1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE KIEM TRA HOC KI II- GDCD 9

3 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 37 KB

Nội dung

Trường THCS Cao nguyên ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ( 2009 - 2010 ) MÔN : GDCD - LỚP : 9 ( Thời gian : 45 phút ) A. Phần trắc nghiệm : ( 2đ ) Chọn ý đúng ghi vào bài làm . Câu 1 : Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính ? a. Bà H mượn tiền của chị N đã quá hạn dây dưa không chịu trả nợ b. Bạn T -14 tuổi điều khiển xe gắn máy đi chơi c. Anh An là công nhân nhà máy xi măng anh thường xuyên đi làm trễ giờ d. A là bệnh nhân tâm thần khi lên cơn đã đánh trọng thương người qua đường Câu 2 : Trong các quyền sau đây, quyền nào thể hiện sự tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ? a. Quyền lập công ty,doanh nghiệp b. Quyền sở hữu tài sản c. Quyền khiếu nại, tố cáo d. Cả 3 ý trên Câu 3 : Trẻ em có quyền tham gia những vấn đề nào sau đây ? a.Quyền bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em b. Xây dựng và phát triển kinh tế c. Tình hình an ninh chính trị d. Cả 3 ý trên Câu 4 : Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai ? a. Lực lượng quân đội b. Các cấp chính quyền c. Nam công dân d. Tất cả mọi công dân B. Phần tự luận : ( 8đ) Câu 1 ( 3đ) Trách nhiệm pháp lí là gì ? Việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như thế nào ? P - 16 tuổi học lớp 10 đi xe phân khối lớn đến trường, bác bảo vệ kiểm tra giấy phép lái xe nhưng P không có . Bác bảo vệ đã phạt P 100.000 đồng . Em có nhận xét gì về sự việc trên ? Câu 2 :( 3đ ) Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là gì ? Quyền này có ý nghĩa như thế nào ? Học sinh có thể thực hiện quyền này như thế nào ở trong nhà trường và nơi cư trú ? Câu 3 : ( 2đ ) Bảo vệ Tổ quốc là như thế nào ? Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc ? Học sinh cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 - 2007 MÔN : GDCD 9 A.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2đ ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 : Ý - b Câu 2 : Ý - c Câu 3 : Ý - a Câu 4 : Ý - d B. PHẦN TỰ LUẬN : ( 8đ ) Câu 1 : ( 2,5đ )Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định . ( 0,5đ ) Việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa : - Trừng phạt ngăn ngừa, cải tạo người vi phạm pháp luật, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật . - Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật, hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân . - Ngăn chặn, hạn chế, từng bước xoá bỏ hiệ tượng vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội . ( 1đ ) Nhận xét về tình huống : - P vi phạm pháp luật giao thông ( chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe để điều khiển xe phân khối lớn ) P phải chịu trách nhiệm hành chính . - Việc áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lí về hành chính của P do cơ quan CSGT thực hiện . - Bác bảo vệ phạt P một trăm nghìn đồng là sai vì bác không có thẩm quyền . Bác chỉ được báo cho nhà trường biết về hành vi của P để nhà trường xử lí theo nội quy của trường . ( 1đ ) Câu 2 : ( 3đ ) Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá các hoạt động, các công việc chung của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội . ( 1đ ) Ý nghĩa của quyền này : Đây là quyền chính trị cao nhất của công dân, là cơ sở pháp lí để bảo đảm nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân . Chỉ trên cơ sở quyền này nhân dân mới có thể trực tiếp tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, tham gia xây dựng hiến pháp và luật, tham gia thực hiện và giám sát mọi công việc của đất nước .( 1đ ) Học sinh có thể thực hiện quyền này ở trong nhà trường và ở địa phương : - Trình bày ý kiến nguyện vọng của mình với nhà trờng về những việc có liên quan đến học sinh . - Tham gia xây dựng bộ máy tổ chức lớp, Đoàn - Đội . Tham gia thảo luận, bàn bạc, thực hiện, giám sát các công việc của lớp Đoàn - Đội trong nhà trường . - Thảo luận, bàn bạc, trình bày ý kiến nguyện vọng của mình đối với địa phương vềnhững vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền của trẻ em . Tích cực tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức . ( 1đ ) Câu 3 : ( 2,5đ )Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ XHCN và nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam . ( 0,5đ ) Chúng ta phải bảo vệ Tổ quốc vì : Non sông Việt Nam được như ngày hôm nay là do cha ông chúng ta đã hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ . Ngày nay Tổ quốc ta vẫn luôn bị các thế lực thù địch xâm mưu xâm chiếm, phá hoại . Vì vậy bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mọi công dân .( 1đ ) Những việc học sinh có thể làm để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc : - Học tập tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện quân sự . - Tham gia phong trào bảo vệ trật tự trị an ở trong trường học và nơi cư trú . - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, vận động bạn bè và người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự . - Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội ở địa phương ( viết thư, tặng quà cho bộ đội, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, chăm sóc nghĩa trang liệt ) ( 1đ ) . Trường THCS Cao nguyên ĐỀ KI M TRA HỌC KÌ II ( 20 09 - 2010 ) MÔN : GDCD - LỚP : 9 ( Thời gian : 45 phút ) A. Phần trắc nghiệm : ( 2đ ) Chọn ý đúng. cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? ĐÁP ÁN -BIỂU ĐIỂM KI M TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 - 2007 MÔN : GDCD 9 A.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (2đ ) Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 : Ý - b Câu. lí có ý nghĩa như thế nào ? P - 16 tuổi học lớp 10 đi xe phân khối lớn đến trường, bác bảo vệ ki m tra giấy phép lái xe nhưng P không có . Bác bảo vệ đã phạt P 100.000 đồng . Em có nhận xét gì

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w