BÀI 7: CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI (2 tiết) pot

5 1.7K 8
BÀI 7: CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI (2 tiết) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An BÀI 7 CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI(2 tiết) I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích: - Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể, xã hội. 2. Yêu cầu: - Khái niệm cấu trúc nhân cách. - Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể, xã hội. II. Giảng bài mới Nội dung Giáo viên I. BẢN CHẤT CON NGƯỜI 1. Khái niệm về con người + Từ giác độ triết học người ta đưa ra một định nghĩa khái quát: “Con ngưới là một thực thể sinh học–xã hội, luôn giữ vai trò chủ thể trong mọi hoạt động”. + Với tính cách là thực thể sinh vật, cơ thể con người luôn luôn chịu sự quy định của những quy luật sinh học để tồn tại và phát triển. Với tư cách một thực thể xã hội, con người trong quá trình tồn tại đã có những sinh hoạt cộng đồng như lao động, giao tiếp, thông qua đó mà một hệ thống quan hệ xã hội được thiết lập. 2. Bản chất con người + Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng, bản chất con người do lực lượng siêu tự nhiên chi phối như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “cái phổ biến”, “chúa”, “thượng đế”… + Các loại chủ nghĩa duy vật: siêu hình, máy móc, tầm thường, nhân bản… thường giải thích con người một cách phiến diện, tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia. + Các khoa học cụ thể như: y học, nhân chủng học, tâm lý học, giáo dục học… nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận về con người. - Khắc phục những khiếm khuyết của các quan điểm trên đây, Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó bản chất con ngưới là tổng hòa của những quan hệ xã hội”. II. NHÂN CÁCH 1. Khái niệm và cấu trúc của nhân cách Yếu tố sinh học của con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Cơ thể con người là giới tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên, là quá trình lâu dài của môi trường tự nhiên. Con người sản xuất ra những tlsx của mình – đó là bước tiến do tổ chức cơ thể con người quy định. Tính xã hội của con người biểu hiện trog hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Con người là sản phẩm tự nhiên và xã hội nên luôn chịu tác động của 3 hệ thống quy luật: quy luật tự nhiên, quy luật tâm lý, ý thức, quy luật xã hội. Không có con người trừu tượng, cách ly mọi hoàn cảnh điều kiện. Con người luôn cụ thể, xác định sống trong điều kiện lịch sủ nhất định. Trong điều kiện đó con người tạo ra giá trị của cải vật chât và tinh thần. Chỉ trong toàn bộ các quan hệ xã hội đó (giai cấp, chính trị, dân tộc, thời đại, kinh tế, gia đình…) con người mới bộc lộ bản chất của mình. Nhưng ko phủ nhận mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trang 1 Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An a) Khái niệm nhân cách + Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo quan niệm có “tính người bẩm sinh”; “nhân cách là yếu tố tinh thần đầu tiên của tồn tại người và chúa là nhân cách tối cao nhất có trước và chi phối nhân cách con người”… + Chủ nghĩa duy vật ngoài mácxít và các khoa học cụ thể thường có xu hướng tuyệt đối hóa mặt tâm lý, sinh lý, xem nhẹ mặt xã hội hay tách rời mặt xã hội và mặt tự nhiên của nhân cách. + Ngày nay do thành tựu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu về nhân cách, người ta đã đưa ra một quan niệm tổng hợp và đúng đắn về nhân cách: nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội–sinh lý–tâm lý tạo thành một chỉnh thể mà nhờ nó mỗi cá nhân người có thể đóng vai trò chủ thể, tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nhân cách là tổ hợp thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với giới tự nhiên, với xã hội và bản thân. b) Cấu trúc của nhân cách Một cách khái quát cấu trúc của nhân cách bao gồm: - Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan của cá nhân. - Cái bên trong của nhân cách là những năng lực và phẩm chất xã hội của cá nhân. - Cái sâu kín và nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn con người. 