1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Những Mẫu chuyện kể Bác Hồ

7 3,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 206 KB

Nội dung

Con đi thi vì con yêu Bác Hồ” Đó là câu trả lời dễ thương của Athur Việt Anh Moraux - học sinh lớp 2P trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm. Mặc dù mang quốc tịch Bỉ nhưng sinh ra và lớn lên tại Việt Nam nên Việt Anh nói tiếng Việt khá sõi. Thông minh, hiếu động và mạnh dạn là những nhận xét của cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Hoa về cậu học sinh giỏi của lớp này. Dù là lần đầu tiên tham dự cuộc thi lớn, lại rất nhỏ tuổi (7 tuổi) song Việt Anh rất thoải mái và tự nhiên. “Tập kể chuyện Một cuộc đối thoại sinh động dễ lắm. Mẹ con con tối nào cũng tập với nhau. Mẹ và cô giáo thường kể cho con nghe về Bác Hồ. Con nghĩ Bác giống ông con, nhân hậu, gần gũi, luôn quan tâm đến thiếu nhi. Con đi thi vì con yêu Bác Hồ, và cũng vì muốn giành giải nhất” - Cậu bé hồn nhiên tâm sự. “Con muốn hiểu nhiều điều hơn về Bác” Bố mất sớm, mẹ làm việc tại nước ngoài, Cho Ye Ji mang quốc tịch Hàn Quốc của bố song lại sinh sống cùng ông bà ngoại tại Việt Nam từ bé. Là học sinh giỏi ba năm liền, chi đội phó trường Tiểu học DL Đoàn Thị Điểm nên cô học sinh lớp 4A2 này có vẻ chững chạc hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Khi được hỏi con biết gì về Bác, Cho Ye Ji trả lời rất “người lớn”: Bác là tấm gương đạo đức lớn, là người khoan dung, vị tha, có tấm lòng cao cả. Tất cả những câu chuyện kể về Bác đều là những câu chuyện mang lại nhiều bài học trong cuộc sống. Thí sinh Athur Việt Anh Moraux Thí sinh Cho Ye Ji Với tấm lòng tôn kính, con muốn được hiểu nhiều hơn về Bác, qua những câu chuyện mà con tìm hiểu và kể trong cuộc thi. Câu chuyện Cho Ye Ji kể có tên Quà của Bác Hồ tặng các cháu. Em là cháu Bác Hồ! Câu chuyện này đã để lại trong em nhiều cảm xúc. Vì thế, em xin kể lại với tất cả sự kính yêu đối với Bác Hồ”- Anna- Ly Brobst đã bắt đầu phần thi của mình như thế. Hiện, Anna - Ly là học sinh lớp 9M trường THCS Nguyễn Du, mang hai quốc tịch: Đức (của bố) và Việt Nam (của mẹ). Theo lời mẹ kể lại, Anna- Ly biết rằng, ông ngoại của mình - ông Nguyễn Minh Trung - từng tham gia kháng chiến, tháp tùng Bác Hồ sang Trung Quốc. Điều đó càng thôi thúc em đến với cuộc thi, với hy vọng có cơ hội thể hiện tình cảm của mình với Bác Hồ kính yêu! Tập luyện trong một tuần, đến phút cuối lại thay đổi câu chuyện khiến Anna - Ly hơi lúng túng. Tuy vậy, em tâm sự rằng, mục đích tham gia cuộc thi không phải là giải thưởng. Em chỉ muốn được noi theo tấm gương Bác, trở thành cháu ngoan Bác Hồ. Tấm lòng chân thành từ những món quà nhỏ Lúc nào Bác cũng sống giản dị, chắt chiu từng đồng của nhân dân, của đất nước. Ngoài vài lần dẫn đầu các đoàn đại biểu đi thăm chính thức nước ngoài, còn hầu hết các chuyến thăm và làm việc khác của Người, không bao giờ Bác dùng chuyên cơ. Bác chỉ đi máy bay dân hàng. Đi theo người cũng chỉ có vài ba người, anh Vũ Kỳ là thư ký của Bác kiêm luôn cần vụ. Trong va li của Bác chỉ có độc một bộ quần áo dạ, còn hàng ngày Bác vẫn mặc quần áo ka ki bạc mầu như chúng ta thường thấy. Thường thường, trong mỗi chuyến thăm, Bác chuẩn bị quà biếu lãnh đạo nước bạn là hoa quả trồng