Bài 1: NUÔI CẤY MÔ, TẾ BÀO THỰC VẬT ppsx

13 1K 6
Bài 1: NUÔI CẤY MÔ, TẾ BÀO THỰC VẬT ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 1: NUÔI CẤY MÔ, TẾ BÀO THỰC VẬT I. Định nghĩa : Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là sự nuôi cấy in vitro: tế bào đơn hoặc mô hay cơ quan… trong điều kiện vô trùng. II. Sơ lược về nuôi cấy mô 1. Phương pháp khử trùng môi trường nuôi cấy, dụng cụ thủy tinh và dụng cụ cấy: Các môi trường nuôi cấy mô thực vật, dụng cụ thủy tinh được khử trùng bằng nhiệt ẩm bởi autoclauve ở 1210C, áp suất 1,05kg/cm3. Thời gian khử trùng phụ thuộc vào thể tích của môi trường trong vật chứa. Dụng cụ cấy bằng kim loại được khử trùng bằng nhiệt khô trong tủ sấy từ 130-1700C từ 2-4 giờ. Trong khi cấy, các dụng cụ cấy được đốt nóng bởi đèn cồn hoặc máy. b. Khử trùng phòng nuôi cấy, tủ cấy: Phòng nuôi cấy mô thường được khử trùng bằng tia cực tím (UV) khi không có người trong phòng. Ngoài ra, phòng thí nghiệm có thể được xông bằng folmaldehyde kết hợp với KMnO4 và được trung hòa bởi NH3. Tủ cấy được khử trùng bằng cách mở dòng khí liên tục, lau các bề mặt tủ cấy bằng cồn 700, bật đèn UV từ 15-20 phút trước khi cấy. c. Khử trùng mô thực vật Các mô thực vật được rửa sạch bằng xà phòng cho thật sạch; rửa dưới vòi nước chảy cho hết xà phòng. Sau đó, mô cấy ngâm trong cồn 700 3 phút. Mô thực vật được ngâm trong dung dịch khử trùng canxihypocloride 10% trong 15 phút. Rửa nước cất vô trùng 3 lần trong tủ cấy. d. Kiểm soát sự nhiễm khuẩn và nấm trên môi trường nuôi cấy Sau khử trùng, môi trường nuôi cấy được giữ từ 5-7 ngày để theo dõi sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Sau thời gian đó, các môi trường mới được đưa vào cấy mẫu. 2. Cách tiến hành a. Môi trường nuôi cấy: Có rất nhiều loại môi trường nuôi cấy mô, phổ biến nhất là môi trường MS, N6, SH, AA. Môi trường nuôi cấy thường được pha với nồng độ đậm đặc – gọi là dung dịch mẹ hay dung dịch Stock- hơn so với lượng cần dùng trong 1 lít để khỏi mất thời gian pha chế nhiều lần. Môi trường MS: Đo pH 5,8; bổ sung đường 30g/l; agar 6-7 g/l. Nấu môi trường cho tan agar. Đổ môi trường vào ống nghiệm hoặc erlen. Đậy miệng ống nghiệm hoặc erlen bằng bông không thấm hoặc giấy nhôm, dùng giấy dầu không thấm nước đậy lên trên. Đem hấp vô trùng các ống nghiệm, erlen có chứa môi trường bằng nồi hầp vô trùng autoclauve nhiệt độ 1210C, áp suất 1,2atm trong 15-20 phút. 0.1mg/l NAA (pha trong NAOH 1N). 2.5 mg/l BA (pha trong NAOH 1N). b. Thí nghiệm: Đối tượng nuôi cấy là nụ của hoa cúc. Chọn các nụ (10 nụ) không non quá, cũng không già quá, cho vào Erlen, rửa bằng xà phòng, rửa bằng nước máy nhiều lần cho sạch.ngâm trong cồn 3 phút. Gạn sạch hết cồn, tiếp tục ngâm trong dung dịch khử trùng canxihypocloride 10% trong 15 phút.