1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Đừng quên đọc Bản cáo bạch pot

11 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 117,16 KB

Nội dung

Đừng quên đọc Bản cáo bạch Đọc những tài liệu tài chính dài ngoằng và cứng ngắc như bản cáo bạch - thường được công bố trước khi doanh nghiệp IPO để chi tiết hoá tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty - thường chẳng có gì thú vị. Nhưng nó lại giúp chúng ta hiểu thêm rất nhiều về tình hình hiện tại và các kế hoạch tương lai của công ty. Do bản cáo bạch là một báo cáo theo luật và phải đạt đủ tiêu chuẩn minh bạch, nên hầu hết các công ty đều công bố số liệu và các báo cáo nhất định để đảm bảo rằng nhà đầu tư sẽ không bao giờ hiểu sai lệch thông tin. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, bí quyết nằm ở chỗ phân biệt sự khác nhau giữa các báo cáo xuất hiện trong hầu hết các bản cáo bạch và những báo cáo cho biết đặc điểm riêng của công ty - đây là móc xích quan trọng nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách phân biệt qua việc xem xét một bản cáo bạch cụ thể. Bài học về cách dịch nghĩa Chúng ta sẽ tìm hiểu bản cáo bạch của một công ty mà khi nhắc đến hầu như ai cũng biết: Amazon.com Inc. Amazon là một trong những công ty dotcom đầu tiên IPO vào năm 1997, và có một mô hình kinh doanh độc nhất với những rủi ro cũng độc nhất. Với những nhận dạng đó, chúng ta cùng xem xét những dấu hiệu cảnh báo trong bản cáo bạch. Các thông tin được nêu ra trong bản cáo bạch này liên quan đến các thị trường và xu hướng doanh số sản phẩm, lợi nhuận gộp và chi phí dự tính, cũng như các báo cáo khác bao gồm các từ như "dự tính", "tin rằng", "kế hoạch", kì vọng, và "dự định" và những cách diễn đạt tương tự khác, tạo thành những bản báo cáo dự tính kết quả hoạt động thực tế có thể rất khác so với những gì được phát biểu trong những bản báo cáo dự tính. Dịch nghĩa: Tất cả các số liệu tương lai trong bản cáo bạch chỉ là kế hoạch. Vì vậy, không có sự đảm bảo rằng công ty sẽ đạt được tất cả hoặc thậm chí bất cứ mục tiêu nào trong số các mục tiêu về doanh số và lợi nhuận. Do các kế hoạch luôn tồn tại một mức độ bất ổn cố hữu, nên các nhà đầu tư phải tự hỏi bản thâm mình xem liệu các giả định đó có trở thành sự thật được hay không. Ví dụ, nếu Amazon dự tính chiếm trên 80% mảng thị phần bán sách qua mạng vào cuối năm thứ 2 hoạt động, nhà đầu tư cần đặt câu hỏi về cơ sở để đưa ra giả định đó và tự mình cân nhắc xem liệu nó có thể trở thành sự thật. Dự đoán đạt được một mảng thị phần lớn bất thường như vậy có lẽ là quá lạc quan, và trong trường hợp này, nhà đầu tư nên tỏ ra nghi ngờ với bán kế hoạch đó. Tất cả các bản cáo bạch đều có xu hướng đưa ra những bản báo cáo nói rằng các số liệu dựa trên các sự kiện được công ty dự đoán, nhưng không thể đảm bảo chắc chắn là sẽ xảy ra. Ví dụ, hầu hết các công ty mới ra nhập ngành công nghiệp dầu khí sẽ phát biểu trong bản cáo bạch rằng số liệu họ đưa ra phụ thuộc vào việc liệu quá trình thăm dò có phát hiện ra những mỏ dầu trữ lượng lớn hay không. Chúng ta hãy quan sát những gì Amazon phát biểu trong mục "Các nhân tố rủi ro": " rủi ro xảy ra bao gồm, nhưng không giới hạn ở, một mô hình kinh doanh đang phát triển không dự đoán trước được, và quá trình quản trị phát triển Có thể không có đảm bảo rằng Công ty sẽ thành công trong việc đối phó với các rủi ro đó, và thất bại có thể dẫn đến hậu quả bất lợi đối với công việc kinh doanh, triển vọng phát triển, điều kiện tài chính và kết quả hoạt động của Công ty." Dịch nghĩa: Amazon phải đối mặt với những rủi ro thực sự. Nếu công ty thất bại trong việc đối phó với những rủi ro đó (mà điều này rất có thể xảy ra) thì nguy cơ lớn là công ty sẽ phá sản. Amazon đã khảo sát các mảng thị phần hoàn toàn mới với mô hình kinh doanh bán sách qua mạng. Một bất trắc rất lớn đã xảy ra đó là công ty không kiểm tra được liệu công chúng có bỏ thói quen mua sách tại các cửa hàng và chuyển sang đặt sách qua mạng hay không. Đây là một ví dụ rất điển hình trong bản cáo bạch của