1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi và đáp án học kì II-Hào

4 396 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 49 KB

Nội dung

ĐỀ THI HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 10 (chương trình chuẩn) Thời gian: 90 phút 1. Câu 1 (1 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi). 2. Câu 2 (2 điểm) a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong câu sau : Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân Nam Bộ. (Dẫn theo tài liệu sưu tầm của Nguyễn Minh Thuyết) b) Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau: - Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức ,bất công. (Dẫn theo tài liệu sưu tầm của Nguyễn Minh Thuyết) - Xuân Diệu, một nhà thơ yêu đời, thiết tha với cuộc sống. (Dẫn theo tài liệu sưu tầm của Nguyễn Xuân Khoa) - Đó là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng đã xây dựng lên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ. (Dẫn theo Tiếng Việt thực hành A) 3. câu 3 (7 điểm) Anh (chị) hãy phân tích hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( Nguyễn Dữ ). …………….Hết……………. (Giám thị không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 1. Câu 1: Học sinh cần trình bày được những ý sau ( mỗi ý cho 0,5 điểm ) - Mùa đông 1427, sau khi diệt viện binh, chém đầu Liễu Thăng, đuổi Mộc Thạnh, tổng binh Vương Thông cố thủ trong thành Đông Quan phải xin hàng, cuộc kháng chiến chống giặc Minh hoàn toàn thắng lợi. - Đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế , lập ra triều Hậu Lê, sai Nguyễn Trãi viết “Bình ngô đại cáo” để bố cáo cho toàn dân được biết về chiến thắng vĩ đại của quân dân ta trong 10 năm chiến đấu gian khổ. Từ nay nước Đại Việt đã giành lại được nền độc lập, non sông trở lại thái bình. 2. Câu 2 a) Lỗi về cách dùng từ (0,5 điểm) Sai từ “chứng thực” (xác nhận là đúng sự thực) → Sửa lại: chứng kiến (trông thấy tận mắt sự việc ấy xảy ra) b) Lỗi về ngữ pháp: - Câu 1 ý b (0.5 điểm): câu sai vì thiếu chủ ngữ (người viết đã nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ với chủ ngữ trong câu) → Có thể sửa lại bằng 3 cách sau: + Bỏ “của” thay bằng dấu “,” => Trong “Truyện Kiều” , Nguyễn Du đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức ,bất công . + Thêm chủ ngữ “tác giả” và dấu “,” sau từ “Nguyễn Du”. => Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du , tác giả đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức ,bất công . + Bỏ quan hệ từ “trong” => “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã lên tiếng tố cáo xã hội áp bức ,bất công . - Câu 2 ý b (0.5 điểm) : Câu sai vì thiếu vị ngữ (toàn bộ cụm từ từ “một nhà thơ…… cuộc sống” là thành phần phụ chú cho Xuân Diệu ) → Có thể sửa lại bằng 2 cách sau: + Thay dấu “,” bằng từ “là” => Xuân Diệu là một nhà thơ yêu đời, thiết tha với cuộc sống. + Thêm vị ngữ vào cuối câu => Xuân Diệu , một nhà thơ yêu đời, thiết tha với cuộc sống đã để lại nhiều tác phẩm hay cho đời. - Câu 2 ý c (0.5 điểm): Câu sai vì thiếu vị ngữ (toàn bộ câu trên chỉ là một danh ngữ phát triển dài) → Sửa lại: Thêm chủ ngữ: => Đó là một thành công lớn của Vũ Trọng Phụng. Tác giả (ông, nhà văn) đã xây dựng lên tấn hài kịch của xã hội thời bấy giờ. (* Lưu ý: Học sinh chữa câu 1, 2 ý b bằng một trong các cách trên. Tùy theo cách sửa hay mà Giáo viên cho điểm khuyến khích.). 3. Câu 3 (7 điểm) a. Về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học (phân tích hình tượng nhân vật văn học), kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt; Không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, chữ viết rõ ràng. b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn là bài làm đạt được một số ý cơ bản sau: * Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Truyền kì mạn lục”. * Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn - Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn : Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khẳng khái nóng nẩy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực. - Sau đó, phân tích các chi tiết, sự việc tiêu biểu bộc lộ rõ tính cách của Ngô Tử Văn: 1. Sự việc đốt đền: +Trước khi đốt đền thì Tử Văn tắm rửa sạch sẽ , khấn vái trời đất… >Không phải hành động của kẻ vì danh, vì lợi hay vì sự liều lĩnh nhất thời. Thái độ tôn kính, nghiêm túc. Tử Văn: Vung tay không cần gì cả → Một thái độ dứt khoát, bất chấp hậu quả xấu cho bản thân mình. + Khi về đến nhà thì Tử Văn bị sốt và có một một người khôi ngô, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng, quần áo, rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại tòa đền như cũ, nói những lời đe dọa. Nhưng Tử Văn không hề sợ hãi mà mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. >Cương trực, không sợ hãi trước những lời đe dọa của tên tướng giặc họ Thôi 2. Khi ở dưới âm phủ, đối mặt với tên tướng giặc trước Diêm Vương + Khi xuống âm phủ, không khí lạnh lẽo, ghê rợn ->Tử Văn không hề run sợ + Nghe lời Thổ Công dặn, Tử Văn y thế làm. + Khi Diêm Vương quát thì Tử Văn không hề nao núng, sợ sệt mà đòi trình bày lại sự việc với Diêm Vương. + Kêu oan quyết liệt. + Xin đem giấy đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. + Tâu trình Diêm Vương, lời rất cương chính,không nhún nhường. > Nhất định không chịu thua tên tướng giặc >quyết lấy lại công lí >rất cương trực + Tử Văn thắng kiện. 3. Nhận chức phán sự ở đền Tản Viên Tử Văn vui vẻ nhận lời khi Thổ Công nói với chàng về việc đó >yêu công lí >xứng đáng là người nắm cán cân công lí dù không phải ở trần gian ==>Tổng kết: Hình tượng nhân vật Tử Văn đại diện cho chính nghĩa trong cuộc đấu trí, đấu gan cam go, không khoan nhượng với gian tà. Chức phán sự là một "phần thưởng” đưa nhân vật bất tử trong một cương vị xứng đáng. THANG ĐIỂM CÂU 3 - Điểm 6- 7 : Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Có thể còn vài sai sót nhỏ, không đáng kể. - Điểm 4- 5 : Viết được khoảng nửa yêu cầu về nội dung nhưng đảm bảo yêu cầu về kĩ năng. - Điểm 1 - 3: Viết chưa được nửa yêu cầu về nội dung, sai nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Những bài để giấy trắng hoặc viết được vài dòng nhưng không rõ ý gì. . vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( Nguyễn Dữ ). …………….Hết……………. (Giám thị không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 1. Câu 1: Học sinh cần trình bày được những ý sau. phán sự là một "phần thưởng” đưa nhân vật bất tử trong một cương vị xứng đáng. THANG ĐIỂM CÂU 3 - Điểm 6- 7 : Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Có thể còn vài sai sót nhỏ, không đáng. thi t tha với cuộc sống. + Thêm vị ngữ vào cuối câu => Xuân Diệu , một nhà thơ yêu đời, thi t tha với cuộc sống đã để lại nhiều tác phẩm hay cho đời. - Câu 2 ý c (0.5 điểm): Câu sai vì thi u

Ngày đăng: 07/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w