1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chong tham nhung

4 594 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chống tham nhũng: Không dừng lại ở hô hào 09:11' 20/03/2008 (GMT+7) (Lanhdao.net) - Quyết tâm biến Seoul thành cơ quan hành chính địa phương trong sạch nhất Hàn Quốc, chính quyền thành phố này quyết định thưởng từ 50 - 100 triệu won (tương đương 50.000 - 100.000 USD) cho bất kỳ ai tố cáo quan chức nhận hối lộ. Tương tự ở Việt Nam, Bộ Tài chính cũng vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc chi tối đa 10 triệu đồng cho mỗi tin tố cáo tham nhũng. Ảnh minh họa: Soxfirst. Chống tham nhũng - không để người dân đơn độc Khi người dân tố cáo tham nhũng, họ biết chắc sẽ bị gây khó dễ, thậm chí gặp nguy hiểm. Vì thế, hành động của họ là hiện thân của tinh thần dũng cảm dám đương đầu với tiêu cực để bảo vệ công lý. Đó là một phần quan trọng tạo nên sự công khai, minh bạch cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Do đó, có thể hiểu việc chi 10 triệu đồng ở Việt Nam hay 100.000 USD ở Hàn Quốc là một phần thưởng, là sự khuyến khích của chính quyền dành cho họ. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm làm sạch bộ máy nhà nước của lãnh đạo và một động thái cho thấy người dân không hề đơn thương độc mã trong cuộc chiến này. Tham nhũng là căn bệnh khó có quốc gia nào có thể miễn nhiễm. Chỉ khác nhau ở mức độ ít nhiều và người dân có được tạo một cơ chế thuận lợi để tố cáo tham nhũng hay không. Ở nước ta, chính sách khen thưởng, đường dây nóng không phải không có, song hiệu quả mang lại vẫn chưa rõ nét. Những trường hợp như bà giáo Lê Hiền Đức được giải thưởng Liêm chính quốc tế hay đại tá Đinh Đình Phú phanh phui vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn , việc tố cáo không hề dễ dàng. Trước khi được báo chí biết đến, trước khi những lời tố cáo "thấu tới ông Bao Công" thì họ đã phải trầy trật vượt qua không biết bao lời hăm dọa và khủng bố về tinh thần. Đó là chưa kể không ít người đã phải bán nhà, bỏ cửa để dấn thân vào hành trình tố cáo tiêu cực. Thực tế, chúng ta cần có một cơ chế thỏa đáng và thực tế hơn để bảo vệ họ chứ không thể chỉ hô hào suông. Như Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Võ Duy Khương từng cảnh báo: "Cán bộ, đảng viên không dám đấu tranh vì không ai bảo vệ họ. Không thể chỉ hô hào: Đảng viên phải tiên phong". Ông Đinh Đình Phú và bà giáo Lê Hiền Đức - những người dũng cảm tố cáo tiêu cực. Trong cuộc chiến chống tham nhũng, khâu phát hiện là quan trọng nhất, song đây lại là khâu yếu nhất. Do đó, nếu không có một cơ chế bảo vệ người tố cáo tiêu cực, thì khó có thể có được kết quả khả quan. Bày tỏ mối quan ngại về tình trạng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói: "Năm 2007, cả nước phát hiện 584 vụ tham nhũng, nhưng không vụ nào do tổ chức Đảng phát hiện. Có trường hợp tiêu cực ở Tổng công ty vật tư nông nghiệp bị tố cáo lên tố cáo xuống, nhưng Đảng uỷ đó vẫn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Cần xem lại vai trò của các cấp ủy Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng". Chống tham nhũng - một phép so sánh Mỗi năm Việt Nam phanh phui mấy trăm vụ tham nhũng với số tiền thất thoát hàng trăm tỷ đồng, đó là chưa kể rất nhiều vụ khác chưa phát hiện được. Chưa hết, sau khi tham nhũng vỡ lở, cả bộ máy nhà nước lại phải lao vào khắc phục hậu quả mà nó để lại. Trong khi đó, số tiền chi ra cho những "công dân dũng cảm" tố cáo tiêu cực chỉ chiếm vài phần trăm nhỏ so với số tiền "khắc phục hậu quả" song lại có khả năng giúp chính quyền triệt hạ tham nhũng ngay từ khi mới manh nha. Những người như bà Đức, ông Phú tố cáo tham nhũng không phải để chờ đợi số tiền 10 triệu, hay 20 triệu cho mỗi tin báo. Nó không là động lực song sẽ có ý nghĩa biết bao khi trở thành sự ghi nhận của chính quyền đối với việc làm của họ. Do đó, dẫu họ không đòi hỏi, không trông chờ song không có nghĩa nó không cần thiết. Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng còn phải tính đến nguy cơ họ bị những thế lực tham nhũng hăm dọa, trả thù. Chính vì vậy, không chỉ biểu dương, khuyến khích mà chính quyền còn cần phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ họ. Nếu không, chính họ sẽ là người bị "thanh lọc" trước khi bọn tham nhũng bị thanh lọc. Liêm chính - khi nào trở thành thương hiệu quốc gia? Bất cứ nhiệm vụ khó khăn nào cũng cần sự đồng thuận của cả hệ thống, mà ở đó, người lãnh đạo giữ vai trò chủ chốt. Còn nhớ, năm 2005, ông Rosario Crocetta - Thị trưởng thành phố Gela ở Sicile, Italia đã nói về động cơ khiến ông công khai tuyên chiến với mafia: “Động cơ của tôi là một lý tưởng. Một lý tưởng xuất phát từ sự tự do của tôi và nhất là của những người khác. Trong thành phố, phải chọn lựa: hoặc là sống trong cái tầm thường biến chúng ta thành những con cừu, hoặc là làm tăng giá trị con người của chúng ta. Ngày nay, tôi biết rằng hành động của chúng tôi là một sự pha trộn giữa ngăn ngừa và trấn áp. Bọn mafia là con thú ăn mồi độc lập không biết đến lợi ích chung”. Cũng cách đây 3 năm, có một bài báo viết về ông Bộ trưởng đầu tiên của Việt Nam xúi dân đi kiện những công chức hay hoạnh họe, sách nhiễu dân. Đó là ông Mai Ái Trực - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Không chỉ công khai email điện tử, ông còn thẳng thừng nói: “Hãy kiện họ thay vì đút tiền cho họ”. Ở Đông Nam Á, Singapore là quốc gia mà diện tích chỉ tương đương thủ đô Hà Nội song lại nổi lên trong khu vực với thương hiệu "hiệu quả, ổn định, liêm chính và tôn trọng pháp luật". Kiến trúc sư trưởng của thương hiệu ấy, đồng thời là người quảng bá cho nó không mệt mỏi, chính là cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Khi thương hiệu ấy trở thành tinh thần chung từ lãnh đạo đến mọi người dân thì chắc chắn cơ hội cho tham nhũng cũng sẽ giảm đi nhiều. Cùng với quyết tâm chống lại cái xấu, cái tiêu cực, hướng tới sự liêm chính của chính quyền trong cuộc chiến chống tham nhũng, việc có người đứng ra bảo đảm, có sự chỉ đạo quyết liệt và có sự xử lý nghiêm minh sẽ giúp lòng tin của người dân vào bộ máy công quyền và cơ quan pháp luật được củng cố và cuộc chiến chống tham nhũng đạt hiệu quả. Nguyễn Dung . chi tối đa 10 triệu đồng cho mỗi tin tố cáo tham nhũng. Ảnh minh họa: Soxfirst. Chống tham nhũng - không để người dân đơn độc Khi người dân tố cáo tham nhũng, họ biết chắc sẽ bị gây khó dễ, thậm. của các cấp ủy Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng". Chống tham nhũng - một phép so sánh Mỗi năm Việt Nam phanh phui mấy trăm vụ tham nhũng với số tiền thất thoát hàng trăm tỷ đồng,. trong cuộc chiến này. Tham nhũng là căn bệnh khó có quốc gia nào có thể miễn nhiễm. Chỉ khác nhau ở mức độ ít nhiều và người dân có được tạo một cơ chế thuận lợi để tố cáo tham nhũng hay không.

Ngày đăng: 07/07/2014, 20:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w