trong vườn Bác như cam, nhãn, bưởi. Tôi nhớ có lần trước khi rời nhà khách của bạn, Bác bảo tôi biếu các cô phục vụ những hộp thuốc lá Bác đã hút hết bằng bìa cứng rất đẹp để các cô đựng kim chỉ. Tôi buột miệng thưa với Bác, ở nước bạn thiếu gì hộp kim chỉ, Bác ôn tồn rằng, Bác cũng biết vậy nhưng đây là tấm lòng của Bác, giá trị của những hộp thuốc lá là ở chỗ đó. Điều đặc biệt trong những chuyến làm việc tại nước ngoài là quà của các địa phương nước sở tại biếu Bác nhưng khi rời sân bay biên giới, Bác nhờ chuyển lại cho lãnh đạo nước bạn chứ không mang về. Thí sinh Annaty Brobst Bác thường bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước mà ít khi lo cho mình. Khi ở nhà khách chúng tôi cứ thấy Bác tự giặt quần áo lót, khăn mùi xoa. Anh em đi cùng xin với Bác để họ giặt hoặc gửi lại phục vụ nhà khách nhưng Bác không chịu. Có một chuyện in dấu ấn trong tôi tới tận bây giờ. Ở nhà khách của bạn, tới bữa ăn họ bày la liệt đồ ăn, thức uống trên bàn. Vốn còn trẻ, ăn khỏe, tôi gắp hết món này đến món kia để ăn. Bác liền khẽ nhắc: “Cháu ăn món nào thì ăn hết món ấy, đừng để thừa cho người khác”. Từ đó tôi cứ chọn những món mình ưa thích, ăn hết rồi mới chuyển sang món khác. Trong những bữa tiệc đứng, không bao giờ Bác để cho nhân viên nhà khách phục vụ đồ nóng mà yêu cầu để trên mặt bàn, ai ăn tự ra lấy và khi ăn xong tự mang bát đĩa xuống bếp. Cách hành xử của Bác rất tự nhiên, thấy vậy, ngay các nhà lãnh đạo cấp cao của nước bạn cũng vui vẻ làm theo. Tấm lòng chân thành từ những món quà nhỏ Lúc nào Bác cũng sống giản dị, chắt chiu từng đồng của nhân dân, của đất nước. Ngoài vài lần dẫn đầu các đoàn đại biểu đi thăm chính thức nước ngoài, còn hầu hết các chuyến thăm và làm việc khác của Người, không bao giờ Bác dùng chuyên cơ. Bác chỉ đi máy bay dân hàng. Đi theo người cũng chỉ có vài ba người, anh Vũ Kỳ là thư ký của Bác kiêm luôn cần vụ. Trong va li của Bác chỉ có độc một bộ quần áo dạ, còn hàng ngày Bác vẫn mặc quần áo ka ki bạc mầu như chúng ta thường thấy. Thường thường, trong mỗi chuyến thăm, Bác chuẩn bị quà biếu lãnh đạo nước bạn là hoa quả trồng trong vườn Bác như cam, nhãn, bưởi. Tôi nhớ có lần trước khi rời nhà khách của bạn, Bác bảo tôi biếu các cô phục vụ những hộp thuốc lá Bác đã hút hết bằng bìa cứng rất đẹp để các cô đựng kim chỉ. Tôi buột miệng thưa với Bác, ở nước bạn thiếu gì hộp kim chỉ, Bác ôn tồn rằng, Bác cũng biết vậy nhưng đây là tấm lòng của Bác, giá trị của những hộp thuốc lá là ở chỗ đó. Điều đặc biệt trong những chuyến làm việc tại nước ngoài là quà của các địa phương nước sở tại biếu Bác nhưng khi rời sân bay biên giới, Bác nhờ chuyển lại cho lãnh đạo nước bạn chứ không mang về. Bác thường bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước mà ít khi lo cho mình. Khi ở nhà khách chúng tôi cứ thấy Bác tự giặt quần áo lót, khăn mùi xoa. Anh em đi cùng xin với Bác để họ giặt hoặc gửi lại phục vụ nhà khách nhưng Bác không chịu. Có một chuyện in dấu ấn trong tôi tới tận bây giờ. Ở nhà khách của bạn, tới bữa ăn họ bày la liệt đồ ăn, thức uống trên bàn. Vốn còn trẻ, ăn khỏe, tôi gắp hết món này đến món kia để ăn. Bác liền khẽ nhắc: “Cháu ăn món nào thì ăn hết món ấy, đừng để thừa cho người khác”. Từ đó tôi cứ chọn những món mình ưa thích, ăn hết rồi mới chuyển sang món khác. Trong những bữa tiệc đứng, không bao giờ Bác để cho nhân viên nhà khách phục vụ đồ nóng mà yêu cầu để trên mặt bàn, ai ăn tự ra lấy và khi ăn xong tự mang bát đĩa xuống bếp. Cách hành xử của Bác rất tự nhiên, thấy vậy, ngay các nhà lãnh đạo cấp cao của nước bạn cũng vui vẻ làm theo. Thứ năm Ngày 15-10-2009 Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Kể chuyện Bác Hồ kính yêu Bác nhớ các cháu Tháng chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở Tả Ngạn thì có mấy chú đưa xe ô tô đến đón về Hà Nội. Các bạn Luyện, Thu, Nết, Phổ, Mên, Hoà… không hiểu có chuyện gì, bởi cả nhóm vừa về Thủ đô hôm trước thì năm giờ chiều ngày hôm sau có xe đến đón đi… Mãi đến khi xe lăn bánh vào đến sân Phủ Chủ tịch thì mọi người mới biết là được gặp Bác Hồ. Vừa bước chân xuống xe, nhìn thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế gỗ dài kê trước cửa nhà, tất cả vội chạy ào tới chào Bác. Bác cháu trò chuyện với nhau rất vui vẻ. Sau đó hai Bác bảo: -Thôi, các cháu vào ăn cơm với hai Bác! Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu niên được ngồi ăn cùng Bác Hồ và Bác Tôn. Nết, người nhỏ quá, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn được Bác Hồ gắp thức ăn cho luôn. Ăn xong, hai Bác tặng mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt”. Sau đó, Bác Hồ bảo: -Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi ra về. Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ lại dặn: -Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi. Tất cả đều rất cảm động. Bạn Luyện định cất giữ điều muốn hỏi trong lòng, nhưng lúc này đây, trong không khí thân tình và chan chứa tình yêu thương thế này liền mạnh dạn lên tiếng thưa với Bác Hồ: -Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi các cháu về có việc cần… Bác Hồ cười hiền từ và bảo: -Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện. Nghe Bác nói, Luyện và các bạn cảm động, muốn trào nước mắt. Hai Bác tuổi đã cao, phải lo trăm nghìn công việc của đất nước, vậy mà hai Bác vẫn nhớ đến các cháu miền Nam. Luyện nghĩ: “Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và thương như vậy, các bạn còn ở trong Nam, hai Bác còn lo và thương biết chừng nào Thứ năm Ngày 15-10-2009 Bạn đang ở: Trang chủ Thế giới học trò Kể chuyện Bác Hồ kính yêu Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu nhi Sinh thời, Bác Hồ dành rất nhiều tình cảm yêu Chúng em kể chuyện Bác Hồ" 11/12/2007 08:12 (HNM) - Trong hai ngày 8 và 9-12, có 33 thí sinh đại diện cho hàng triệu học sinh tiểu học và THCS của 29 tỉnh, thành phố đã hội tụ về Thủ đô tham dự Chung kết Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” khu vực phía Bắc. Nhiều câu chuyện cảm động, nhiều tiết mục đặc sắc được thể hiện đã khiến cho những ngày chung khảo Hội thi trở thành ngày hội của các em thiếu niên, nhi đồng đa dân tộc, đa quốc tịch… Hội trường Trung tâm Văn hóa Giáo dục Tổng hợp Thanh thiếu nhi mấy ngày liền chật cứng các em nhỏ và phụ huynh đến xem và cổ vũ Hội thi. Các em diện những bộ đồ đẹp nhất, ôm những bó hoa rực rỡ nhất để tặng những người bạn quen hoặc chưa quen, nhưng quý mến và thích phần thi của bạn nhất. Nhiều thí sinh đến từ những vùng núi rất xa xôi, lần đầu tiên được về Hà Nội. Nguyễn Minh Châu, học sinh lớp 5, từ Hà Giang vượt qua hơn 300 cây số với một ngày đường vất vả về dự Hội thi, nhưng em không hề mệt mỏi. Xúng xính trong bộ váy áo truyền thống dân tộc Lô Lô, Châu nép mình bên khán đài hồi hộp đợi đến phần thi của mình. Em cũng như nhiều bạn khác đều hướng lên sân khấu, lặng đi vì xúc động, lắng nghe bạn Nguyễn Huyền Thương, đến từ quê Bác đang không nén nổi nước mắt, nghẹn ngào kể chuyện “Bác Hồ trên giường bệnh”. Nhỏ nhắn và giản dị với bộ quần áo dân tộc Dao, em Bàn Anh Thư, học sinh lớp 1, Trường tiểu học Kim Đồng (Đà Bắc, Hòa Bình) đã đem lại bất ngờ cho khán giả với câu chuyện thật dễ thương và xúc động “Bác rất yêu loài vật”. Là thí sinh nhỏ tuổi nhất và giành giải nhất Hội thi, với giọng truyền cảm và tự nhiên, Thư đã kể chuyện một cách chân thành và sâu sắc nhất. Cách dẫn dắt chuyện và giọng hát cao vút của em mang ước mong được về thăm Lăng Bác của thiếu nhi miền núi trong bài “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” đã thuyết phục hoàn toàn Ban giám khảo và giành được những tràng pháo tay vang dội. Thể hiện xong phần thi của mình, Thư líu lo kể: “Con chưa biết đọc ạ, con mới chỉ học thuộc bảng chữ cái thôi. Câu chuyện này là cô giáo kể con nghe từ khi con học mẫu giáo, con nhớ lắm. Bác Hồ cũng yêu các loài vật như con. Con yêu Bác Hồ lắm!”. Tiết mục được coi là đặc sắc nhất trong Hội thi là của 3 thí sinh nước ngoài, thuộc Trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội): Cho Ye Ji (lớp 4, quốc tịch Hàn Quốc), La Tuấn Duy (lớp 3, quốc tịch Trung Quốc) và Athur Việt Anh Moraux (lớp 2, quốc tịch Bỉ). Câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ tặng các cháu” được các em kể theo kiểu đối thoại sinh động có xen những lời thơ cảm xúc, ấn tượng “Chúng cháu là những đóa hồng/ Tuổi thơ các nước tựu trường Việt Nam/ Bác Hồ là đóa sen vàng/ Bác cho chúng cháu muôn vàn tình thương”. Duy nói rằng các em tự viết lời thoại và tự diễn với nhau, các thầy cô chỉ hướng dẫn động tác thôi. Ba em đều được sinh ra ở Việt Nam, tiếng Việt rành hơn cả tiếng mẹ đẻ. Khi được hỏi về Bác Hồ, cô chị Cho Ye Ji mạnh dạn hơn, trả lời: “Ngày bé, trước khi con ngủ, bà ngoại hay kể chuyện cho con nghe lắm, bà kể nhiều chuyện về Bác Hồ. Bác Hồ là người khoan dung, có tấm lòng cao cả, vị tha nhưng có lối sống rất giản dị. Con nhớ nhất chuyện “Luôn nhớ tới phương Nam”. Rồi Ye Ji hồn nhiên kể chuyện đó với giọng điệu dễ thương và tự tin, không chút ngọng nghịu. Duy thì phấn khởi khoe rằng ông nội em đã được gặp Bác Hồ, nói chuyện với Bác Hồ bằng tiếng Trung Quốc. Ông em Các thí sinh và đoàn các tỉnh, thành phố phía Bắc nhận bằng khen của Ban tổ chức . Ảnh: NV bảo Bác Hồ nhân hậu và gần gũi lắm. Em nghĩ Bác Hồ cũng giống như ông em vậy, hiền và yêu trẻ nhỏ. Còn em út Việt Anh hơi e dè một chút nhưng cũng nói: “Mẹ và cô giáo hay kể cho con nghe về Bác Hồ. Con rất yêu Bác Hồ và con đi thi vì muốn thể hiện lòng kính yêu đối với Bác”. Một cuộc thi không có không khí thi đấu căng thẳng. Cả thí sinh và khán giả nhí đã đem đến Hội thi không khí nhộn nhịp và rộn rã, đầy màu sắc tuổi thơ. Chút bỡ ngỡ, rụt rè của những cô bé, cậu bé ngày đầu về Thủ đô chỉ thoáng qua. Sau đó trong và ngoài hội trường đều bắt gặp những nụ cười, ánh mắt vui tươi. Dễ nhận thấy rằng các em không quan tâm nhiều đến giải thưởng của cuộc thi. Nói với Bàn Anh Thư rằng em được giải nhất đấy, em cười khoe hàm răng chưa mọc đủ: “Con sẽ mua nhiều bim bim cho các bạn !”