1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tham khảo thi HKII NV6

7 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

PHÒNG GD DUY XUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học : 2009 - 2010 Môn : Ngữ văn Khối : 6 Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề ) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM :( 3điểm ) Đọc đoạn văn sau, chọn câu trả lời đúng trong các phương án lựa chọn và ghi vào giấy làm bài(Ví dụ: 1a, 2b ) " Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !" (Ngữ văn 6, Tập II) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? a. Luỹ làng b. Lao xao c. Cây tre Việt Nam d.Vượt thác Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai? a. Duy Khán b.Ngô Văn Phú c. Võ Quảng c. Thép Mới Câu 3: Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào ? a. Truyện b. Kí c. Hồi kí d. Tuỳ bút Câu 4: Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? a. Tre là cánh tay của người nông dân. b.Tre trở thành vũ khí giúp con người chiến đấu. c. Tre giúp con người biểu lộ tình cảm. d. Tre gắn bó với con người trong đời sống. Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nào là chính ? a. So sánh b. Ẩn dụ c. Hoán dụ d. Nhân hoá Câu 6: Ở đoạn văn trên có sử dụng phó từ không? a. Có b. Không Câu 7: Câu " Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. " là loại câu gì? a. Câu trần thuật đơn b. Câu trần thuật đơn có từ là c. Câu trần thuật đơn không có từ là d. Cả a và c đều đúng Câu 8: Câu "Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. " có: a. Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ. b. Nhiều chủ ngữ, một vị ngữ. c. Nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ. d. Một chủ ngữ, một vị ngữ. Câu 9: Nếu viết "Xung phong vào xe tăng, đại bác." thì câu văn mắc phải lỗi diến đạt nào? a. Thiếu vị ngữ b. Thiếu chủ ngữ c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. d. Một lỗi khác. Câu 10: Đoạn văn trên có bao nhiêu câu trần thuật đơn? a. Ba b. Bốn c. Năm d. Sáu Câu 11: Đoạn văn trên có chứa câu trần thuật đơn có từ là. Đúng hay sai? a. Đúng b. Sai Câu 12: Câu nào sau đây là câu tồn tại? a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. b. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. c. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời . d. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1: (1đ) Thế nào là so sánh ? Đặt 1 câu có sử dụng phép so sánh . Câu 2:(1đ) Từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"(Tô Hoài),em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 3:(5đ) Em hãy tả lại cảnh sân trường trong giờ ra chơi. PHÒNG GD DUY XUYÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC : 2009 – 2010 MÔN NGỮ VĂN 6 I. Phần trắc nghiệm : 3 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) II. Phần tự luận (7đ) Câu 1 :Nêu đúng khái niệm so sánh (0,5đ) - Đặt câu đúng theo yêu cầu (0,5đ) ( Thiếu dấu chấm câu -0,25đ) Câu 2 :Học sinh có thể rút ra bài học: Không nên hung hăng, hống hách.Cần suy nghĩ kĩ trước khi làm một việc gì, không nên nông nỗi, gây tai hoạ để rồi ân hận khi đã muộn.(1đ) Câu 3 : (5đ) 1/ Yêu cầu chung: - Nội dung:Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi-Biết so sánh, liên tưởng nhận xét trong bài làm. - Phương pháp : + Vận dụng tốt kĩ năng làm văn miêu tả. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không dùng từ sai, chữ viết rõ ràng. + Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần : MB, TB, KB 2/ Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sân trường trong giờ ra chơi - ấn tượng chung. b.Thân bài: Tả theo trình tự thời gian và không gian: - Trước giờ ra chơi. - Trong giờ ra chơi: +Quang cảnh tập thể dục +Các trò chơi diễn ra - Sau giờ ra chơi. c. Kết bài :Cảm tưởng, nhận xét về cảnh được miêu tả. 3/ Biểu điểm : - Điểm 5 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; Bài viết sinh động, diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn trong sáng, giàu cảm xúc. - Điểm 4 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên . Văn viết trôi chảy, sinh động, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Có tả theo yêu cầu nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, không đảm bảo bố cục 3 phần. - Điểm 0 : Viết qua loa lấy lệ, hoặc bỏ giấy trắng. ***&&*** Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án c c b b d a d a b b b a Duy Xuyên, ngày 6 tháng 4 năm 2010 Người ra đề Tổ trưởng CM P. Hiệu trưởng. Huỳnh Thị Điền Bạch Thị Yên Nguyễn Quang Bàn MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2009 – 2010. Môn Ngữ văn 6 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng mức độ thấp Vận dụng mức độ cao Tổng số TN TL TN T L T N TL TN TL TN TL Văn học Truyện C2 1đ 1đ Kí C1,C2, C3 0,75 C4 0,25đ 1đ Tiếng Việt Phó từ C6 0,25đ 0,25 Nhân hoá C5 0,25đ 0,25 So sánh C 1 C1 0,5đ 1đ Câu C7,C8, C10, C11,C12 1,25đ 1,25 đ Chữa lỗi câu C9 0,25đ 0,25 Tập làm văn C3 5đ 5đ Tổng số điểm 0,75đ 2,25đ 0, 5 1,5đ 5đ 3đ 7đ Tỉ lệ % 7,5% 22,5% 5 % 15 % 50 % 30 % 70 % ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Ngữ văn Khối : 6 Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM :( 3điểm ) Chọn câu trả lời đúng trong các phương án lựa chọn và ghi vào giấy làm bài. Câu1 : Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với cổ tích là gì ? A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người. B. Gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử. C. Nhân vật không có màu sắc thần thánh. D.Truyện không có yếu tố hoang đường kì ảo. Câu 2 : Văn bản Em bé thông minh thuộc thể loại gì ? A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 3 : Ý nào nói về ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên ? A. Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi. B. Ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc ta C. Thể hiện ý chí đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. D. Gồm A và C. Câu 4 : Truyền thuyết nào sau đây không phải là truyền thuyết về thời đại Hùng Vương ? A. Thánh Gióng B.Sơn Tinh, Thuỷ Tinh C.Sự tích Hồ Gươm D. Bánh chưng, bánh giày. Câu 5 : Truyện ngụ ngôn nào sau đây cho ta bài học về nhận thức, nhắc ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự vật, hiện tượng xung quanh? A. Ếch ngồi đáy giếng B. Thầy bói xem voi C.Cả a và b đúng D. Cả a và b sai. Câu 6 : Câu sau đây có bao nhiêu từ ? "Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở." A. 8 từ; B. 9 từ; C. 10 từ; D. 12 từ. Câu 7 : Trong chú thích sau đây, từ nao núng được giải thích nghĩa bằng cách nào ? nao núng : lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa. A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị; B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích; C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích; D. Cả A và B đúng. Câu 8 : Từ đi nào sau đây được hiểu theo nghĩa gốc ? A. Chúng tôi đi đều bước. B. Bạn ấy đã đi trường khác rồi. C. Đi đôi giày này đau chân quá! D. Đi đi em, can đảm bước chân lên ! Câu 9 : Trong các từ sau từ nào không phải là danh từ ? A. Khí hậu; B. Ẩm ướt; C. Nông dân; D. Thời tiết. Câu 10 : Dòng nào nói đúng về cấu tạo của cụm danh từ ? A. Gồm phần trước và phần trung tâm; B. Gồm phần trung tâm và phần sau; C. Gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau; D. Cả A, B, C đúng. Câu 11 : Câu : " Anh ấy là người rất kiên cố." mắc lỗi gì ? A. Lỗi lặp từ; B.Lỗi lẫn lộn các từ gần âm; C.Lỗi dùng từ sai nghĩa; D.Lỗi dùng từ sai vị trí. Câu 12 : Có mấy loại ngôi kể trong văn tự sự, đó là các ngôi nào ? A. Hai loại : Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai B. Hai loại : Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba C. Hai loại : Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba C. Ba loại : Ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1 : (1đ) Nêu ý nghĩa của truyện :" Thầy bói xem voi". Câu 2 :(1đ) Đặt câu có cụm danh từ làm vị ngữ. ( Gạch dưới cụm danh từ đó) Câu 3 (5đ) Đóng vai bà đỡ Trần kể lại chuyện "Con hổ có nghĩa". PHÒNG GD DUY XUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc & ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học : 2008 - 2009 Môn : Ngữ văn Khối : 6 Thời gian làm bài : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM :( 3điểm )Đọc kĩ đoạn trích, chọn câu trả lời đúngnhất trong các phương án lựa chọn của từng câu hỏi và ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1-a, 2- c, ) ( ) Em dốc lòng học vẽ, hàng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ. (Ngữ văn 6, Tập I ) Câu1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? a. Con Rồng cháu Tiên b. Thạch Sanh c. Cây bút thần d. Em bé thông minh Câu 2: Văn bản có chứa đoạn trích trên thuộc thể loại truyện dân gian nào ? a. Truyền thuyết b. Truyện cổ tích c. Truyện ngụ ngôn d. Truyện cười Câu 3: Nhân vật chính được nói đến trong đoạn văn trên là ai? a. Thạch Sanh b. Em bé thông minh c. Mã Lương d. Lạc Long Quân Câu 4: Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? a. Nói về hoàn cảnh của nhân vật b. Nói về việc học vẽ của nhân vật c. Nói về việc kiếm củi của nhân vật d. Nói về việc cắt cỏ của nhân vật. Câu 5: Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu nào? a. Câu 1 b. Câu 2 c. Câu 3 d. Câu 4 Câu 6: Ở đoạn văn trên có chi tiết