Khi chồng con là nơi trút giận Cuộc sống, công việc với nhiều áp lực nặng nề khiến một số chị em bị stres. Lúc đó, chồng con sẽ là đối tượng dễ bị vạ lây trước những bực tức từ nhiều nguyên nhân khác nhau của người phụ nữ. Những vấn đề còn vướng mắc ở cơ quan, sự va chạm, khó chịu ở ngoài đường… tất cả đều có thể trở thành lý do của sự to tiếng, hay đơn giản chỉ là vẻ mặt lầm lầm lì lì của bà xã khi trở về nhà. Gia đình là tổ ấm bao bọc con người, là nơi tràn ngập niềm vui và tiếng cười, nên chỉ cần một thành viên bực bội đã làm không khí cả nhà nặng nề, căng thẳng. Điều đó càng được nhân lên gấp bội khi người vợ, người mẹ cáu ghắt với cả chồng và con. Rời khỏi công ty khi đã 7h tối, Lan trở về nhà với tâm lý chẳng vui vẻ gì. Nghĩ đến lời phê bình của anh trưởng phòng, chị càng thêm rầu người. Bé Hà thấy mẹ về vội vàng chạy ra cửa và chào thật to, nào ngờ Lan chẳng hề hào hứng, chỉ xoa đầu con bé mà chẳng nói chẳng rằng. Khi con gái làm nũng đòi mẹ bón cơm, chị cáu bẳn to tiếng: “Mấy tuổi rồi mà vẫn còn đòi bón cơm hả? Ra mà bảo bố mày ấy, tôi còn cả đống việc kia kìa”. Biết vợ đang bực mình, anh Quang vội vàng bế dỗ con. Đây không phải lần đầu Lan có phản ứng “giận cá chém thớt” như vậy. Cách đây ít lâu, hai bố con anh cũng tiu nghỉu khi chị thẳng thừng huỷ bỏ cuộc hẹn đi liên hoan sinh nhật bé Hà chỉ vì lý do “tâm trạng không thoải mái”. Trong bữa ăn, những câu chuyện được Lan chọn kể toàn là những việc không vui: tắc đường nên bị muộn làm, mấy cô đồng nghiệp hay nói xấu người khác…Thậm chí Lan còn nhăn nhó, khó chịu vì cảnh bụi bặm, vì những chuyện chẳng đâu vào đâu ở ngoài đường. Quang có góp ý, chị lại tự ái: “Em thấy gì nói thế chứ có bịa đặt đâu. Anh không biết chia sẻ với vợ gì cả”. Nhưng Lan đâu để ý đến tâm trạng của người khác. Quang cũng đã mệt mỏi cả ngày vì công việc, muốn được vui vẻ khi về nhà, vậy mà vô tình lại bị vợ trút vào đầu toàn chuyện bực mình. Để không khí gia đình thêm phần ấm cúng và vui vẻ, thông thường người phụ nữ hay tìm những câu chuyện vui để kể với chồng con bên mâm cơm hoặc những khi gia đình quây quần tâm sự. Các chị em cần ý thức được vai trò rất quan trọng của mình, nếu giữ tâm trạng bực bội, căng thẳng sẽ khiến không khí tổ ấm thêm ngột ngạt, căng thẳng. Kể từ ngày đi làm, chị Vân (nhân viên kế toán của một công ty ở Hoàng Mai- Hà Nội) luôn mang bộ mặt gay gắt khó chịu về nhà. Thời gian làm việc 8h/ngày dường như không đủ với chị. Hôm nào chị cũng phải mang tài liệu về tối làm tiếp để kịp hoàn thành công việc. Vân yêu cầu chồng con phải yên lặng tránh ảnh hưởng đến chị. Trẻ con hiếu động, mỗi khi cu Bi quên lời mẹ dặn nô đùa, chạy nhảy trong nhà lại bị Vân quát mắng ầm ĩ. Lúc ấy, anh Thắng cũng bị vạ lây: “Anh ngồi đó sao không nhắc nhở con. Chán lắm, hai bố con anh chỉ làm phiền người khác mà thôi” – chị Vân lắc đầu ca thán. Chưa hết, những chuyện bức xúc ở hai đằng nội ngoại, những người bạn đồng nghiệp khó tính cũng là chủ đề than vãn thường xuyên của chị. Cái tính hay kêu ca, phàn nàn và trút giận vô cớ lên người khác đã nhiều lần làm anh Thắng bực mình phản ứng lại nhưng chị vẫn không rút kinh nghiệm. Nói mãi cũng chán, anh và con đành “bấm bụng” bảo nhau nhường nhịn chị cho “êm cửa êm nhà”. Nói như vậy không có nghĩa là chị em không được quyền chia sẻ những khó khăn với chồng. Khi có tâm sự bực bội cần giải toả, người phụ nữ vẫn có thể giải toả nhưng nên có chừng mực và giới hạn nhất định. Việc để chồng con “chán đến phát ngấy” chẳng buồn nghe mỗi khi chị em mở lời thật nguy hại. Các ông xã cũng có một ngày lao động mệt mỏi, cần được thư giãn khi trở về nhà, nên người phụ nữ cần tạo ra sự thoải mái thay vì luôn nói chuyện buồn phiền. Và cũng thật không công bằng khi những người thân yêu chỉ vì những khúc mắc tận đâu của chị em mà bị vạ lây, bị trút giận một cách oan uổng. . Khi chồng con là nơi trút giận Cuộc sống, công việc với nhiều áp lực nặng nề khi n một số chị em bị stres. Lúc đó, chồng con sẽ là đối tượng dễ bị vạ lây trước. giản chỉ là vẻ mặt lầm lầm lì lì của bà xã khi trở về nhà. Gia đình là tổ ấm bao bọc con người, là nơi tràn ngập niềm vui và tiếng cười, nên chỉ cần một thành viên bực bội đã làm không. chị cũng phải mang tài liệu về tối làm tiếp để kịp hoàn thành công việc. Vân yêu cầu chồng con phải yên lặng tránh ảnh hưởng đến chị. Trẻ con hiếu động, mỗi khi cu Bi quên lời mẹ dặn nô đùa,