Tôi bước vào “thế giới” chứng khoán pot

7 237 0
Tôi bước vào “thế giới” chứng khoán pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tôi bước vào “thế giới” chứng khoán Bài viết này viết vào thời điểm lúc đó hiện đang là khoảng tháng 8/2007. Chứng khoán rớt vào đời tôi vào một buổi sáng trung tuần tháng 7/2000. Đó là một sáng Sài Gòn thật mát mẻ và tôi lượm được mẩu tin trên báo: "TTCK Việt Nam sẽ mở cửa trong 5 ngày tới". Ba tháng vất vả chen lấn, cuối cùng tôi cũng mua được một ít cổ phiếu REE và SAM. Lúc ấy không lời cảnh báo về chuyện thị trường bong bóng, nhưng ngày ngày thấy giá tăng đều đều nên tôi tin mình sẽ thành triệu phú USD trong nay mai. 4 tháng sau, dân tình bắt đầu dẫm chân lên nhau thoát thân khi VN-Index vượt qua ngưỡng 550 điểm, cao gấp 5,5 lần sau 10 tháng mở cửa thị trường. Người xưa vẫn dạy "bạo phát thì bạo tàn", VN-Index mất gần 8 tháng để tăng từ mức 200 điểm lên mức 571, nhưng chỉ cần một nửa thời gian sau đó để rơi trở lại 200 điểm. Ban đầu, khi cổ phiếu mới rớt giá, tôi vẫn tin rằng, chỉ một số người nhát gan bỏ chạy. Khi thị trường giảm xuống mức 350 điểm, tôi an ủi mình rằng, chẳng qua mình chỉ mất lời và nếu không đợi được thì cũng như những người rút lui đầu tiên. Khi thị trường về mức 200 điểm, tất cả vốn liếng tan tành mây khói. Lúc đó, tôi học được cả ba bài học đắt giá nhất mà một tay mơ phải trả: Một là, tương lai là không chắc nên phải luôn sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Hai là, khi đã thua lỗ thì phải cắn răng xử lý càng nhanh càng tốt. Ba là, bạn không để thắng khi tất cả mọi người đều thua. Từ đầu năm 2002 đến cuối năm 2003, chỉ số VN-Index trượt dài từ mức 230 điểm xuống mức dưới 150 điểm. Vào những ngày đen tối nhất, cổ phiếu hàng đầu như REE và SAM còn giảm dưới mệnh giá. Đầu năm 2002, tôi tiếp tục vay mượn trong chừng mực có thể để tiếp tục đầu tư và hy vọng lấy lại số tiền đã mất. Nhưng cho dù các doanh nghiệp có tốt đến đâu, Dragon Capital và VinaCapital đi rao khắp thế giới rằng, chứng khoán Việt Nam rất rẻ, thì mặt bằng giá cổ phiếu vẫn giảm và thật khó khăn để sống sót. Bài học thứ tư được rút ra: "Kiến thức và thông tin trên TTCK chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ cho sự thành công là phải thật sự hiểu phần còn lại của thị trường". Tôi ngộ ra rằng, bất cứ nhà đầu tư nào, kể cả những học giả về chứng khoán hay lãnh đạo CTCK, nếu không bắt nhịp được với phần còn lại của thị trường, không có được kỹ năng mà người ta gọi là "cảm giác bóng" thì vẫn thua cháy túi. Sau hai lần phá sản, sự tự tin của tôi biến mất và nỗi nghi ngờ càng ngày càng tăng. Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn các sách dạy chứng khoán và tìm lời khuyên từ các chuyên gia. Thật ra, trong giai đoạn từ tháng 6/2001 đến cuối năm 2005, nhiều nhà đầu tư có bản lĩnh cũng đã tạo ra được lợi nhuận khi thị trường bắt đầu gượng dậy từ cuối năm 2003, ổn định và tăng trưởng trong giai đoạn giữa năm 2004 đến cuối năm 2005. Đáng tiếc là giai đoạn này, nhiều người mắc phải một số lỗi đơn giản của một nhà đầu tư không chuyên nghiệp như đa dạng hóa danh mục đầu tư vì sợ rủi ro, tin tuyệt đối vào các nhà phân tích và yêu thích cổ phiếu giá rẻ. Các nhà chuyên môn đã nói gì vào nửa cuối năm 2005, khi VN- Index lần đầu tiên trở lại mức 300 điểm sau 4 năm kể từ cuộc đại suy thoái lần thứ nhất? Vâng, họ nói nhiều về nguy cơ bong bóng của TTCK. Nói nhiều về bài học vỡ lòng không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Nói nhiều về chỉ số P/E và ngầm chỉ ra rằng, cổ phiếu công ty nhỏ, có chỉ số P/E thấp hơn và giá rẻ hơn. Nhưng với tôi, việc chia số tiền đầu tư ít ỏi cho nhiều cổ phiếu là một sai lầm vì thành công của cổ phiếu này phải bù lỗ cho cổ phiếu khác. Với các cổ phiếu giá rẻ, thách thức đối với sự phát triển là lớn hơn đối với các DN có quy mô vốn hợp lý và trong một thị trường mới như Việt Nam thì cơ hội dành cho các DN quy mô vốn lớn sẽ nhiều hơn. Mặt khác, chỉ số P/E thấp của các cổ phiếu giá rẻ lại có ẩn ý rằng, cổ phiếu đó ít được nhà đầu tư tin tưởng và kỳ vọng. Có một thực tế là các chuyên gia chứng khoán cũng không thành công hơn một nhà đầu tư cá nhân có chiến lược là mấy. Bài học được rút ra là: nếu chuyên gia giỏi thật thì họ sẽ im lặng và kiếm tiền chứ không rêu rao cho bạn biết, việc đầu tư vẫn phải dựa vào sức mình là chính. Đến hôm nay, tôi chỉ đầu tư vào 2 loại cổ phiếu OTC và 3 loại cổ phiếu niêm yết (so với danh mục gần 20 cổ phiếu trong 4 năm đầu). Tôi quan tâm đến các thông tin hành lang nhưng chỉ tin những gì không quá bất thường và thường bán cổ phiếu trước khi thông tin được xác minh chính thức. Tôi luôn hứng thú khi nói chuyện với những người lạc quan vì người bi quan dễ làm mình dao động mà đánh mất phương hướng. Và cuối cùng, những lúc không biết nên mua hay bán thì tôi dành thời gian suy nghĩ cặn kẽ mọi vấn đề. Cha tôi dạy rằng, con người ta ai sinh ra cũng phải biết lật, biết bò, biết đi rồi mới bắt đầu chạy được. Trong lĩnh vực chứng khoán cũng có câu rằng, hãy học hỏi thật chậm rãi và hành động thật nhanh gọn. . Tôi bước vào “thế giới” chứng khoán Bài viết này viết vào thời điểm lúc đó hiện đang là khoảng tháng 8/2007. Chứng khoán rớt vào đời tôi vào một buổi sáng trung. túi. Sau hai lần phá sản, sự tự tin của tôi biến mất và nỗi nghi ngờ càng ngày càng tăng. Tôi bắt đầu nghiên cứu nhiều hơn các sách dạy chứng khoán và tìm lời khuyên từ các chuyên gia. Thật. tư vẫn phải dựa vào sức mình là chính. Đến hôm nay, tôi chỉ đầu tư vào 2 loại cổ phiếu OTC và 3 loại cổ phiếu niêm yết (so với danh mục gần 20 cổ phiếu trong 4 năm đầu). Tôi quan tâm đến

Ngày đăng: 07/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan