1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phuong phap hoc lich su_thi tot nghiep THPT

9 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

1) CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ A. Thi tốt nghiệp THPT I. Phần chung dành cho tất cả thí sinh (7 điểm): Câu I và II (7 điểm) Câu 1: Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949). - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000). - Các nước Đông Bắc Á. - Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. - Các nước châu Phi và Mỹ Latin. - Nước Mỹ. - Tây Âu. - Nhật Bản. - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh. - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ 20. - Tổng kết lịch sử hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. Câu 2. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930. - Phong trào cách mạng 1930-1935. - Phong trào dân chủ 1936-1939. - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946. - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). - Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953). - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954) - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965). - Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). - Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1975. - Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986). - Đất nước trên đường đổi mới lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000). - Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. II. Phần riêng (3 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III. B) Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (3 điểm): Nội dung kiến thức gồm phần lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 và lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến 2000. Chi tiết gồm các giai đoạn, sự kiện lịch sử như yêu cầu đối với phần đề chung (đã trình bày phần trên). Câu III.b Theo chương trình nâng cao (3 điểm): Nội dung kiến thức bao gồm: * Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000. Ngoài các nội dung như yêu cầu đối với thí sinh chương trình chuẩn, phần lịch sử thế giới có thêm yêu cầu kiến thức về các vấn đề Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. * Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Phần lịch sử Việt Nam bao gồm các nội dung sau: - Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930. - Phong trào cách mạng 1930-1935. - Phong trào dân chủ 1936-1939. - Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. - Cao trào kháng Nhật cứu nước và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946. - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). - Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953). - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954. - Miền Bắc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, gìn giữ hòa bình (1954-1960). * Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (1961-1965). * Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968). * Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973). * Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. * Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). * Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975. * Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986). * Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000). * Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. B. Thi tuyển sinh ĐH-CĐ I. Phần chung dành cho tất cả thí sinh (7 điểm): I. Lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 (những nội dung có liên quan đến lịch sử Việt Nam lớp 12) - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. - Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đối với Việt Nam - Nội dung cơ bản của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935). - Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đối với Việt Nam. II. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 - Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949). - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000). - Các nước Đông Bắc Á. - Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. - Các nước châu Phi và Mỹ La tinh. - Nước Mỹ. - Tây Âu. - Nhật Bản. - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh. - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX. - Tổng kết lịch sử hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. III. Lịch sử thế giới từ đầu thế kỷ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất • Phan Bội Châu và xu hướng bạo động. • Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách. • Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911-1918). IV. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930. - Phong trào cách mạng 1930-1935. - Phong trào dân chủ 1936-1939. - Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-2945 đến trước ngày 19-12-1946. - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). - Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953). - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 -1954). - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965). - Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973). - Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). - Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1975. - Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986). - Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000). - Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. II. Phần riêng (3 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b ) Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (3 điểm). Nội dung kiến thức gồm phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 và Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Chi tiết gồm các giai đoạn, sự kiện lịch sử như yêu cầu đối với phần đề chung (đã trình bày phần trên). Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (3 điểm) Nội dung kiến thức bao gồm: * Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000. Nội dung kiến thức yêu cầu giống như đối với phần đề chung (như trên). * Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000: - Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. - Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930. - Phong trào cách mạng 1930-1935. - Phong trào dân chủ 1936-1939. - Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. - Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. - Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946. - Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950). - Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953). - Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954. - Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm, gìn giữ hòa bình (1954-1960). - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (1961-1965). - Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965-1968). - Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973). - Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. - Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). - Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng mùa xuân 1975. - Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976- 1986). - Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000). - Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. 2) C¸ch «n tËp vµ lµm bµi tèt m«n lÞch sö 1. Khi nhận đề thi môn Lịch sử, các em phải đọc kỹ, phân tích xem đề thi hỏi cái gì để tránh lạc đề, nhầm đề. 2. Học theo từng mảng sự kiện: Cách học Lịch sử dễ hiểu và nhớ nhất là học sinh phải học theo hệ thống và làm đề cương chi tiết, không học vẹt, học tủ. Khi ôn các em học phải theo dàn ý từng vấn đề, chứ không học rải rác vào vấn đề ngay. Mỗi mảng vấn đề, các em học theo các ý lớn và từ ý lớn các em phát triển ra. Ví dụ: Phần Lịch sử Việt Nam, các em chia phần riêng ra để học như phần Nguyễn Ái Quốc; Đảng Cộng sản, Thành lập Đảng; Cách mạng tháng Tám; Kháng chiến chống Pháp; Kháng chiến chống Mỹ. Cụ thể, trong Kháng chiến chống Pháp, các em lại chia nhỏ các chiến lược ra để học, trong các chiến lược đó, các em lại tiếp tục chia các ý nhỏ để học Các em nên học theo cách đó vì khi đọc đề thi, các em sẽ biết ngay phần này nằm chỗ nào trong chương trình Lịch sử. Với phần Kháng chiến chống Pháp, phần đầu tiên là toàn quốc kháng chiến, các em nên chia phần để học như chiến dịch lớn Việt Bắc Thu - Đông (1947), Chiến dịch biên giới 1950, sau đó chiến dịch Đông - Xuân 1953 - 1954 và đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ , sau chiến thắng Điện Biên Phủ là ký Hiệp Định Giơnevơ và kết thúc cuộc kháng chiến. 