Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
380,71 KB
Nội dung
Chương 8: Hòm khuôn và dụng cụ làm khuôn Hòm khuôn. Khuôn đúc gồm hai nửa khuôn ghép lại, nửa khuôn trên và nửa khuôn dưới. Việc tạo nửa khuôn dưới được thực hiện ngay tr ên n ền đúc sau khi tạo một mặt phẳng chuẩn. Việc tạo nửa khuôn trên được tiến hành trong hòm khuôn sao cho việc đảm bảo ghép chính xác với khuôn dưới trên mặt phẳng chuẩn. Dụng cụ làm khuôn. Được phân thành 5 loại theo đặc tính sử dụng, cấu tạo (xem hình 2.7) * Lo ại dụng cụ phục vụ cho công việc chuẩn bị làm khuôn: + Nivô: d ùng để kiểm tra độ ngang phẳng của mặt khuôn, độ ngang phẳng của các thanh dãn khi làm khuôn dưới nền, hiệu chính mẫu. + Rây đứng: D ùng chuẩn bị cát đệm, loại bỏ cục to, gạch và kim lo ại bên trong hỗn hợp. + Rây tay: Dùng rắt đều cho chất phân cách giữa hai mặt ráp khuôn. Rây rải đều cát phủ kín mặt mẫu. + Xẻng: Dùng đào cát ở nền xưởng, làm tơi hoặc xúc trộn vào hòm khuôn * Lo ại dụng cụ đầm chặt hỗn hợp + Chày giã chuyên dùng: khi làm khuôn dùng chày giã chuyên dùng để đầm chặt cát. Chày có thể làm bằng gỗ cứng hoặc gang. Khi mẫu đúc tinh vi dễ hỏng thì phải dùng chày bằng cao su. + Chày giã thường: Dùng để giã cát trong hòm khuôn và giã cát khi làm dưới nền. + Chày giã đầu nhọn: Dùng để giã cát ở mép thành khuôn, gần mẫu ở những chỗ hẹp. + Chày giã đầu bằng: Dùng để giã lớp trên cùng. + Chày hơi: dùng cho làm khuôn bằng tay và làm khuôn cỡ lớn. * Dụng cụ phục vụ cho việc lấy mẫu và hộp ruột. + Búa gỗ: Dùng gõ vào mẫu gỗ và thành hộp ruột trước khi rút mẫu khỏi khuôn. + Dụng cụ lấy mẫu: Dùng đóng hoặc xoáy chặt vào mẫu để rút ra khỏi khuôn. + Dùi nhọn dùng để rút mảng rời. + Dùi có ren dùng để rút mẫu. + Chổi lông: Dùng tẩm nước để thấm ướt vào mép cát quanh m ẫu trước khi rút mẫu lên, đôi khi dùng thấm ướt để sửa chữa chỗ sứt mẻ. * Dụng cụ phục vụ khâu sửa, là bề mặt khuôn: + Phun: Dùng làm ẩm mặt khuôn trước khi làm phẳng mặt hoặc để phủ lớp dung dịch lên mặt khuôn . + Bay: Dùng làm nhẵn, phẳng những mặt rộng, cắt rãnh dẫn, đào cốc rót, lỗ đậu ngót, xẻ r ãnh. Bay có ba loại: đầu phẳng, đầu nhọn và đầu tròn. + Thìa đầu nhẵn: công cụ như bay : vá, sửa, là phẳng chỗ cong. + Các loại móc: Dùng lấy cát rơi xuống rãnh hẹp và sửa rãnh h ẹp. + Thìa chữ s: dùng để sửa rãnh vòng cung sâu và hẹp. + Tang trống: dùng sửa, là phẳng tiết diện hình e lip. * D ụng cụ làm sạch cát bụi: + Quạt da: dùng thổi sạch cát bụi rơi trong khuôn cỡ nhỏ. + Đầu thổi: d ùng không khí nén thổi sạch cát bụi ở khuôn lớn. Hình 2.7: Các dụng cụ làm khuôn Các bước tiến hành làm khuôn. Bước 1: Tạo nửa mặt khuôn dưới của chân vịt - Chuẩn bị một đống cát sau khi đã pha trộn các chất phụ gia (bột than, mùn cưa) và được làm tơi. - Dùng pa lăng kéo chân vịt mẫu và hạ thẳng xuống đống cát như h ình 2.8 Hình 2.8 - Sau