Amazon - ví dụ này nói cho chúng ta biết một rủi ro rất riêng trong ngành kinh doanh của Amazon. Bảo báo cáo trên có thể không được tìm thấy ở nhiều công ty bởi vì hầu hết các công ty đều có xu hướng sử dụng các mô hình kinh doanh truyền thống. Nếu bạn là nhà đầu tư vào Amazon, bạn nên quyết định xem rủi ro của mô hình kinh doanh này có tạo ra lợi nhuận tiềm năng hay không hay chỉ đơn giản là quá nguy hiểm. "Công ty tin rằng Công ty sẽ gặp phải các khoản lỗ hoạt động đáng kể trong tương lai dự đoán được, và mức độ thua lỗ cũng sẽ tăng lên so với mức hiện tại. Mặc dù công ty đã trải qua quá trình tăng trưởng rất lớn trong doanh thu ở những kì kinh doanh gần đây, tốc độ tăng trưởng như vậy là không bền vững và sẽ giảm trong tương lai." Dịch nghĩa: Amazon sẽ bị lỗ và sẽ tiếp tục lỗ trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng của công ty sẽ chậm lại. A, đây lại là một bằng chứng rõ rệt nữa trong bản cáo bạch. Trích đoạn trên phát biểu rõ ràng rằng lợi nhuận của Amazon có thể âm vào một lúc nào đó. Đây chắc chắn là điều nhà đầu tư muốn biết trước khi đầu tư vào một công ty. Những công ty có bản chất tương tự như Amazon cũng có những bản cáo bạch tuyên bố khả năng thua lỗ, nhưng việc nhiều công ty cùng phát biểu một dự đoán giống nhau không có nghĩa rằng thua lỗ dự tính là không đáng lo lắng. "Thị trường thương mại qua mạng, đặc biệt là mạng Internet, rất nới, đang tiến hoá rất nhanh và cạnh tranh dữ dội - mức độ công ty dự đoán sẽ ghê gớm hơn rất nhiều trong tương lai. Rào cản ra nhập ngành rất nhỏ, và những đối thủ hiện tại hoặc tiềm năng có thể khai trương những website mới với chi phí tương đối thấp." Dịch nghĩa: Amazon hoạt động trong một ngành có mức độ cạnh tranh rất cao mà chi phí ra nhập ngành đối với những công ty mới lại nhỏ. Bản chất của rào cản ra nhập ngành là khác nhau đối với mỗi ngành công nghiệp, vì vậy đoạn phát biểu ở trên đã cung cấp một số thông tin rất hữu ích. Rào cản ra nhập ngành thấp có thể dẫn đến cạnh tranh dữ dội: ngay khi Amazon bắt đầu tạo ra lợi nhuận, công ty sẽ phải dè chừng các đối thủ cạnh tranh cũng có ý định 'nhảy vào' và 'cướp đi' mảng thị phần quý giá. Hầu như chẳng có lí do nào để tin rằng Amazon sẽ có khả năng duy trì vị trí chiếm lĩnh trong ngành kinh doanh này; việc này tạo ra thêm rủi ro khi đầu tư vào Công ty. Kết luận Bản cáo bạch của Amazon giúp chúng ta hiểu rằng mô hình kinh doanh và lợi nhuận của Công ty vào thời gian đó là bất ổn, và cạnh tranh được dự đoán sẽ rất dữ dội. Đó là những nhân tố quan trọng cần phải biết, thậm chí ngay cả khi bạn là nhà đầu tư có khả năng đối phó với những rủi ro liên quan và cảm thấy rằng công ty sẽ phát triển bền vững. Xin hãy hiểu rằng bài phân tích này không có ý định khuyên bảo nhà đầu tư ủng hộ hay tránh xa Amazon. Đây chỉ là một bản cáo bạch có những chi tiết điển hình được nêu ra giúp nhà đầu tư có thể hiểu tốt hơn những thông tin một bản cáo bạch đưa ra. Đọc một bản cáo bạch có nghĩa là chúng ta đang đọc những báo cáo câu từ và mang nhiều tính dự đoán. Bản cáo bạch có tính chất bảo vệ công ty hơn là nhà đầu tư. Tuy nhiên, bản chất của [...].. .bản cáo bạch là giúp nhà đầu tư nắm được một số thông tin quan trọng về tiềm năng của công ty, ví dụ: các rủi ro, triển vọng phát triển và tình hình ngành công nghiệp Khi đọc bản cáo bạch, nhà đầu tư nên chú ý đến những thông tin phản ánh đặc điểm riêng của công ty hơn là những thông tin có . một bản cáo bạch có những chi tiết điển hình được nêu ra giúp nhà đầu tư có thể hiểu tốt hơn những thông tin một bản cáo bạch đưa ra. Đọc một bản cáo bạch có nghĩa là chúng ta đang đọc những. Đừng quên đọc Bản cáo bạch Đọc những tài liệu tài chính dài ngoằng và cứng ngắc như bản cáo bạch - thường được công bố trước khi doanh nghiệp. chúng ta đang đọc những báo cáo câu từ và mang nhiều tính dự đoán. Bản cáo bạch có tính chất bảo vệ công ty hơn là nhà đầu tư. Tuy nhiên, bản chất của bản cáo bạch là giúp nhà đầu tư nắm được

Ngày đăng: 07/07/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w