BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 5) pps

5 221 0
BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 5) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 5) oooOOOooo A-HISTOPLASMOSIS: 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Do vi nấm Histoplama capsulatum gây nên, bệnh do hít phải bào tử nấm từ chất thải của chim và dơi vào phổi. Bệnh mạn tính, xảy ra ớ hệ võng nội mô do đó lan tỏa rất nhiều cơ quan. -Gặp ở mọi tuổi, người có nguy cơ: nông dân, công nhân xây dựng, trẻ em, Yếu tố nguy cơ để lan tỏa là tình trạng suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, sau ghép tạng, u lympho, bệnh bạch cầu, hóa trị liệu), tuổi cao.Bệnh xảy ra ở người nhiễm HIV khi số lượng tế bào CD4 quá thấp, là bệnh nhiễm trùng cơ hội và có thể tiên phát hoặc tái hoạt tính từ nhiễm trùng tiềm ẩn. -Bệnh thường gặp nhiều ở châu Mỹ và vùng Caribbean, châu Phi, Ấn Độ, Trung Đông. 2-Lâm sàng: Thường không có triệu chứng (90%), giống như một nhiễm trùng thông thường và diễn tiến lan tràn vào máu đến các cơ quan. Các tổn thương da là hậu quả của sự hình thành một phức hợp miễn dịch trong nhiễm trùng tiên phát (hồng ban đa dạng) hoặc trực tiếp sau sự lan tràn vào phổi; rất hiếm, nhiễm trùng phát triển từ một điểm tiêm truyền trên da. 2.1.Thể phổi cấp tính: -Các tổn thương da (15%): hồng ban nút, tổn thương giống hồng ban đa dạng, đỏ da. -Triệu chứng giống cúm: sốt, ho, đau ngực, khan tiếng, ho ra máu, đau khớp, sụt cân. -X quang phổi: những vết nám trắng nhỏ đầy 2 phổi rất giống Lao kê. Có thể có hạch rốn phổi. -Không điều trị, bệnh diễn tiến theo 3 hướng: (1) khỏi hoàn toàn không có di chứng (2) khỏi nhưng 2 bên đáy phổi còn những đốm vôi hóa tròn, to bằng nút áo (3) 0,2% nấm vào máu đi vào các cơ quan. 2.2.Thể phổi mãn tính: -Triệu chứng giống Lao: ho có đàm, đôi khi ho ra máu, sốt nhẹ. -X quang phổi: có hang giống hang lao, thâm nhiễm ít ở đáy. 2.3.Thể Da-niêm mạc: 1/3 trường hợp khởi phát loét ở môi, lưỡi, miệng, tai, thanh quản, ít gặp ở da. Nếu có sang thương da: các sẩn, nốt, sùi, diễn tiến đến loét, đau ít, không ngứa. Có hạch. 2.4.Thể lan tràn cấp tính: -Lan tràn vào các cơ quan khác như gan, lách (gan lách to), hệ lưới lympho (nổi hạch), tủy xương. -Sốt, sụt cân, nổi hạch toàn thân. -10% người nhiễm HIV, 4-6% người ghép thận có tổn thương da. -Các tổn thương da: đa dạng, nốt, sẩn, sẩn nhỏ, sẩn tăng sừng, tổn thương giống u mềm lây, hồng ban hoại tử, dát hồng ban, mụn mủ, loét dạng acne, loét mạn tính, mảng sùi, viêm nang lông, viêm bì-hạ bì, tăng sắc tố lan tỏa, bệnh Addison thứ phát sau tổn thương tuyến thượng thận. 2.5.Thể lan tràn mãn tính: Xảy ra sau nhiều tháng, nhiều năm ở các bệnh nhân nằm trong vùng dịch tễ. Dấu hiệu lâm sàng thường gặp nhất là loét miệng và hầu hoặc suy tuyến thượng thận. Loét ở miệng thường rộng, bờ không đều, mạn tính và ảnh hưởng đến lưỡi và niêm mạc miệng. 3-Chẩn đoán phân biệt: Lao kê, cryptoccosis, coccidioidomycois lan tỏa, blastomycosis, P.marneffei, nhiễm Leishmania, u lympho. 4-Cận lâm sàng: -Quan sát trực tiếp: nhuộm Wright hoặc nhuộm Giemsa, thấy những tế bào hạt men tương đối nhỏ (3-5µm) nằm trong hoặc ngoài tế bào. -Mô bệnh học: nhuộm H&E, thường có 20-40 tế bào hạt men tương đối nhỏ, phát triển nội tế bào, bào tương bắt màu đậm hơn vì thế khu vực giữa bào tương với thành tế bào có một vòng sáng. -Nuôi cấy: môi trường Sabouraud ở nhiệt độ phòng, sau 1-4 tuần phát triển các khuẩn lạc màu trắng hoặc nâu nhạt, xốp. Xem dưới kính hiển vi: thấy một khối sáng gồm nhiều sợi nấm nhỏ có vách ngăn và các tiểu bào tử đính kích thước 3- 5µm, các đại bào tử đính kích thước 10-20µm có thành dày, trơn. Hầu hết khối này thường có vô số những hạt nhỏ 2-3µm bao phủ. -Thử nghiệm huyết thanh: có giá trị lớn, dùng thuốc thử histoplasmin (+). 5-Điều trị: -Amphotericine B liều đầu tiên < 0,25mg/kg trong DD Glucose 5% PIV chậm, tăng dần đến liều tối đa 1mg/kg, tổng liều 2g (trung bình 2 tháng). -Không dung nạp Amphotericine B: Itraconazole 400mg ngày 2 lần x 12 tuần, hoặc Fluconazole 800mg ngày 4 lần x 12 tuần. -Dự phòng thứ phát: trong nhiễm HIV có hay không phục hồi miễn dịch, Itraconazole 200mg/ngày hoặc Fluconazole 400mg/ngày, dùng suốt đời. . BỆNH NẤM SÂU (DEEP FUNGAL FECTIONS) (Kỳ 5) oooOOOooo A-HISTOPLASMOSIS: 1-Dịch tễ học và Căn nguyên: -Do vi nấm Histoplama capsulatum gây nên, bệnh do hít phải bào tử nấm từ chất. dịch (nhiễm HIV, sau ghép tạng, u lympho, bệnh bạch cầu, hóa trị liệu), tuổi cao .Bệnh xảy ra ở người nhiễm HIV khi số lượng tế bào CD4 quá thấp, là bệnh nhiễm trùng cơ hội và có thể tiên phát. phổi. -Không điều trị, bệnh diễn tiến theo 3 hướng: (1) khỏi hoàn toàn không có di chứng (2) khỏi nhưng 2 bên đáy phổi còn những đốm vôi hóa tròn, to bằng nút áo (3) 0,2% nấm vào máu đi vào các

Ngày đăng: 07/07/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan