I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Lê Lợi Dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào? A.Ngày 7 tháng 2 năm 1418. B.Ngày 3 tháng 7 năm 1417. C.Ngày 7 tháng 3 năm 1418. D.Ngày 2 tháng 7 năm 1418. Câu 2: Lực lượng nghĩa quân Lam Sơn, những ngày đầu khởi nghĩa như thế nào? A.Rất mạnh, quân sĩ đông, vũ khí đầy đủ. B.Còn yếu. C.Gặp nhiều khó khăn, gian nan. D.Câu B và C đúng. Câu 3: Để cứu chủ tướng Lê Lợi trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì? A.Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến. B.Giúp Lê Lợi rút quân an toàn. C.Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng. D.Ý A, B, C đều đúng. Câu 4: Lê Lai người dân tộc nào? Quê ở đâu? a.Dân tộc Mường, quê ở Dựng Tú ( Ngọc Lặc, Thanh Hoá ). b.Dân tộc Nùng, quê ở Lũng Nhai, Thanh Hoá. c.Dân tộc Kinh, quê ở Lam Sơn, Thanh Hoá. d.Dân tộc Tày, quê ở Dựng Tú ( Ngọc Lặc, Thanh Hoá ). Câu 5: Quân Minh phải rút về đâu để cố thủ trước sự tấn công và thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn? a.Đông Nam . b.Thanh Hoá c.Nghệ An d.Đông Triều. Câu 6: Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế vào năm nào? Đặt tên nước là gì? a.Lên ngôi năm 1428. Đặt tên nước là Đại Việt. b.Lên ngôi năm 1428. Đặt tên nước là Đại Nam. c.Lên ngôi năm 1427. Đặt tên nước là Việt Nam. d.Lên ngôi năm 1427. Đặt tên nước là Nam Việt. Câu 7: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được tổ chức như thế nào? a.Đạo - phủ - huyện hoặc châu, xã. b.Đạo - phủ - châu – xã. c.Đạo - phủ - huyện – châu – xã. d.Phủ - huyện- châu. Câu 8: Chính quyền thời Lê Sơ được chia thành mấy đạo? a.Năm đạo b.Bốn đạo c.Sáu đạo d.Mười đạo Câu 9: Bộ luật mới được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì? a.Quốc triều hình luật ( hay luật Hồng Đức ) b.Luật hình sự. c.Hình luật Quốc gia d.Luật Hồng Bàng. Câu 10: Quân đội dưới thời nhà Lê được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ: a.“Ngụ binh ư nông”. b.“Ngụ nông ư binh”. c.“Quân đội Nhà nước”. d.“Ư binh kiến nông”. Câu 11: Thời Lê Sơ ( 1428 – 1527 ) tổ chức được mấy khoa thi tiến sĩ và đỗ được bao nhiêu tiến sĩ? a.Tổ chức được 26 khoa thi và lấy đỗ 989 tiến sĩ. b.Tổ chức được 25 khoa thi và lấy đỗ 999 tiến sĩ. c.Tổ chức được 24 khoa thi và lấy đỗ 989 tiến sĩ. d.Không tổ chức được khoa thi nào. Câu 12: Một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta ở thế kĩ XV;năm 1460 lên ngôi vua khi 18 tuổi. Đó là ai? a.Lê Thánh Tông. b.Lê Anh Tông. c.Lê Thái Tông. d.Lê Nhân Tông. Câu 13: Trong phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo vào năm: a.1516 ở Đông Triều. b.1515 ở Ninh Bình. c.1516 ở Đông Khê. d.1514 ở Đông Quan . Câu 14: Thời Lê, số lượng nô tì giảm dần bởi vì: a.Bị chết nhiều. b.Bỏ làng xã tha phương cầu thực. c.Quan lại không cần nô tì nữa. d.Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc ……… làm nô tì. Câu 15: Dưới thời Lê Sơ tác phẩm sử học gồm 15 quyển có tên: a.Đại Việt sử kí toàn thư. b.Việt giám thông khảo tổng luận. c.Lam Sơn thực lục. d.Đại Việt sử kí. Câu 16: Nước Đại Việt thời Lê Sơ tồn tại trong khoảng thời gian nào? a.Thế kỉ XV đến thế kỉ XVI. b.Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV. c.Thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI. d.Thế kỉ XIII đến thế kỉ XV. Câu 17:Thời kì Lê Sơ, quân dân Đại Việt kháng chiến chống sự xâm lược của: a.Quân Minh b.Quân Thanh c.Quân Xiêm d.Quân Mông- Nguyên Câu 18: Vào thời gian nào, nhà Lê bắt đầu suy thoái ? a.Đầu thế kỉ XVI. b.Giữa thế kỉ XVI. c.Cuối thế kỉ XVI. d.Đầu thế kỉ XVII. Câu 19: Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện:Nam - Bắc triều. Đó là tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến nào? a.Lê, Trịnh ( Nam triều ) - Mạc ( Bắc triều ) b.Trịnh ( Nam triều) - Mạc ( Bắc triều ) c.Mạc ( Nam triều ) - Nguyễn ( Bắc triều ) d.Lê ( Nam triều) - Trịnh ( Bắc triều ) Câu 20 : Khi vào kinh lí phía Nam , Nguyễn Hữu cảnh đặt phủ Gia Định vào năm nào? a.Năm 1698 b.Năm 1689 c.Năm 1776 d.Năm 1771 Câu 21: Điều kiện nào thúc đẩy nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII? a.Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi. b.Nhờ việc giảm tô thuế. c.Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp. d.Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ. Câu 22: Ở các thế kỉ XVI – XVII tôn giáo nào được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại? a.Nho giáo b.Phật giáo c.Đạo giáo d.Thiên chúa Câu 23: Vào những năm nào của thế kỉ XVIII hàng chục vạn nông dân bị chết đói, người sống sốt phải lìa bỏ quê hương phiêu tán khắp nơi? a.Năm 40 b.Năm 41 c.Năm 42 d.Năm 43 Câu 24: Nghĩa quân nêu khẩu hiệu “ Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng. Đó là cuộc khởi nghĩa của: a.Nguyễn Hữu Cầu b.Hoàng Công Chất c.Lê Duy Mật d.Nguyễn Danh Phương * Chọn điền vào chỗ trống cho thích hợp trong các câu sau: Câu 25: Xã hội Đàng Trong nữa sau thế kỉ XVIII, quan lại, hào cường kết thành bè cánh đàn áp bóc lọt nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ. Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “ ” a.“Vua” khét tiếng tham nhũng. b.“Quan lại” khét tiếng tham nhũng. c.“Quốc phó” khét tiếng tham nhũng. d.”Quốc công” tham nhũng. Câu 26: Mùa xuân năm 1771 ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tâu Sơn thượng đạo ( nay thuộc An Khê, Gia Lai ) lập , chống chính quyền họ Nguyễn. a.Căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa. b.Căn cứ, xây dựng khởi nghĩa. c.Danh trại, tập họp nghĩa quân. d.Binh, tập trận. II.TỰ LUẬN: Câu 1: Em biết gì về Lê Lợi và căn cứ Lam Sơn? Câu 2: Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã tổ chức hội thể ở Lũng Nhai ( Thanh Hoá ) và đọc bài văn thề. Em hãy nêu tinh thần, mục đích bài văn đó là gì? Câu 3: Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn phải đương đầu với muôn vàn khó khăn gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm. Một vị tướng đã liều mình phá vòng vây cứu nguy cho Lê Lợi. Ông là ai? Em biết gì về ông? Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 5: Vẽ sơ đồ bộ máy tổ chức thời Lê Sơ và rút ra nhận xét? Câu 6: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ? Câu 7: Ông là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn nhà thơ nhà văn nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ. Ông là ai? Em hãy nêu về những điều về mà em biết về ông? Câu 8: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI? Câu 9: Em hãy kể những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong lĩnh vực văn văn học ở thế kỉ XV? Câu 10: Trình bày nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều? Câu 11: Em có nhận xét gì về kinh tế nông nghiệp ở Đàng Ngoài ( Lê - Trịnh ) và Đàng Trong ( Chúa Nguyễn ) thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Câu 12: Khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn vào nữa sau thế kỉ XVIII có cuộc khởi nghĩa của ai đã chọn Truông Mây làm căn cứ , lấy của người giàu chia cho người nghèo? Em biết gì về chàng trai đó? Câu 13: Lời dụ tướng sĩ của Quang Trung đọc khi tiến quân đến địa phương nào? -Em hãy ghi lại lời dụ đó? -Nêu ý nghĩa của bài thơ đó nói lên điều gì? . I.TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Lê Lợi Dựng cờ khởi nghĩa vào ngày, tháng, năm nào? A.Ngày 7 tháng 2 năm 1418. B.Ngày 3 tháng 7 năm 14 17. C.Ngày 7 tháng 3 năm 1418. D.Ngày 2 tháng 7 năm 1418. Câu 2: Lực lượng. ngôi năm 1 428 . Đặt tên nước là Đại Việt. b.Lên ngôi năm 1 428 . Đặt tên nước là Đại Nam. c.Lên ngôi năm 14 27 . Đặt tên nước là Việt Nam. d.Lên ngôi năm 14 27 . Đặt tên nước là Nam Việt. Câu 7: Bộ máy. Nam triều) - Trịnh ( Bắc triều ) Câu 20 : Khi vào kinh lí phía Nam , Nguyễn Hữu cảnh đặt phủ Gia Định vào năm nào? a.Năm 1698 b.Năm 1689 c.Năm 177 6 d.Năm 177 1 Câu 21 : Điều kiện nào thúc đẩy nông