1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Để thuyết trình không còn là nỗi sợ hãi docx

3 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 80,87 KB

Nội dung

Để thuyết trình không còn nỗi sợ hãi Ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần phải đứng lên trình bày / thuyết trình về một vấn đề nào đó. Nếu bạn sinh viên, sẽ có lúc bạn phải đối mặt với thầy cô giáo và những thành viên của lớp để trình bày về một vấn đề trong bài tập được giao, nếu bạn dân văn phòng, những người làm việc nơi công sở, ắt hẳn bạn cũng sẽ không thể “thoát” việc phải trình bày ý kiến của mình tại một cuộc họp của công ty. Nếu không được trang bị kỹ năng một cách tốt nhất, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bị động và thậm chí còn sợ hãi trước những buổi thuyết trình. Tuy nhiên, “nỗi sợ hãi” này sẽ nhanh chóng qua đi nếu bạn luyện tập những kỹ năng thuyết trình sau: Trước hết, hãy tự nhận rằng mình đang hồi hộp Một số người cố gắng bắt mình nghĩ rằng mình đang không hồi hộp nhưng đó đôi khi không phải cách hay. Hãy thừa nhận cảm xúc thật của mình, rằng bạn đang hồi hộp nhưng bạn hãy lái suy nghĩ của mình theo một nhận thức đó mình hoàn toàn có thể vượt qua được điều này. Hãy nghĩ về khán giả của bạn, nghĩ về những điều ý nghĩa mình sắp chia sẻ và những ấn tượng bạn tạo ra cho khán giả. Dành một khoảng thời gian yên tĩnh Trước một buổi thuyết trình, hãy dành cho mình một khoảng thời gian yên tĩnh. Dùng trí tưởng tượng của mình hình dung ra lúc bạn đang đứng trên bục thuyết trình như thế nào. Hãy xóa hết hình ảnh của bạn hiện tại mà hãy hình dung bạn bước ra tự tin như thế nào. Hãy hình dung về bài thuyết trình của mình, bạn nói với một tâm trạng hồ hởi như thế nào, bạn nhấn mạnh khéo léo ra sao và bạn tạo ra sự hài hước với khán giả dễ dàng như thế nào. Sau đó hãy tập trung vào khán giả của bạn, hình dung ra họ đang chăm chú lắng nghe bạn, họ hưởng ứng tất cả những gì bạn nói, họ vỗ tay tán thưởng bạn. Chuẩn bị kỹ phần khởi đầu Phần khởi đầu của một bài thuyết trình có vai trò cực kỳ quan trọng, một khởi đầu tốt sẽ tạo cảm hứng và tăng sự tự tin của bạn khiến cho những phần sau trở nên dễ dàng với bạn hơn. Hãy dành thời gian chuẩn bị phần khởi đầu của mình thật tốt và khi bước ra hãy dồn nhiều năng lượng của mình cho sự khởi đầu, chắc chắn bạn sẽ gây được sự chú ý của khán giả. Và trên hết, để có thể vượt qua cảm giác sợ hãi trước những buổi thuyết trình, không có cách làm nào hiệu quả hơn sự tập luyện Đây nỗi “ám ảnh” thường trực nhất khi bạn sắp phải đối mặt với thứ áp lực vô hình nhưng lại hiện hữu một cách rõ rệt nhất: những người đang ở trước mắt bạn. Liệu họ có phản ứng dữ dội với những nội dung bạn nói ra hay không, hay họ đang mỉa mai thầm về bài trình bày của bạn??? Hàng tá những câu hỏi có thể sẽ lởn vởn trong đầu bạn và đánh gục nốt vốn liếng “tự tin” mà bạn dày công xây dựng trước đó. Không ai mang sẵn trong mình những năng lực đặc biệt để khiến mỗi lời nói ra đều thu hút được sự lắng nghe. Tuy nhiên, sự học tập và trau dồi có thể giúp chúng ta cải thiện được những “gót chân asin” vỗn dĩ tồn tại một cách tự nhiên trong con người. Người diễn giả tài hoa này sẽ khẳng định với bạn rằng, giữa đám đông kia, bạn hoàn toàn có thể trở thành một “thỏi nam châm” thu hút mọi ánh nhìn về phía bạn. Thông qua việc nắm vững kỹ năng nói trước đám đông cũng như coa sự rèn luyện thường xuyên, bạn chắc chắn sẽ thay đổi được khả năng nói của mình. . Để thuyết trình không còn là nỗi sợ hãi Ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần phải đứng lên trình bày / thuyết trình về một vấn đề nào đó. Nếu bạn là sinh viên, sẽ có. chú ý của khán giả. Và trên hết, để có thể vượt qua cảm giác sợ hãi trước những buổi thuyết trình, không có cách làm nào hiệu quả hơn là sự tập luyện Đây là nỗi “ám ảnh” thường trực nhất khi. công ty. Nếu không được trang bị kỹ năng một cách tốt nhất, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái bị động và thậm chí còn sợ hãi trước những buổi thuyết trình. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi này sẽ nhanh

Ngày đăng: 01/04/2014, 06:21

w