Đem mẫu vào phòng cấy mô. Trước khi tiền hành cấy trên tủ cấy vô trùng, phải khư trùng 2 tay người cấy bằng cồn 700 đưa Erlen chứa chồi ngủ vào tủ cấy, bật đèn cồn lên, vô trùng đĩa Perti bằng đèn cồn. Dùng kẹp đã vô trùng lấy các mẫu chồi cho vào đĩa Petri, cắt bỏ phần vỏ nụ bên ngoài bằng dao cắt vô trùng, xẻ đôi nụ ra, rồi dùng kẹp đưa nụ đã cắt vào ống nghiệm, bịt kín miệng ống nghiệm sau khi cấy bằng bông gòn. Cứ như vậy cho đến khi cấy hết 5 nụ vào 5 ống nghiệm, đặt nuôi trong điều kiện 270C, thời gian chiếu sáng 16giờ/ngày; độ ẩm 80%. Giữ trong 5-7 ngày tiến hành quan sát sự phát triển của nụ và kiểm tra sự nhiễm khuẩn và nấm trên môi trường nuôi cấy. III. Kết quả thí nghiệm : Hình: ống nghiệm nuôi cấy mô Kết quả: • ống sống: 3 • ống chết: 1 • ống nhiễm: 1 IV. Nhận xét và giải thích kết quả : - Trong 5 ống nghiệm có 3 ống sống, 1 ống chết, trong đó có 1 ống bị nhiễm. - Mẫu chết là do : Thao tác làm thí nghiệm, que cấy quá nóng, mẫu quá non nhưng khử trùng trong canxi hypocloride 10% quá lâu, khử trùng mẫu không tốt làm mẫu bị tổn thương. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy như: môi trường nuôi cấy, điều kiện nuôi cấy - Mẫu bị nhiễm là do : Thao tác làm thí nghiệm trong quá trình cấy, dụng cụ cấy và mẫu cấy chưa được vô trùng tuyệt đối. V. Sơ lược về hoa cúc : Tên khoa học Chrysanthenum họ cúc (Compositeae) composite: có nghĩa là hợp lại. Để giải thích một bông hoa cúc vốn gồm nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trang mà mỗi cánh thực chất là một bông hoa, cây hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và một số nước Châu Âu (nó được người Trung Quốc, Nhật Bản và các cụ ta xưa rất quý trọng, coi nó những người bạn tâm tình, một thứ hoa quân tứ, dáng hoa đẹp, mùi thơm dịu và kín đáo, thơm cả lá và cành. Hoa của cây cúc được gọi là “ head” (đầu). Đó là một khối bao gồm nhiều hoa đơn chụm vào nhau trông giống như một hoa đơn nở. Một khối lá bắc(bract) màu xanh chen chúc bao quanh hoa đầu. Hoa đầu lại có vòng hoa phía ngoài(chiếc hoa tỏa tia = hoa hình môi), phân biệt với mắt lồi phía bên trong hoa về hình dạng và màu sắc(chiếc hoa hình đĩa = hoa hình ống). Có khoảng 600 loại hoa cúc với hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau Họ Cúc (danh pháp khoa học: Asteraceae hay Compositae). Họ hoa cúc được chia ra làm 3 bộ lớn: - Heliantheceae (còn được gọi là họ hướng dương) - Lactuceae - Senecionceae 1. Đặc điểm sinh học cây hoa cúc : Lá thường là lá đơn không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim, phiến lá mềm mỏng có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh đậm hay nhạt phụ thuộc vào từng giống. Mặt dưới phiến lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng. Trong một chu kì sinh trưởng cây có từ 30-50 lá trên thân. Cây thuộc thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy càng lớn càng cứng, cây dạng đứng hoặc bò. Kích thước thân cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm phụ thuộc vào từng giống và thời vụ trồng. Những giống nhập nội thân thường to, mập, thẳng và giòn, ngược lại những giống Cúc dại hay giống cổ truyền Việt Nam thân nhỏ mảnh và