BỎNG NẮNG Bỏng nắng là gì? Bỏng nắng là tình trạng da bị đỏ, rát, ngứa đôi khi nổi phồng nước xuất hiện khi tiếp xúc với quá nhiều tia tử ngoại (tia UV) của ánh nắng mặt trời. Bỏng nắng xảy ra như thế nào? Bạn có thể bị bỏng nắng khi: - Ở ngoài ánh nắng mặt trới quá lâu mà không có biện pháp bảo vệ ánh nắng đầy đủ. - Đi ngoài nắng vào thời điểm nhiều nắng nhất (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). - Sử dụng các thuốc làm cho da bạn dễ bắt nắng. Làm sao biết bị bỏng nắng? Bạn có thể không có bất cứ triệu chứng gì của bỏng nắng dù đã bị bỏng nắng. Các triệu chứng thường xuất hiện một vài giờ sau khi bị bỏng nắng. Các triệu chứng đó là: - Sưng đỏ - Cảm giác nóng - Đau nhẹ hoặc nặng khi chạm vào vùng da bị bỏng nắng - Nổi phồng nước trong trường hợp nặng. Sau vài ngày, da bạn có thể ngứa và bắt đầu lột sau 1 tuần. hình ảnh bỏng nắng cấp: hình ảnh lột da sau phỏng nắng: Bạn sẽ làm gì khi bị bỏng nắng? Khi bị bỏng nắng bạn cần làm: - Ngâm vùng da bỏng nắng trong nước lạnh, có thể pha nước với bột yến mạch giúp giảm ngứa và cảm giác bỏng. - Đắp một mảnh vải ẩm và lạnh lên vùng da bỏng nắng nhiều lần trong ngày. - Uống thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Các thuốc này có thể giúp giảm đau và giảm tổn thương da nhất là dùng ngay khi nghi ngờ bị bỏng nắng. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. - Bôi kem hydrocortisone 1% hoặc lotion giữ ẩm lên vùng da bỏng 3 lần/ngày trong 2 ngày. - Uống thuốc chống ngứa như chlorpheniramin. Thuốc này có thể làm cho bạn buồn ngủ vì vậy không được lái xe hay điều khiển máy móc khi sử dụng thuốc này. Nếu bạn chỉ có một vài phồng nước nông, hãy xử trí chúng giống như một vết bỏng nhẹ. Bạn có thể bôi một số mỡ kháng sinh như bacitracine và che lên vùng phồng nước bằng gạc sạch. Không được làm vỡ phồng nước trừ khi chúng vỡ tự nhiên vì điều này sẽ giúp cho vùng da bên dưới được bảo vệ tốt hơn và không bị nhiễm trùng. Nếu bạn không biết được mức độ bỏng nắng của mình hoặc bị nhiễm trùng, bạn hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn và chữa trị. Nhiễm trùng sẽ làm cho vùng bỏng đỏ hơn, đau hơn và chảy dịch vàng hoặc mủ từ phồng nước. Bỏng nắng diễn tiến như thế nào? Các triệu chứng của bỏng nắng thường xấu hơn sau khi bị bỏng nắng 24-48 giờ và sẽ giảm dần trong vài ngày sau. Bỏng nắng có thể gây tổn thương lâu dài cho da. Nếu da chỉ đỏ tức tương đương với bỏng độ 1. nếu da đỏ kèm phồng nước tức tương đượng với bỏng độ 2. cả hai loại này đều gây tổn hại cho da và làm tăng nguy cơ ung thư da theo thời gian. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời dù không bị bỏng nắng cũng có thể làm da lão hóa nhanh hơn. Chúng ta phải làm gì để phòng ngừa bỏng nắng? Có nhiều cách để phòng ngừa bỏng nắng. Đó là: - Tránh ra ngoài nắng quá lâu nhất là khi bạn thuộc loại da sáng hoặc dễ bị bỏng nắng. Hãy nhớ rắng bạn vẫn có thể bị bỏng nắng ngay cả những ngày không có nắng. - Tránh ra nắng vào thời điểm nhiều tia UV nhất (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). - Sử dụng kem chống nắng có SPF (yếu tố bảo vệ ánh nắng) > 30. Nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ cả tia UVA lẫn tia UVB. Tốt nhất nên bôi kem chống nắng 30-60 phút trước khi ra nắng. Nếu bạn chơi trong nước hoặc đổ mồ hôi nhiều nên bôi thêm kem chống nắng mỗi 1-2 giờ. - Đội nón rộng vành, mặc áo dài tay, mang găng hoặc vớ dài khi ra nắng. - Chú ý ánh nắng có thể phản chiếu từ nước, bê tông hoặc tuyết. - Ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương mắt nên phải mang kính chống 100% tia UV. . BỎNG NẮNG Bỏng nắng là gì? Bỏng nắng là tình trạng da bị đỏ, rát, ngứa đôi khi nổi phồng nước xuất hiện khi tiếp xúc với quá nhiều tia tử ngoại (tia UV) của ánh nắng mặt trời. Bỏng nắng. đầu lột sau 1 tuần. hình ảnh bỏng nắng cấp: hình ảnh lột da sau phỏng nắng: Bạn sẽ làm gì khi bị bỏng nắng? Khi bị bỏng nắng bạn cần làm: - Ngâm vùng da bỏng nắng trong nước lạnh, có thể. làm cho da bạn dễ bắt nắng. Làm sao biết bị bỏng nắng? Bạn có thể không có bất cứ triệu chứng gì của bỏng nắng dù đã bị bỏng nắng. Các triệu chứng thường xuất hiện một vài giờ sau khi bị bỏng