Chương 17 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ. Thiết kế quy trình lắp ráp các phân đoạn trên đà trượt nghiêng là công việc đòi hỏi phải vận dụng rất nhiều những kiến thức chuyên ngành tàu thủy về công nghệ đóng tàu trên lý thuyết mà còn phải có thực tế tại các công ty đóng tàu hiện. Sự kết hợp đó đ ã giúp em hoàn thành được quy trình lắp ráp này đáp ứng đựơc yêu cầu đặt ra của đề tài. Trong đề tài này đã thiết được quy trình lắp ráp một vài phân đoạn điển hình của con tàu 53.000 DWT. Quy trình được trình bày chi ti ết, dễ hiểu và nhiều hình vẽ mô phỏng cụ thể. Ngoài ra, quy trình này r ất phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty đóng tàu H ạ Long. Trong quy trình này đã khắc phục được nhược điểm của quy trình lắp ráp cũ đang thực hiện tại công ty. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên trong đề tài này chỉ trình bày được quy trình lắp ráp của một vài phân đoạn điểm hình ở phần giữa tàu và một phân đoạn mũi quả lê. 4.2. ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. Qua thời gian làm đề tài và thực tập tại Công ty đóng tàu Hạ Long em thấy: - Trước khi đi thực tập thì mọi định hướng cho đề tài chỉ dựa trên lý thuyết trong sách vở nên tất cả rất mơ hồ. Tất cả các máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng đều chỉ trong tưởng tượng. Chỉ sau khi đi thực tập ở Công ty đóng t àu Hạ Long thì em mới có cái nhìn hoàn toàn m ới về công việc thực tế trong công ty đóng tàu. Được nhìn tận mắt thấy những công việc trong công ty, nguyên tắc hoạt động của các trang thiết bị, máy móc em cảm thấy m ình học hỏi thêm được rất nhiều điều. Chính vì thế, em mong Trường và Khoa Công ngh ệ tàu thủy có thể bố trí xen kẽ những buổi học lý thuyết trên lớp bằng những buổi đi thực tế hay những giời học ngoại khóa ở các công ty đóng t àu có các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng hay quy trình công nghệ tương tự như bài học đó. Điều đó sẽ giúp cho sinh viên tiếp thu rất nhanh. - Cũng qua đợt thực tập này em mới biết nhu cầu tuyển lao động của Công ty đóng t àu Hạ Long nói riêng và của hầu hết các công ty đóng tàu nói chung đều rất lớn. Nhưng với những sinh vi ên s ắp ra trường như chúng em thì lại không biết hết được các nhu cầu đó của từng công ty. Nên em kính mong nhà trường cùng với Khoa Kỹ thuật tàu thủy liên hệ giúp và làm cầu nối đưa chúng em đến các công ty đó. Nhờ đó, chúng em có thể có việc l àm ngay sau khi ra trường. Nếu được như vậy thì tất cả các sinh viên thuộc Khoa Kỹ thuật tàu thủy của Trường đại học Nha Trang sẽ có việc làm theo đúng chuyên ngành được học ở trường m ình. Ngoài ra, khi mà các sinh viên c ủa trường đại học Nha Trang ra làm việc ở tất cả các công ty trong cả nước thì có thể nâng danh tiếng của khoa Kỹ thuật tàu thủy nói riêng và của trường đại học Nha Trang nói chung lên một bậc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Tác giả: Nguyễn Đức Ân ; Võ Trọng Cang CÔNG NGHỆ ĐÓNG VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY Nhà xuất đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 2) ThS. Huỳnh Văn Vũ CÔNG NGHỆ ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY. Trường Đại Học Nha Trang. 3) Tác giả: Nguyễn Đức Ân; Hồ Quang Long; Dương Đình Nguyên S Ổ TAY KỸ THUẬT TÀU THỦY – Tập 3 Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 1982 4) Tác giả: PTS. PHẠM VĂN THỨ; Th.S. NGUYỄN VĂN NGỌC-Hiệu đính CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG TRONG NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU THỦY VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY Trường Đại Học H àng Hải. 5) QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP 2003. 6) Tài li ệu kỹ thuật của Công Ty Đóng Tàu Hạ Long. 7) Một số tài liệu khác: Tạp chí Hàng Hải Việt Nam và một số trang web. . Chương 17 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. THẢO LUẬN KẾT QUẢ. Thiết kế quy trình lắp ráp các phân đoạn trên đà trượt nghiêng là công việc đòi hỏi phải vận. này đã thiết được quy trình lắp ráp một vài phân đoạn điển hình của con tàu 53.000 DWT. Quy trình được trình bày chi ti ết, dễ hiểu và nhiều hình vẽ mô phỏng cụ thể. Ngoài ra, quy trình này. chuyên ngành tàu thủy về công nghệ đóng tàu trên lý thuyết mà còn phải có thực tế tại các công ty đóng tàu hiện. Sự kết hợp đó đ ã giúp em hoàn thành được quy trình lắp ráp này đáp ứng đựơc yêu