3. Hỏi gì trả lời đó: Để đạt điểm cao môn thi Lịch sử, khi nhận đề, các em đọc kỹ câu hỏi và trả lời thẳng vào vấn đề, để tránh lạc đề, nhầm đề, không tràn lan giới thiệu nhiều, dài dòng, mất rất nhiều thời gian lại không có điểm. Ví dụ: Đề bài hỏi về Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947 thì học sinh phải nhớ trong chiến dịch này thì âm mưu của Pháp là gì? Ta đối phó thế nào, chủ trương của Đảng ra làm sao? Rồi diễn biến cuộc tiến công của nó và phản công lại của ta , kết quả, ý nghĩa. Ngoài ra, các em nên tham khảo các đề thi và đáp án cho điểm các năm trước hình dung ra được đề thi ra như thế nào và xem barem điểm cho ra sao để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, để đạt điểm cao việc đầu tiên các em phải có kiến thức, phải học thuộc bài. Đề thi tốt nghiệp không bao giờ ra kiểu lắt léo, đánh đố học sinh. Nên đề thi yêu cầu các em trình bày thì các em trình bày, yêu cầu phân tích thì các em phân tích, không được nhầm lẫn câu hỏi sẽ không được điểm 3) 5 bÝ quyÕt nhí m«n lÞch sö Mình xin mách các bạn một số cách để ghi nhớ đơn giản nhất: 1. Nắm kỹ giới hạn phần cần học, nhớ kỹ mốc năm tháng từ phần bắt đầu đến kết thúc để tránh nhầm lẫn. 2. Mỗi bài học đọc kỹ một lần rồi làm sơ đồ tia. Ví dụ: chiến tranh cục bộ sẽ bao gồm các nhánh chính là định nghĩa, âm mưu của địch, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Sau đó từ mỗi nhánh lại làm các tia nhỏ hơn. Việc học sơ đồ tia hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc học cả trang sách dài loằng ngoằng và một điều nữa là học bằng cách nhìn vào chính chữ mình bao giờ cũng dễ nhớ hơn là nhìn vào chữ in. 3. Các sự kiện lịch sử bao giờ cũng đòi hỏi phải thật chính xác. Vì vậy, các bạn hãy nhớ kỹ bằng cách đính vào mỗi sự kiện (năm tháng xác định) một cột mốc liên quan đến bản thân. Ví dụ như mình, nhớ ngày tháng của sự kiện bằng cách đính vào nó ngày sinh nhật của người thân bạn bè, hay nhớ là ngày đó sau sinh nhật mình 5 ngày chẳng hạn. Việc này đòi hỏi bạn tìm càng nhiều sự trùng khớp giữa những ngày tháng mà bạn đã nhớ sẵn trong đầu với những sự kiện lịch sử. Việc nhớ các con số (số máy bay bị tiêu diệt hay người chết người bị thương) cũng tương tự. Sau đó, bạn nên làm một bảng thống kê, một bên là cột ngày tháng, một bên là cột sự kiện rất thuận lợi cho việc ôn tập. 4. Bước cuối cùng là kiểm tra, hãy dành một ngày 20 phút cho một câu hỏi bắt thăm bất kỳ mà bạn tự làm rồi trả lời nếu không trả lời được thì sẽ tự phạt bản thân bằng hình thức nào đó (ví dụ như không trả lời được sẽ không đi shopping chẳng hạn). 5. Một mẹo nhỏ nữa là bạn hãy gắn các tờ giấy ghi sự kiện lên chỗ nào mà bạn hay nhìn thấy nhất (tủ lạnh, cửa sổ, mặt bàn học) để thường xuyên nhìn thấy nó, sẽ giúp ghi nhớ tự nhiên nhất. Đối với những bạn đã học khối C, vấn đề chỉ là cách làm bài khi đi thi. Các câu hỏi trong đề thi không khó. Thường là hỏi vào thẳng vấn đề nên bạn cũng đừng trả lời lan man mà hãy đi thằng vào câu hỏi. Mỗi đề thì thường có một câu hỏi khó là câu bổ dọc (không theo trình tự trong sách mà bạn phải tự tư duy để tổng hợp lại). Vây, bạn hãy bình tĩnh và đọc thật kỹ câu hỏi ghi chi tiết các sự kiện bạn cho là cần thiết ra nháp để tránh thiếu khi làm bài, sau đó tìm các câu nối, câu lý giải hợp lý để liên kết các sự kiện lại với nhau là được. Đừng quên phải có câu tổng kết khẳng định lại câu trả lời của mình. Cách viết một bài thi là phải có mở bài, thân bài và kết bài cho mỗi câu. Song ở phần thân bài, khi trình bày các ý phải rõ ràng và mạch lạc. Tốt nhất, nên xuống dòng khi hết mỗi ý. Bài của bạn trình bày sáng sủa cũng đã chiếm được nhiều cảm tình của các giáo viên chấm thi rồi. Bài viết của bạn sẽ thật hoàn hảo khi cho thêm một chút cảm xúc cá nhân và nhận xét chủ quan (nhưng phải đúng) vào. Như vậy, một điểm 9 sử thi tốt nghiệp và một điểm 8 thi ĐH sẽ nằm trong tầm tay bạn rồi đấy (hic, năm ngoái khi thi vào trường, mình cũng được điểm 8 môn Sử). Dù dài và khá khó nhưng học lịch sử sẽ giúp bạn hiểu nhiều hơn về dân tộc Việt Nam, về chặng đường khó khăn đầy thử thách để đưa đất nước đi lên được như hôm nay. Mình tin rằng, học lịch sử sẽ giúp con người bạn hoàn thiện hơn. Chúc các bạn làm bài thi thật tốt và có niềm yêu thương với một chặng đường dân tộc. • Nguyễn Quỳnh Trang (SV năm thứ nhất, Khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn - ĐHQG Hà Nội) . 1) CẤU TRÚC ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ A. Thi tốt nghiệp THPT I. Phần chung dành cho tất cả thí sinh (7 điểm): Câu I và II (7 điểm) Câu. viên chấm thi rồi. Bài viết của bạn sẽ thật hoàn hảo khi cho thêm một chút cảm xúc cá nhân và nhận xét chủ quan (nhưng phải đúng) vào. Như vậy, một điểm 9 sử thi tốt nghiệp và một điểm 8 thi ĐH. trả lời đó: Để đạt điểm cao môn thi Lịch sử, khi nhận đề, các em đọc kỹ câu hỏi và trả lời thẳng vào vấn đề, để tránh lạc đề, nhầm đề, không tràn lan giới thi u nhiều, dài dòng, mất rất nhiều

Ngày đăng: 07/07/2014, 17:00

w