cong. Thân có ống tiết nhựa mủ trắng, mạch có bản ngăn đơn. Rễ của cây hoa Cúc là loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố ở tầng đất mặt từ 5-20cm. Kích thước các rễ trong bộ rễ Cúc chênh lệch nhau không nhiều, số lượng rễ rất lớn do vậy khả năng hút nước và dinh dưỡng rất mạnh. Cúc chủ yếu trồng bằng nhân vô tính nên các rễ không phát sinh từ mầm rễ của hạt mà từ những rễ mọc ở mấu của thân (gọi là mắt) ở những phần ngay sát mặt đất. 2. Một Số Nghiên Cứu : Hoa cúc thường được dùng làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon vì thế nên uống trà hoa cúc cùng với bữa ăn hàng ngày. Các nhà khoa học đã nghiên cứu uống trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách ngăn ngừa những biến chứng phức tạp của căn bệnh này và chống lại sự tăng đường huyết - một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm để phân tích ảnh hưởng của trà hoa cúc với những con chuột mắc bệnh tiểu đường type 2. Những con chuột này không đủ hormon insulin vì thế lượng đường trong máu của chúng không thể điều hoà được. Sau đó, những con chuột này được uống trà hoa cúc với một lượng vừa phải trong 3 tuần, mức đường huyết giảm tới 1/4 lần so với trước khi chưa uống trà. Từ thời xa xưa người Ai Cập, Hi Lạp và La Mã đã sử dùng hoa và lá của hoa cúc để làm thuốc chữa bệnh. Còn ngày nay, các nhà khoa học ở trường ĐH Aberystwyth Anh và trường Toyama Nhật Bản đang nghiên cứu phương pháp chiết xuất tinh chất hoa cúc làm dược phẩm chữa bệnh tiểu đường. Bài 2: HẠT NHÂN TẠO 1. Định nghĩa : Hạt nhân tạo (artifical seed) là dạng hạt mô phỏng hột tự nhiên, có một phôi sinh dưỡng được bọc trong một lớp hydrogel có chứa chất dinh dưỡng. Sau đó, phôi này nảy mầm thành một cây con hoàn chỉnh. 2. Sơ lược về đặc tính sinh học cây sài đất: • Tên khoa học: Wedelia calendulacea Less. Họ Cúc (Asteraceae). • Cây thảo sống dai, đứng thẳng hay mọc bò, cao tới 40cm. Thân màu xanh, có lông trắng. Lá mọc đối, hình bầu dục, có răng cưa to và nông, có lông thô ở cả hai mặt. Lá có 1 gân chính và 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa màu vàng tươi, xếp thành đầu ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Quả bế nhỏ, không có lông. • Thành phần hóa học : Dịch ép của cây chứa dầu hoà tan 11,2%, hợp chất béo 29,7%, phytosterol 3,75%; caroten 1,14%, chlorophylle 3,75%, nhựa 44,95% còn có đường, tanin, saponin, các chất có solice, pectin, mucin, lignin và các chất có cellulose. Trong lá có chất Wedelolacton, vừa là một flavonoid vừa là một cumarin. tinh dầu và rất nhiều muối vô cơ. Hình cây sài đất • Tác dụng lâm sàng : giảm đau, giảm sốt kháng sinh rõ rệt,không thấy có độc tính. • Sài Đất này gồm chủ yếu là cây thân cỏ.Lá của nó mọc đối, lá kép hình chân vịt.Có nhiều loại,loại dùng trong bài thí nghiêm là cây có hoa vàng, cuống dài,lá có nhám long, mỗi bên rìa có 2-3 răng cưa nhỏ. 2. Các nghiên cứu :  Chủ yếu là làm dược vị  Thường dùng trong các trường hợp: 1. Dự phòng bệnh sởi; 2. Cảm cúm, sổ mũi; 3. Bạch hầu, viêm hầu, sưng amygdal;. 4. Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ, ho gà, ho ra máu; 5. Huyết áp cao. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.  Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ lở, rôm sảy, bắp chuối, sưng vú, sưng tấy ngoài da. Lấy một lượng cây tươi cần thiết giã đắp, lấy nước rửa hay bôi. 3. Cách tiến hành: a. Dụng cụ: − Ống tiêm 6cc, đĩa Petri, chai nước cất vô trùng. − Natri alginate 1%, canxi chloride 0,1M. − Cách pha dung dịch Natri alginate 1%: Cân 0.5g Natri alginate cho vào 49.5ml nước cất đung nong trong 30s lấy ra khuấy, rồi cho vào đun tiếp cho đến khi tan hết thanh dung dịch trong va sánh. Lấy ra để nguội. b. Tiến hành thí nghiệm: Chồi được tách ra và rải trên mặt Natri alginate (khoảng 30-40 chồi), dùng một ống tiêm kim 6cc (bỏ mũi kim) hút các chồi vào cùng với dịch Natri alginate sau đó đẩy nhẹ dịch Natri alginate nhỏ ra từng giọt vào dung dịch canxi chloride 0,1M. Các giọt Natri alginate rơi ra sẽ mang theo cả chồi, khi gặp dung dịch canxi chloride các giọt Natri alginate sẽ ngay lập tức được bao bọc bởi lớp vỏ Canxi alginate. Để hạt trong dịch chloride calcium 30 giây, lựa các hạt có chồi đem rửa trong nước cất và trữ trong nước cất vô trùng. 4. Kết quả và giải thích : a. kết quả : Hình : Hạt nhân tạo - Các chồi non được bao bọc bỡi một màng Canxi alginate trong suốt, rắn chắc, thành những hình tròn như giọt nước. - Nhưng các hạt còn chưa đồng đều về kích thước, có nhiều hạt chồi nằm không ở trung tâm, mà bị lệch ra gần vỏ màng Canxi alginate. - Kết quả tương đối là đạt yêu cầu. b. giải thích : - Kích thước của chồi quá lớn. - Pha Gel alginat chưa đạt yêu cầu. Không được quá đặc hoặc quá lỏng. - Do thao tác thực hành thí nghiệm : hút bơm kim tiêm không đều, hút còn có bọt khí, không khuấy đều dung dịch canxi chloride 0.1M khi bơm chồi vào => không được tròn. Bài 3: GIẢI PHẨU RỄ, THÂN, LÁ 1. Đối tượng nghiên cứu: a. Đối tượng:  Rễ của cây si.  Thân của cây húng quế.  Lá của cây ắc ó. b. sơ lược chung a. cây si :  Cây Si (Weeping fig) là một loài cây trong giống Ficus, có nguồn gốc tại Đông Nam Á và Australia. Cây được Thái Lan nhận làm cây ‘biểu tượng’ cho thành phố Băng Cốc (Vọng Các).  Tên khoa học và các tên khác: Ficus benjamina (hay F. nitida) thuộc họ thực vật Moraceae.  Cây thuộc loại đại mộc, có thể mọc cao đến 30m, nhưng kích thước thay đổi tùy theo môi trường trồng. Thân màu nâu nhạt hay xám. Cành mọc ngang từ gốc. Không có rễ buông từ trên nhánh. Toàn cây có nhựa mủ. Phiến lá hình trái xoan, đầu nhọn và đáy tà; hai mặt đều nhẵn không lông, dài 5-9 cm rng 3-6 cm, có cuống dài 5-15 mm. Quả mọc từng đôi trên cành non, hình cầu hay hình trứng, không có cuống, đường kính 10-15 mm, khi chín có màu đỏ tươi rồi sau đó xậm đen. Cây ra quả quanh năm. (Riêng dạng Ficus benjamina var. comosa cho quả màu vàng, đường kính chừng 1.2 cm).  