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo phương Tây. 2/ Kết quả: Phát triển thành một nước tư bản công nghiệp II/ NHẬT BẢN CHUYỂN SANG CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC Phần giảng Vì sao kinh tế Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh ? Nhờ số tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc. Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối TK XIX – đầu TK XX Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc ? Sgk. * Gv diễn giảng: Đường lối ngoại giao của Nhật Bản có hai nét nổi bật: _ Xoá bỏ những hiệp ước bất bình đẳng. _ Xâm lược bành trướng như các nước phương Tây. Phần ghi 1/ Đối nội: chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. _ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. _ Nhiều công ty độc quyền xuất hiện. 2/ Đối ngoại: xâm lược bành trướng. _ Chiến tranh Nhật - Trung (1894 – 1895). _ Chiến tranh Nhật – Nga (1904 – 1905). III/ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG NHẬT BẢN Phần giảng Chủ nghĩa tư bản ở Nhật phát triển thì Phần ghi _ Một số nghiệp đoàn ra đời. đời sống nhân dân như thế nào ? Bị áp bức bóc lột nặng nề, lương thấp. Nhân dân Nhật Bản đã phản ứng ra sao ? Đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh của công nhân Nhật Bản vào đầu TK XX ? Công nhân tham gia đấu tranh đông đảo và ngày một dâng cao. Những nhân tố nào đã góp phần thúc đẩy phong trào công nhân ở Nhật Bản lớn mạnh đầu thế kỉ XX ? _ Sự bóc lột tàn tệ của chủ nhân. _ Được sự lãnh đạo của nhiều tổ chức (Đảng Xã hội dân chủ và các nghiệp đoàn). _ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười _ Năm 1901 Đảng xã hội dân chủ thành lập dưới sự lãnh đạo của Cai-tai- a-ma Xen. _ Năm 1906 phong trào công nhân phát triển mạnh năm 1907 có 57 cuộc bãi công. * SƠ KẾT BÀI HỌC: _ Nhật Bản là nước phong kiến, song nhờ thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận một nước thuộc địa mà trở thành nước tư bản và tiến lên chủ nghĩa đế quốc. _ Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân ngày dâng cao. 4/ Củng cố: a) Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868. b) Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc ? 5/ Dặn dò: _ Học bài và xem trước bài 13 ở nhà. _ Làm bài tập thực hành lịch sử bài 12. . 186 8. b) Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành nước đế quốc ? 5/ Dặn dò: _ Học bài và xem trước bài 13 ở nhà. _ Làm bài tập thực hành lịch sử. Bài 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức rõ _ Những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 186 8. Thực chất. các nước Đông Nam Á vào cuối TK XIX – đầu TK XX. Tại sao những phong trào này đều thất bại ? 3/ Giới thiệu bài mới: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở