1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Báo cáo Số: 4004/BC-BNN-HTQT ppsx

4 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 161,51 KB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 4004/BC-BNN-HTQT Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO CẤP CAO LẦN THỨ BA GIỮA VIỆT NAM - HÀ LAN HƯỚNG TỚI QUY HOẠCH CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG (MÊ KÔNG DELTA PLAN-MDP) Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Triển khai thực hiện Đề cương Hợp tác song phương về Quản lý nước và Thích ứng Biến đổi khí hậu 2010 giữa Việt Nam - Hà Lan, Hội thảo cấp cao lần thứ ba giữa Việt Nam - Hà Lan Hướng tới Quy hoạch Châu thổ sông Cửu Long (MDP) được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày từ 10-11/11/2010. Tham gia Hội thảo phía Hà Lan gồm: Ngài Cornelis Pieter Veerman, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm Hà Lan (LNV) nay là Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới của Hà Lan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Châu thổ Hà Lan, các cán bộ của Bộ KT, NN và Đổi mới của Hà Lan, các cán bộ của Đại sứ quán Hà Lan, các chuyên gia hàng đầu của Hà Lan trong ngành nước. Phía Việt Nam gồm Lãnh đạo Bộ NN và PTNT, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo các cấp của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đại diện các trường đại học, các viện nghiên cứu, đại diện các Hiệp hội quan tâm trong ngành nước, các nhà khoa học và các chuyên gia của Việt Nam. Đoàn Bộ NN và PTNT do Thứ trưởng Đào Xuân Học làm trưởng Đoàn, đại diện các đơn vị gồm: Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Hội thảo đã thảo luận các vấn đề quan trọng của đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh: các dự án đang thực hiện ở ĐBSCL và sự phát triển của 13 tỉnh/thành; các bài về chiến lược hợp tác ở ĐBSCL của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á. Hội nghị đã thảo luận nhóm về các vấn đề: Đoàn đại biểu cấp cao cũng đã tham quan triển lãm VietWater. Hội nghị có phần trình bày của các doanh nghiệp Hà Lan tham dự triển lãm VietWater về các giải pháp kỹ thuật và công nghệ cao phát triển châu thổ và tài nguyên nước liên quan đến ĐBSCL. Tại phiên toàn thể cuối cùng, toàn Hội nghị tập trung thảo luận để thống nhất các đề xuất quan trọng gồm: 1. Thành lập các cơ quan của Ủy ban Đồng bằng Mê Kông: Chính thức thành lập Ủy ban đồng bằng cấp cao (High Level Delta Committee) do hai Phó Thủ tướng hai nước làm Trưởng ban; Thành lập Ban thư ký Thường trực (Working Secretariate) làm việc trong hai năm. Ban Thư ký Thường trực gồm đại diện các ngành (nhiều ngành) liên quan trong Kế hoạch Đồng bằng Mê Kông (Mê Kông Delta Plan - MDP). Thành lập bốn nhóm công tác. Nhóm 1 về Các điều kiện tự nhiên và công trình: biến đổi khí hậu, đánh giá tài nguyên nước, các công trình thủy lợi; Nhóm 2, Các chức năng sử dụng tài nguyên nước: phục vụ sản xuất lương thực, nước sạch cho sinh hoạt, nước và môi trường; Nhóm 3, Các kịch bản phát triển dài hạn và Nhóm 4, Quản lý tài nguyên nước: thể chế, pháp chế, tài chính, nhân sự và sự tham gia của các bên liên quan. Hội nghị cũng đã thống nhất về đại diện các bên tham gia trong ba cơ quan được thành lập trên. 2. Chín nội dung nghiên cứu: Phía Hà Lan đưa ra tám nội dung nghiên cứu hỗ trợ việc xây dựng Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ NN và PTNT đã đề xuất thêm một nghiên cứu về nước biển dâng, là yếu tố tự nhiên gây tác động mạnh nhất đối với ĐBSCL. Hội nghị đã thống nhất với đề xuất thứ chín. Tên nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Cơ quan thực hiện 1 1. Biến đổi khí hậu Các kịch bản BĐKH và các tác động khác MonRe: Viện KTTV X 2. Đánh giá Tài nguyên nước Tài nguyên nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước, tổng lượng nước, tình trạng tài liệu, mô hình tính toán, cân bằng nước, MRC, các vấn đề liên quan xâm nhập mặn MonRe: Trung tâm ĐTTNN X 3. Nước cho lương thực Nông nghiệp, Sử dụng đất, tiềm năng SXNN, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển thượng nguồn MARD: Viện QHTL M.Nam X Viện KHTLMN S 4. Cấp nước Cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải, cấp nước công nghiệp, nhu cầu thủy điện, phát triển thượng lưu và quản lý nhu cầu sử dụng nước. MARD: Viện QHTL M.Nam X Viện KHTLMN S 5. Công trình Thủy lợi Hồ chứa, đập dâng, đê điều, các biện pháp chống lũ, các kế hoạch quy hoạch phát triển hiện có MARD: Viện QHTL M.Nam X Viện KHTLMN S 6. Nước và môi trường Môi trường sống, hệ sinh thái, rừng ngập mặn, bảo vệ thiên nhiên MonRe, Viện KTTVăn X 7. Quản trị nước Thiết lập thể chế, phát triển nguồn nhân lực, quy chế, tăng cường năng lực, tài chính, phân tích các bên liên quan tham gia ĐHCThơ X ĐHTP.HCM S 8. Quy hoạch không gian Mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp, an ninh lương thực, bảo tồn hệ sinh thái MARD: Viện QHTL MN X Viện KHTLMN S 9. Nước biển dâng Ảnh hưởng của nước biển dâng đối với ĐBSCL MARD: ĐHTL X MONRE: …… S 1 Dấu X: Cơ quan chủ trì Dấu S: Cơ quan hỗ trợ Sau khi kết thúc Hội thảo, phía Hà Lan đã thảo luận riêng với Bộ NN và PTNT để thống nhất kế hoạch tiếp theo và kế hoạch tài chính mỗi bên. Bộ NN và PTNT được đề nghị chịu trách nhiệm tài chính cho các nội dung sau: - Trong tám nghiên cứu do phía Hà Lan đưa ra, Bạn sẽ hỗ trợ mỗi nghiên cứu là 10.000 USD. Phần Tài chính còn lại do phía Việt Nam lo. - Phần tài chính cho nghiên cứu thứ 9 do phía Việt Nam lo. - Ban thư ký thường trực: Phía Hà Lan sẽ bố trí một quan chức liên lạc cho Ban Thư ký. Phía Việt Nam (Bộ Tài nguyên và MT và Bộ NN và PTNT) sẽ bố trí Nhân viên và văn phòng làm việc, thiết bị máy tính và kinh phí hoạt động phải được các cơ quan phía Việt Nam cung cấp. 3. Các nội dung trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Để sớm triển khai Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long như kết quả Hội thảo cấp cao lần thứ 3 đã thống nhất, đề nghị Thủ tướng cho phép: - Thành lập Thành lập các cơ quan của Ủy ban Đồng bằng Mê Kông gồm: Ủy ban đồng bằng cấp cao (High Level Delta Committee) do hai Phó Thủ tướng hai nước làm Trưởng ban; Thành lập Ban Thư ký Thường trực (Working Secretariate) làm việc trong hai năm. Ban Thư ký Thường trực gồm đại diện các ngành (nhiều ngành) liên quan trong Kế hoạch Đồng bằng Mê Kông (Mê Kông Delta Plan - MDP). Thành lập bốn nhóm công tác. Nhóm 1 về Các điều kiện tự nhiên và công trình; Nhóm 2, Các chức năng sử dụng tài nguyên nước; Nhóm 3; Các kịch bản phát triển dài hạn và Nhóm 4, Quản lý tài nguyên nước: thể chế, pháp chế, tài chính, nhân sự và sự tham gia của các bên liên quan. - Cho phép sử dụng kinh phí của Chính phủ Việt Nam thực hiện Nghiên cứu thứ 9 về nước biển dâng và cấp vốn đối ứng của Việt Nam cho 8 nghiên cứu do phía Hà Lan đề xuất ở trên. - Kinh phí cho Ban Thư ký Thường trực (Working Secretariate): Kinh phí cho hoạt động của Ban TKTT do các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN và PTNT và Chính phủ Hà Lan cùng đóng góp. Về phía Việt Nam, Bộ NN và PTNT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng góp phần kinh phí của phía Việt Nam cho các hoạt động của Ban Thư ký thường trực; giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ NN và PTNT bố trí cán bộ chuyên trách tham gia trong Ban Thư ký thường trực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến chỉ đạo. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ TN và MT; - Bộ Tài chính; - Bộ trưởng CĐP (để b/c); - Các Vụ TC; KH; - Tổng cục TL; - Lưu: VT-SP (httv10). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đào Xuân Học . CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 4004/BC-BNN-HTQT Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO KẾT QUẢ HỘI THẢO CẤP CAO LẦN THỨ BA GIỮA VIỆT NAM - HÀ LAN. chuyên trách tham gia trong Ban Thư ký thường trực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin báo cáo Thủ tướng và xin ý kiến chỉ đạo. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ TN và MT; - Bộ Tài chính;

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:20

w