. Chuyện về đôi dép của Bác Hồ 06/12/2007 07:47 (HNM) - Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ. Bác đi từ ở chiến khu Bác về…” Đó là lời một bài hát về đôi dép cao su giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều người biết về đôi dép ấy khi Bác ở chiến khu, khi đi thăm đồng bào, đồng chí. Câu chuyện của Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, người có nhiều năm công tác tại Cục Cảnh vệ (Bộ Công an) đề cập đến đôi dép Bác Hồ trong một lần công du quan trọng ra nước ngoài. Thiếu tướng kể, đó là lần đầu tiên ông được bảo vệ Bác đi công tác nước ngoài - thăm Ấn Độ. Trời rét, Bác vẫn dặn anh em cảnh vệ mang theo dép cao su để “sang bên đó Bác đi cho tiện, hơn nữa cũng quen dùng”. Khi lên máy bay, Bác đi giầy vải cho ấm. Nhân lúc đó, mọi người bàn nhau đem giấu dép cao su, vì nghĩ đơn giản, ra nước ngoài, Bác phải đi giày lễ tân cho sang trọng. Nhưng khi máy bay sắp hạ cánh, Bác liền hỏi dép cao su. Mọi người muốn đặt Bác vào sự đã rồi, nên thưa “dép để dưới bụng máy bay!”. Bác phê bình, “các chú làm vậy là không được!”. Khi máy bay dừng hẳn trên sân, Bác yêu cầu lấy bằng được dép cao su để đi. Đến viếng mộ Thủ tướng Gandi, theo quy định chung mọi người đều phải để giầy dép bên ngoài. Bác là khách quý, nhân viên lễ tân mời Bác cứ đi dép, nhưng Bác không chịu. Bác cúi xuống cởi dép, một tình huống ngoài dự kiến đã xảy ra. Các nhà báo chen lấn nhau để quay phim, chụp ảnh cho bằng được đôi dép của Bác. Bà con ấn Độ có mặt khi đó cũng cố đến gần để nhìn tận nơi, thậm chí sờ được tay vào đôi dép cao su giản dị. Tất cả đều thực sự xúc động về sự thanh cao, giản dị, gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cũng trong lần công tác ấy, Bác nhận lời tiếp vợ chồng vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ấn Độ. Bữa tiệc diễn ra thân mật, chân thành, ấm cúng khiến cả hai ông bà đều rất xúc động. Cả hai càng xúc động hơn, kính trọng Bác hơn khi thấy người đi dép cao su. Họ nghẹn ngào bày tỏ: “Nghe tiếng đã lâu, hôm nay mới thấy tận mắt, đúng là Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị, thân thương quá!”. Thương Bác vô cùng ! 25/10/2007 07:21 (HNM) - Bà Dương Thúy Liên, cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch từ năm 1949 đến năm 1954, kể lại rất nhiều câu chuyện cảm động về Bác Hồ kính yêu, nhất là sự giản dị, tiết kiệm trong cuộc sống, trong sinh hoạt của Bác. Bà kể: “Ngoài công việc chuyên môn của văn phòng, tôi còn nhận thêu thùa, may vá quần áo, chăn màn, vỏ gối cho Bác. Nhiều tấm áo rách, phải vá đi, vá lại mấy lần Bác mới chịu bỏ, thay áo khác. Có lần, anh Cần (người phục vụ Bác) đưa cho tôi chiếc vỏ gối màu xanh hòa bình và bảo vá tiếp chỗ rách. Cầm chiếc vỏ gối đã vá đi vá lại, miếng vá nọ thay miếng vá kia, tôi rưng rưng nước mắt, nói với anh Cần: - Thôi, anh đừng bắt tôi vá áo gối cho Bác nữa, tôi thương Bác lắm, anh thay chiếc áo gối khác cho Bác dùng ! - Tôi đã đề nghị với Bác thay áo gối mới, nhưng Bác chưa đồng ý. Chị chịu khó vá giúp