Thành Phần hóa học : Trong nhựa mủ (latex exudate) của Si có các hợp chất loại sitosterol, Bergapten, Psoralen, Ficin, Cao-su, Cerotinic acid, Các phân hóa tố loại diastase, esterase, lipase.  Một số công dụng : chủ yếu dùng làm dược liệu. Trong Nam dược. Dược liệu là nhựa trích từ thân cây, rễ phụ thu hái và sao cho hơi vàng. Rễ Si được ngâm rượu (40 gram rễ tươi trong 30 ml rượu trắng hay vodka), uống trị đau nhức, hay thoa bóp bên ngoài chống sưng đau. Lá Si (100 gram), lá bưởi (100g) và muối ăn (5g): Lá thái nhỏ, trộn muối rồi sao nóng, gói trong vải để chườm trị tụ máu, bầm tím do va đập, té ngã. b. cây húng quế : Húng quế là loài cây thân thảo có tên khoa học là Ocimum basilicum thuộc họ Hoa môi. − Thuộc bộ: Lamiales. − Thuộc họ: Lamiaceae. − Chi (giống): Ocimun. − Loài: O. basilicum. Đặc điểm hình thái : Cây cao chừng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng tương tự hương vị quế. Ở một số nơi trên thế giới, húng quế được dùng làm gia vị. c. Ắc ó ( tên latinh: Acanthus intergrifolius ) − Thuộc họ: Ô rô Acanthaceae − Thuộc bộ Hoa mõm sói Scrophulariales [...]... một lớp tế bào với lông rễ không có cutin  Vỏ: vùng nhu mô rộng với các tế bào chứa tinh bột  Nội bì: một lớp tế bào với khung caspary  Chu luân: một hay vài lớp tế bào nhu mô, vách mỏng, có hoạt tinh phân chia mạnh nơi cho cá rễ bên  Mô mạch xếp thành bó, gồm libe và mộc  Chính vì cấu trúc như vậy nên chức năng chính của rễ là: hấp thu nước và các chất khoáng, các chất dinh dưỡng để nuôi cây... đặc biệt của các khí khẩu, giúp sự trao đổi khí được điều hòa theo nhu cầu của thực vật - Dưới biểu bì, nhu mô thịt lá sắp xếp rất lỏng lẻo, chừa nhiều khoảng gian bào rộng thông thương nhau và liên tục với khí quyển bên ngoài qua các khí khẩu Nhu mô thịt lá là phần chủ yếu của phiến lá với các tế bào chứa diệp lạp, nơi thực hiện sự quang hợp - Mô mạch của lá liên hệ chặt chẽ với nhu mô thịt lá, tạo... diệp dạng cỏ: giống như đơn tử diệp chỉ khác là các bó libe và mộc riêng biệt + Thân song tử diệp dạng gỗ: khi còn non thì cấu trúc tương tự như dạng cỏ, tuy nhiên khi bắt đầu trưởng thành thì một số tế bào nhu mô nằm ở khoảng giữa các bó mạch biến đổi thành tầng sinh mạch, tạo nên các vòng mạch và libe đòng tâm Trong các bó mạch, mô non nhất luôn luôn nằm gần tầng sinh mạch + Mô phân sinh bên , tức . Bài 1: NUÔI CẤY MÔ, TẾ BÀO THỰC VẬT I. Định nghĩa : Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là sự nuôi cấy in vitro: tế bào đơn hoặc mô hay cơ quan… trong điều kiện vô trùng. II. Sơ lược về nuôi cấy. bì: một lớp tế bào với lông rễ không có cutin.  Vỏ: vùng nhu mô rộng với các tế bào chứa tinh bột.  Nội bì: một lớp tế bào với khung caspary.  Chu luân: một hay vài lớp tế bào nhu mô, vách mỏng,. hòa bởi NH3. Tủ cấy được khử trùng bằng cách mở dòng khí liên tục, lau các bề mặt tủ cấy bằng cồn 700, bật đèn UV từ 15-20 phút trước khi cấy. c. Khử trùng mô thực vật Các mô thực vật được rửa

Ngày đăng: 07/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan