Kiến trúc theo phong cách Thiền Kiến trúc thể hiện nếp sống và hệ thống tư tưởng của từng thời đại. Bởi vậy, muốn tìm hiểu về các nền văn hóa, tôn giáo và phong tục trong nhân gian thì không thể không nói đến kiến trúc . Kiến trúc cũng thể hiện cảm hứng của tâm hồn. Chẳn hạn , lối kiến trúc trong thiền môn làm cho con người có cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng . Mỗi Thiền viện đều có một lối kiến trúc ôn hòa, khác hẳn với lối kiến trúc La Hy của các Thánh đường Thiên Chúa Giáo hay lối kiến trúc Trung Đông của các đền thờ Hồi Giáo. Kiến trúc của các Thiền viện thể hiện nếp sống trầm tĩnh thanh u nhưng vẫn mang dáng vẻ oai nghiêm của nơi thờ tự và đậm màu sắc tôn giáo. Khi bước vào Thiền viện Phật giáo, đầu tiên chúng ta phải vào cổng Tam Quan. Không phải ngẫu nhiên mà làm cổng Tam Quan, ngoài nghệ thuật kiến trúc còn có ý nghĩa triết lý rất lớn trong Thiền học : Tam Quan là Tam Giải Thoát Môn, là Tam Pháp Ấn, là “Không - Vô Tướng - Vô Tác”. Các Thiền viện ở Á Đông từ xưa đa số được vua quan xây dựng nên phảng phất đường nét của kiến trúc cung đình, sự trình bày trang trí nội thất cũng tương tự như các phủ đệ, nhưng bên cạnh đó Thiền viện vẫn mang tính cách kiến trúc của nhân gian tương tự như đình làng miếu vũ cho nên không phải là xa lạ đối với dân chúng. Từ đó, kiến trúc của Thiền viện mang nét ôn hòa, khiêm tốn ẩn hiện dưới những vườn đồi. . . Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử nhưng những nét tiêu sơ của Thiền viện vẫn giữ nguyên như cũ. Ở Trung Hoa, thời đại lục quốc qua phân đã biến Trung Hoa thành nhiều mảnh, đất nước này phải chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn minh trên thế giới như Nga, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nhật, Mỹ và có thay đổi rất nhiều trong kiến trúc, nhưng các Thiền viện ở đây vẫn tồn tại và giữ được Thiền phong. Ở Nhật ,với ảnh hưởng của Thiền tông, bắt đầu từ thời Kamakura (1185-1333) các chùa theo Thiền tông đã có nhiều thay đổi về kiến trúc: -Đơn giản đi và trở về với kiểu Shinto. -Thêm vào là các bức tường giấy ngăn không gian nội thất. Giấy này được làm từ lúa gạo. -Các cửa sổ và màn che được trổ thêm ra phía vườn làm chỗ lấy ánh sáng để đọc và viết gọi là kiểu dáng shoin. Ngày nay, các kiểu dáng shoin này đã được tiếp nối qua các thiết kế chi tiết thêm vào của các trà đường. Các kiến trúc Thiền đã thể hiện tính cởi mở, nhẹ nhàng, và hoà vào thiên nhiên giúp rất nhiều có các ngôi nhà hay đền đài Nhật Bản vượt qua được thử thách của các địa chấn. Tuy nhiên, mục tiêu chính của kiểu kiến trúc này là để tạo bầu không khí an nhiên và cởi mở của tâm. Ở Việt Nam cũng vậy, trải qua những thời kỳ chiến tranh và thuộc địa nhưng những Thiền viện ở đây vẫn còn nét cổ kính và mang phong thái của Thiền. Các nơi tôn nghiêm như cung đình, đền thờ miếu vũ và các Thiền viện. . . ở Á Châu, đặc biệt là Trung Hoa và Việt Nam, luôn luôn lấy tứ linh : long, lân, quy, phụng để trang trí . Về mặt kiến trúc, khi gắn những hình rồng, phượng. . . trên mái nhà là để cho cân đối nghệ thuật, về mặt triết lý thì những hình tượng này còn có những ý nghĩa tùy theo bối cảnh. Hình ảnh con Rồng tượng trưng cho sự hưng thịnh, thăng hóa và bền vững. Lân tượng trưng cho sự hùng mạnh, uy vũ. Phụng tượng trưng cho người quân tử, có dáng tao nhã, đời sống thanh cao. Quy tượng trưng cho đức nhẫn nhục, nhu hòa và sự trường cửu. Từ văn hóa nhân gian, những biểu tượng này cũng được các Thiền viện sử dụng để trang trí đồng thời cũng có những ý nghĩa tôn giáo riêng, thể hiện những đức tính trong sự tu tập như tinh tấn, vô úy, thanh tịnh, nhẫn nhục. . . Lại nữa, có một hình ảnh trong kiến trúc rất đặc biệt ở Á Đông mà chúng ta thường thấy ở các nơi mang màu sắc văn hóa như cung đình, miếu thờ, hoặc chùa chiền, đó là hình Long Mã. Ðầu rồng tượng trưng cho trí tuệ, đôi chân tuấn mã tượng trưng cho sự tinh tấn, trên lưng tuấn mã chở một hòm thư, đó là tượng trưng cho những pháp hành. Một người tu tập phải như con long mã, phải có sự suy xét đúng đắn theo Chánh đạo, phải có sự kiên trì bền chí như đôi chân tuấn mã và phải có một pháp hành nhất định và xem pháp hành đó