tôi ! - Anh Cần nói. Tay cầm kim mà tôi không đưa nổi mũi kim. Tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thường giải thích, đất nước vẫn còn nghèo, dân ta vẫn còn khổ, mọi người, mọi nhà đều phải thực hành tiết kiệm, Bác căn cơ như thế cũng là việc nên làm… Mỗi lần may vá quần áo, chăn màn cho Bác, tôi đều thấy thân thương, gần gũi như đang chăm sóc người cha. Bác đối với chúng tôi cũng như người cha, người anh đối với con em mình”. Bà Liên còn kể, hồi ở chiến khu Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn và khá mệt, bà được mọi người giục nấu cháo để Bác ăn. Đang nằm nghỉ, nghe thấy chuyện nấu cháo, Bác liền nhổm dậy bảo: “Còn cơm thừa, cô Liên đem nấu cháo cho Bác, vừa nhanh chín, vừa đỡ phí !”. Mấy người có mặt khi đó đều lặng đi vì thương Bác. Đã mệt, không ăn được cơm, mà lại ăn cháo cơm nguội rời rạc, khó ăn, ai mà không thương Bác. Biết thế, nhưng bà Liên vẫn phải làm theo, nếu không sẽ bị Bác phê bình nghiêm khắc. Bác là tấm gương sáng về tiết kiệm 16/10/2007 07:12 (HNM) - Chúng ta đang tích cực và nghiêm túc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, với tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Ở Bác, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ thể hiện trong lời nói mà còn trong mọi việc làm hằng ngày. Người ta biết đến Bác với những câu chuyện Bác đi dép cao su, mặc áo ka ki bạc màu, ăn cơm đạm bạc rau muống chấm tương Nhưng ít ai biết, cả đời Bác chắt chiu từng mẩu giấy trắng. Cho đến những ngày cuối cùng, sửa lại những dòng chữ cuối cùng trong Di chúc của mình, Bác vẫn dùng mặt giấy còn lại của tờ bản tin Chuyện kể rằng, thực hiện ý kiến nhắc nhở của Bác, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) hằng ngày gửi bản tin để Bác đọc, đều in hai mặt giấy. In rônêô, nên bản tin hay bị nhòe, Bác vẫn cố gắng đọc. Sang năm 1969, thấy Bác không được khỏe, TTXVN gửi bản tin in một mặt. Xem xong, những tư liệu, tin tức cần thiết, Bác giữ lại, còn thì gửi cho Văn phòng để gấp thành “phong bì tiết kiệm” Gần bốn tháng trước khi qua đời, ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ phần mở đầu bản Di chúc, gồm một trang viết tay, vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Bác viết những dòng chữ lịch sử và vô cùng thiêng liêng ấy bằng mực xanh và chữ sửa sau đó bằng mực đỏ. Những chữ mực đỏ, nét run run, không cứng cáp như Bác thường viết. Có lẽ Bác sửa lần cuối Di chúc, khi thấy trong người không còn khỏe Nhìn những dòng chữ ấy trên mặt giấy tiết kiệm, mọi người đều xúc động và càng kính trọng Bác bao nhiêu lại càng thương Bác bấy nhiêu . được hiểu nhiều hơn về Bác, qua những câu chuyện mà con tìm hiểu và kể trong cuộc thi. Câu chuyện Cho Ye Ji kể có tên Quà của Bác Hồ tặng các cháu. Em là cháu Bác Hồ! Câu chuyện này đã để lại. với Bác Hồ: -Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi các cháu về có việc cần… Bác Hồ cười hiền từ và bảo: -Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện. Nghe Bác. đẻ. Khi được hỏi về Bác Hồ, cô chị Cho Ye Ji mạnh dạn hơn, trả lời: “Ngày bé, trước khi con ngủ, bà ngoại hay kể chuyện cho con nghe lắm, bà kể nhiều chuyện về Bác Hồ. Bác Hồ là người khoan dung,

Ngày đăng: 07/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w