Cơ chế khớp lệnh của các sàn vàng hoạt động thế nào? Đối với những nhà đàu tư lớn trong thị trường vàng thì việc dự đoán biên độ biến động của giá vàng là rất cần thiết, họ làm việc chuyên nghiệp như thuê các chuyên gia kinh tế để nhận xét, dự báo thị trường và đưa ra chiến lược kinh doanh. Khi có “sóng” mạnh, nếu đúng với chiến lược đề ra họ có khả năng tung ra lực mua hoặc bán rất mạnh với số lượng giao dịch lớn để “quét” tất cả các lệnh. Các sàn vàng hiện nay đều có các phần mềm giao dịch hiện đại với cơ chế khớp lệnh tự động, có giá “quy đổi” theo sát giá thế giới. Vậy, cơ chế này của sàn vàng hoạt động ra sao nếu vào một thời điểm có nhiều nhà đầu tư cùng lúc chỉ đưa ra các lệnh bán hoặc mua lớn? Về nguyên tắc thị trường thì sẽ có một số lượng các nhà đầu tư đã đi đúng chiến lược đề ra và tham gia giao dịch mua - bán chốt lời. Nhưng, khi các hoạt động chốt lời kết thúc, các lệnh đặt mua – bán chênh lệch nhau lớn, ai sẽ là người bán, và ai sẽ là người mua? Điều này các nhà quản lý sàn vàng đều đã tiên liệu trước, và chính họ sẽ đưa ra các lệnh bán hoặc mua bổ sung vào giao dịch để bảng giá sàn vẫn theo sát giá thế giới. Để làm được điều đó mà không bị bù lỗ, các sàn vàng có cách riêng của họ. Với tư cách là nhà quản lý sàn họ hoàn toàn nắm được khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư trong hoạt động mua – bán. Để cân bằng khối lượng đã mua hoặc bán ra cho nhà đầu tư, nhà sàn có thể tham gia liên thông với các thị trường khác. Như vậy ngoài việc đảm bảo được bảng giá biến động theo sát thế giới, sàn vàng sẽ thu được lợi lớn từ việc thu phí giao dịch hàng tỷ VND/ ngày. Chúng ta có thể hiểu nôm na giống như việc “đi đánh thuê”. Đưa ra ví dụ như sau, nhà sàn thống kê và chia các tài khoản của nhà đầu tư làm 2 phe đánh theo xu hướng vàng lên và xuống. Khi nhà sàn liên thông với thị trường khác, về lý thuyết nhà sàn có thể cân bằng tất cả giao dịch, nhưng họ vẫn có thể hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giữa cung - cầu. May thì thắng được thêm tiền, rủi thì mất đi lượng nhỏ với các lệnh dừng lỗ. Đối với các sàn vàng nhỏ, mới đi vào hoạt động với số lượng ít nhà đầu tư tham gia thì việc “đi đánh thuê” này vẫn đảm bảo được cơ chế khớp lệnh. Nhưng với các sàn vàng có nguồn tài chính mạnh, họ thỉnh thoảng mạnh dạn trực tiếp tham gia “ăn thua” với các nhà đầu tư, và trong trường hợp này có thể xuất hiện hiện tượng “làm giá” như báo chí đã đưa. Theo quy định của nhà nước hiện nay không cho phép các cá nhân tham gia trực tiếp kinh doanh vàng tài khoản, và trên danh nghĩa các nhà đầu tư đang tham gia kinh doanh với nhà sàn là vàng vật chất (SJC,…) trong khi giá vàng trong nước lại biến động chậm chênh lệch với giá vàng thế giới. Vì vậy để tránh việc các nhà đầu tư có thể nộp hoặc rút vàng hưởng chênh lệch, các nhà sàn đều khống chế số lượng và đưa ra mức “phí” nộp – rút sao cho ngang bằng với thị trường vàng vật chất. Điều này đảm bảo cho sàn vàng không phải bù lỗ trong mọi trường hợp. Tóm lại, dù cho các nhà đầu tư có tổng hợp được các số liệu, có các phân tích kỹ thuật chính xác, hay dựa vào các nguồn thông tin tin cậy, thì trong cuộc “chơi” với các sàn vàng, dù trong bất cứ diễn biến nào “nhà cái” vẫn luôn được hưởng lợi. Chính nguồn lợi nhuận lớn mang lại đều đặn nên các sàn vàng đua nhau mở và tìm mọi cách thu hút các nhà đầu tư tham gia. . tất cả các lệnh. Các sàn vàng hiện nay đều có các phần mềm giao dịch hiện đại với cơ chế khớp lệnh tự động, có giá “quy đổi” theo sát giá thế giới. Vậy, cơ chế này của sàn vàng hoạt động ra. Cơ chế khớp lệnh của các sàn vàng hoạt động thế nào? Đối với những nhà đàu tư lớn trong thị trường vàng thì việc dự đoán biên độ biến động của giá vàng là rất cần thiết,. với các lệnh dừng lỗ. Đối với các sàn vàng nhỏ, mới đi vào hoạt động với số lượng ít nhà đầu tư tham gia thì việc “đi đánh thuê” này vẫn đảm bảo được cơ chế khớp lệnh. Nhưng với các sàn vàng