đó người công nhân dùng tay cân chỉnh và một số dụng cụ chuyên dùng như: búa gỗ ấn chân vịt nén chặt xuống cát v à lấy cát phủ lên trên các mép cánh ở mặt trên của cánh chân vịt (mặt đạp) như h ình 2.9 Hình 2.9: Cách tạo nửa khuôn mặt dưới. - Dùng pa lăng kéo chân vịt mẫu lên. Người công nhân dùng các lo ại bay, chổi lông chỉnh sửa. Sau khi chỉnh sửa ta sẽ được nửa khuôn mặt dưới của cánh chân vịt (hình 2.10) Hình 2.10: Mặt dưới khuôn chân vịt sau khi làm xong Bước 2: Tạo nửa mặt khuôn trên của chân vịt (nửa khuôn mặt đạp) - Sau khi chỉnh sửa xong mặt khuôn dưới hạ cánh chân vịt mẫu xuống như ban đầu. - Dùng các khung khuôn mặt trên hình úp xuống từng cánh chân vịt. Khung khuôn có cấu tạo là những khung nhôm có biên d ạng giống cánh chân vịt như hình 2.11 Hình 2.11: Khung nửa khuôn trên của chân vịt - Sau đó lấy cát phủ lên và nén chặt - Khi nén chặt cát xong ta nhấc từng nửa khuôn trên lên.Người công nhân sẽ dùng các dụng cụ chuyên dùng như: chổi lông, bay tròn, bay dẹt và nước để chỉnh sửa như hình 2.12 Hình 2.12 - Sau khi ch ỉnh sửa xong rắc một lớp cát trắng lên trên mặt mục đích nhằm hút ẩm. - Tiếp đó lấy củi đốt ở phía sau mặt khuôn để sấy khô cát như hình 2.14 Hình 2.13: Mặt trong nửa khuôn trên của cánh chân vịt Hình 2.14: Sấy mặt trong nửa khuôn trên của cánh chân vịt Bước 3: L àm khuôn củ chân vịt: Khuôn củ chân vịt có cấu tạo gồm hai nửa hình trụ bằng sắt ghép lại. Trên hình 2.15 là nửa khuôn củ chân vịt sau khi chế tạo xong. Hình 2.15 Bước 4: Làm hệ thống rót: hệ thống rót gồm các ống kim loại (hình 2.16 ), Người công nhân dùng thanh gỗ đặc đã được tiện tròn có đường kính bằng một nửa đường kính ống kim loại luồn vào trong ống. Sau đó cho cát vào và nén chặt. Khi đã nén đầy cát sẽ rút thanh gỗ ta sẽ được một ống rót. Tùy thuộc vào số cánh chân vịt mà ta làm ống rót (mỗi cánh chân vịt có một ống rót). [...]... khi sấy khô xong các nửa khuôn trên và khuôn củ chân vịt, đồng thời dùng pa lăng kéo chân vịt mẫu lên Lần lượt úp các nửa khuôn trên sao cho khớp với nửa khuôn dưới và lắp khuôn củ chân vịt, hệ thống rót (hình 2.17) Hình: 2.17: Hệ thống rót - Bước tiếp theo lấy các thanh đè bằng sắt đè lên khuôn để khi rót đồng tránh khuôn bị biến dạng (hình 2. 18) Hình: 2. 18 . Mặt trong nửa khuôn trên của cánh chân vịt Hình 2.14: Sấy mặt trong nửa khuôn trên của cánh chân vịt Bước 3: L àm khuôn củ chân vịt: Khuôn củ chân vịt có cấu tạo gồm hai nửa hình trụ bằng sắt. cánh chân vịt mà ta làm ống rót (mỗi cánh chân vịt có một ống rót). Hình 2.16: Hệ thống rót Bước 5: Sau khi sấy khô xong các nửa khuôn trên và khuôn củ chân vịt, đồng thời dùng pa lăng kéo chân. hình úp xuống từng cánh chân vịt. Khung khuôn có cấu tạo là những khung nhôm có biên d ạng giống cánh chân vịt như hình 2.11 Hình 2.11: Khung nửa khuôn trên của chân vịt - Sau đó lấy cát