là tính mệnh của mình. Kiến trúc Phật giáo cho đến bây giờ vẫn còn gần như nguyên vẹn, hoàn toàn mang tính độc lập, không ảnh hưởng kiến trúc ngoại lai . Hình hoa sen được dùng để trang trí trong các chùa chiền và cung đình. Các biểu tượng và cách xây dựng cũng theo quy luật âm dương, các cổng chùa bên ngoài thường là có hình vuông góc tượng trưng cho tánh âm, nhưng vòm cổng bên trong lại có hình tròn móng ngựa tượng trưng cho tánh dương. Các cột trụ trong cung, hoặc trong chùa chiền và các lăng tẩm đều được trang trí hoa sen nở phía dưới và búp sen ở phía trên tượng trưng cho sự thanh cao. Trong nền kiến trúc Á Đông có một điều đáng chú ý nhất là kiến trúc lăng tẩm và tháp. Đối với quan niệm Lão Trang, cho rằng Sanh ký tử quy ,cuộc sống này là giả tạm, chỉ có chết mới thực sự trở về. Vì vậy lăng tẩm của những người quyền quý ở Á Đông là những công trình kiến trúc lớn và mang tính văn hóa. Trong Phật giáo, khác với quan niệm trên, các tháp thờ tượng Phật hoặc xá lợi của Phật, là để cho các Phật tử đến chiêm bái. Hoặc khi các vị tổ sư viên tịch, các đệ tử và tín đồ xây dựng tháp là để thể hiện lòng tôn kính và tưởng nhớ công đức của vị đó. Cho nên, các tháp thờ Phật và tháp Tổ trong Phật giáo đều có một ý nghĩa riêng. Các tháp thờ Phật đa số đều được xây bảy tầng, trong đó tôn trí bảy tượng Phật, tượng trưng cho bảy đời các Đức Phật, và số 7 trong Phật giáo tượng trưng cho trung đạo, một ngôi tháp xây bảy tầng không cao cũng không thấp. Các tháp Tổ, thường được xây ngay trên mộ phần của các vị Tổ. Hoặc có những nơi xây những tháp vọng, do những vùng có vị Tổ đó đến giáo hóa, nhưng khi viên tịch thì ở chỗ khác và hài cốt được tôn trí ở một nơi khác, nên các đệ tử và tín đồ đã ghi nhớ công đức và xây dựng tháp thờ vọng. Tháp các vị Tổ thường là năm tầng, tượng trưng cho Ngũ đức sư, đó là năm phẩm tính tạo nên một vị Hòa Thượng: Không thiên ái; Không sợ hãi; Không sân si; Giáo hóa đúng thời, đúng nơi và đúng đối tượng; Dùng Pháp thích hợp để giáo hóa. Trên đỉnh tháp có hoa sen hoặc bầu hồ lô, hoa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh, hồ lô tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương và kết tinh của trời đất. Bên cạnh các chùa chiền, lăng tẩm, nhà ở của dân gian cũng mang nhiều sắc thái thiền . Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà là không theo trường phái kiến trúc cụ thể. Cách bố trí trong nhà không tạo ra bất kỳ liên tưởng nào. Nhưng chính sự trống không tịch mịch ấy lại gợi lên rất nhiều suy tư. Căn nhà có đặc điểm đơn giản, hòa hợp hoàn toàn cùng tự nhiên. Trong không gian ấy, con người cảm nhận rõ và thật hơn tất cả những gì bình dị quanh mình. Khả năng nhận thức, vì thế, trở nên nhạy cảm hơn, hướng tới những rung động tinh tế nhất của đời sống. Ðó là cái thực tại đồng nhất và nguyên khối không thể chia tách. Hiên nhà mở rộng hướng ra phía ngoài, sàn nhà sử dụng màu sắc tự nhiên, nhẹ nhàng. Trong không khí rất riêng này, mỗi ngày thường đều mang lại một ý nghĩa mới cho sự chiêm nghiệm bản ngã. Kiến trúc thiền thể hiện tâm hồn của người dân Á Đông, những tâm hồn trầm tĩnh và sâu lắng là nền tảng của những đường nét kiến trúc nhu hòa nhưng rất trang nghiêm. Các mái chùa cong vút ẩn mình dưới những tàn cây, tiếng chuông chùa u trầm vọng lên làm thanh thản lòng người. Kiến trúc các Thiền viện mang tính cách uy nghiêm của cung đình làm nơi nương tựa tinh thần cho người dân , đồng thời cũng có nét dân dã để hòa mình với quần chúng. Cho nên, hình ảnh chùa làng, đình miếu đã dễ dàng đi sâu vào lòng của người dân. . Kiến trúc theo phong cách Thiền Kiến trúc thể hiện nếp sống và hệ thống tư tưởng của từng thời đại. Bởi vậy, muốn tìm hiểu về các nền văn hóa, tôn giáo và phong tục trong. đến kiến trúc . Kiến trúc cũng thể hiện cảm hứng của tâm hồn. Chẳn hạn , lối kiến trúc trong thiền môn làm cho con người có cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng . Mỗi Thiền viện đều có một lối kiến. đều có một lối kiến trúc ôn hòa, khác hẳn với lối kiến trúc La Hy của các Thánh đường Thiên Chúa Giáo hay lối kiến trúc Trung Đông của các đền thờ Hồi Giáo. Kiến trúc của các Thiền viện thể hiện