tưởng tượng kì ảo không? a. Có b. Không Câu 7: Dòng nói đúng nhất về các từ : que củi, con chim, bức tường ở trong đoạn văn trên? a. Đều là danh từ b. Đều là từ ghép c. Đều có danh từ đơn vị và danh từ chỉ sự vật d. Cả a, b, c đều đúng Câu 8: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu cụm danh từ? a. Bốn b. Ba c. Hai d. một Câu 9: Cụm danh từ "Bốn bức tường" có cấu tạo như thế nào? a. Phần trước, phần trung tâm, phần sau b. Phần trung tâm, phần sau c. Phần trước, phần trung tâm d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 10: Ở đoạn văn trên có bao nhiêu lượng từ? a. Hai b. Ba c. Bốn d. Không có lượng từ. Câu 11: Đoạn văn trên có phương thức biểu đạt chính là gì? a. Nghị luận b. Thuyết minh d. Miêu tả d. Tự sự. Câu 12: Đoạn văn trên được kể theo ngôi nào? a. Ngôi thứ nhất số ít b. Ngôi thứ nhất số nhiều c. Ngôi thứ ba d. Cả a, b, c đều đúng. II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm ) Câu 1: (1đ) Nêu bài học rút ra từ câu chuyện: Ếch ngồi đáy giếng. Câu 2 :(1đ) Đặt câu có danh từ làm vị ngữ. ( Gạch dưới danh từ làm vi ngữ) Câu 3: (5đ) Đóng vai Lạc Long Quân để kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên. PHÒNG GD DUY XUYÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC : 2008 – 2009 MÔN NGỮ VĂN 6 I. Phần trắc nghiệm : 3 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ ) II. Phần tự luận (7đ) Câu 1 :Nêu đúng 2 ý sau : - Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang(0,5đ - Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo(0,5đ) Câu 2 : (1đ) - Đặt câu đúng theo yêu cầu (1đ) - Thiếu dấu chấm câu (-0,25đ), không xác định đúng cụm danh từ làm vị ngữ (-0,5đ) Câu 3 : (5đ) 1/ Yêu cầu : - Nội dung: HS đóng vai Lạc Long Quân kể lại truyện Con Rồng, cháu Tiên với các nội dung chính: + Giới thiệu nguồn gốc, lai lịch, đặc điểm, tài năng của Lạc Long Quân (nhân vật tự kể về mình – Có thể xưng tôi hoặc ta) + Giới thiệu về nguồn gốc, dung nhan, thói quen của Âu Cơ và sự gặp gỡ của hai ngưòi + Kể về việc kết duyên và chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ + Kể về việc chia tay, chia con + Nêu lên sự hình thành đất nước Văn Lang và ý nghĩa của câu chuyện (Nhân vật "tôi" có thể bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình đối với câu chuyện song phải hợp lí) - Phương pháp : + Vận dụng tốt kĩ năng làm văn tự sự. Sử dụng ngôi kể xưng tôi nên cần chú ý thay đổi lời kể phù hợp với ngôi kể và các tình tiết trong truyện. + Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài. 2/ Biểu điểm : - Điểm 5 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; biết kể sáng tạo một cách thành thạo, biết lồng cảm xúc của mình vào hoàn cảnh câu chuyện, diễn đạt trôi chảy mạch lạc. - Điểm 4 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên . Có sáng tạo trong cách kể , văn viết trôi chảy, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt. - Điểm 2: Có kể được câu chuyện nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. - Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, không đảm bảo bố cục 3 phần. Câu số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án c b c b a b d a c b d c - Điểm 0 : Viết qua loa lấy lệ, hoặc bỏ giấy trắng. ( Người chấm có thể linh hoạt vận dụng đáp án và biểu điểm một cách hợp lí) Duy Xuyên, ngày 05 tháng 11 năm 2008 Phó hiệu trưởng Tổ trưởng chuyên môn Người ra đề Nguyễn Quang Bàn Bạch Thị Yên Huỳnh Thị Điền MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2008 – 2009. Môn Ngữ văn 6 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng mức độ thấp Vận dụng mức độ cao Tổng số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học Cổ tích C1,2,3 0,75đ C4,6 0,5đ 1,25 đ Truyệ n ngụ ngôn C1 1đ 1đ Tiếng Việt Từ C7 0,25đ 0,25 Danh từ C2 1đ 1đ Cụm danh từ C 8,9 0,5đ 0,5đ Lượng từ C10 0,25đ 0,25 đ Tập làm văn C12 0,25đ C5,11 0,5đ C3 5đ 0,75 đ 5đ Tổng số điểm 1đ 1đ 2đ 1đ 5đ 3đ 7đ Tỉ lệ % 10% 10 % 20% 10 % 50 % 30 % 70 % . củi, con chim, bức tường ở trong đoạn văn trên? a. Đều là danh từ b. Đều là từ ghép c. Đều có danh từ đơn vị và danh từ chỉ sự vật d. Cả a, b, c đều đúng Câu 8: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu. "Xung phong vào xe tăng, đại bác." thì câu văn mắc phải lỗi diến đạt nào? a. Thi u vị ngữ b. Thi u chủ ngữ c. Thi u cả chủ ngữ và vị ngữ. d. Một lỗi khác. Câu 10: Đoạn văn trên có bao nhiêu. b a Duy Xuyên, ngày 6 tháng 4 năm 2010 Người ra đề Tổ trưởng CM P. Hiệu trưởng. Huỳnh Thị Điền Bạch Thị Yên Nguyễn Quang Bàn MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2009 – 2010. Môn Ngữ

Ngày đăng: 07/07/2014, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w