2. Những tiền đề và quá trình hình thành nhân cách của con người mới XHCN Việt Nam a) Những tiền đề + Tiền đề vật chất, trước hết nhân cách phải dựa trên cơ sở sinh học, tức là một con người có sự phát triển đầy đủ, không khiếm khuyết về cơ thể, giác quan và tư duy. Tiền đề vật chất đóng vai trò “điều kiện đủ” chính là môi trường xã hội, đó là gia đình và xã hội với những truyền thống, những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. + Tiền đề tư tưởng và giáo dục, nòng cốt của tiền đề tư tưởng là chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự hình thành nhân cách nói chung và nhân cách XHCN nói riêng diễn ra trong cả đời người, trong đó giáo dục và tự giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là với lứa tuổi trẻ. b) Quá trình hình thành nhân cách con người mới XHCN Việt Nam Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, nội dung tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bao gồm toàn bộ cá yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng lý luận… Cơ thể sinh học là điều kiện cần và môi trường xã hội là điều kiện đủ để hình thành nhân cách con người. Trang 2 Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An + Nhân cách của mỗi cá nhân không phải hình thành một lúc, một lần là xong mà diễn ra theo một quá trình, suốt cả đời người. + Trước hết phải từng bước tạo lập những tiền đề cho sự hình thành nhân cách XHCN Việt Nam: tiền đề vật chất là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; tiền đề tư tưởng là chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; và tiền đề giáo dục là cải cách hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. III. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI 1. Quan hệ giữa cá nhân với tập thể a) Khái niệm cá nhân và tập thể + Cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất với một hệ thống những đặc điểm cụ thể, không lặp lại khác biệt với những cá nhân khác về mặt sinh học cũng như về mặt xã hội. + Khái niệm cá nhân trên đây làm rõ hơn một vấn đề là: không bao giờ được “cào bằng” giữa các cá nhân với nhau. + Tập thể là một tập hợp quan hệ các cá nhân thành từng nhóm xã hội dựa trên những quan điểm chung về lợi ích, về những nhu cầu kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ… và quan điểm tư tưởng. b) Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể Giữa cá nhân và tập thể có quan hệ biện chứng, tức là vừa thống nhất vừa đối lập với nhau: + Sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với tập thể. Bản chất đời sống loài người là tính cộng đồng, mỗi cá nhân chỉ tồn tại và phát triển được trong một cộng đồng nhất định. + Sự đối lập biện chứng giữa cá nhân và tập thể. Do mỗi cá nhân là một cá thể đơn nhất, có những đặc điểm riêng, có nhu cầu nên trong quan hệ với tập thể, mỗi cá nhân một mặt không thể tách khỏi tập thể, chỉ tồn tại được trong tập thể và mặt khác cũng luôn luôn có khuynh hướng muốn đứng đối diện với tập thể, không chịu sự quy định, ràng buộc của tập thể. Để tạo lập mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể cần tuân theo những nguyên tắc sau đây: - Kết hợp hài hòa cả lợi ích và địa vị xã hội của cá nhân và tập thể. - Cá nhân tôn trọng tập thể. - Tập thể luôn luôn quan tâm đến mỗi cá nhân. Là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá nhân khác qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó > Tính đơn nhất và tính phổ biến. Cá nhân là chủ thể lao động , của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định của lịch sử xã hội. Trang 3 Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An 2. Quan hệ giữa cá nhân với xã hội a) Khái niệm xã hội + Khái niệm xã hội được xác định như là một cộng đồng người có tổ chức liên kết các cá nhân với nhau. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội là tất yếu và biện chứng. Tất yếu vì không có cá nhân tồn tại, phát triển bên ngoài xã hội và không có xã hội nếu không có sự liên kết các cá nhân. Biện chứng vì giữa cá nhân và xã hội có sự tác động qua lại với nhau. Xã hội tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển, nâng sức mạnh của mỗi cá nhân lên hơn bản thân nó. Các cá nhân hợp thành xã hội không phải là một tổng số đơn giản mà tạo ra một hợp lực lớn hơn tổng số các cá nhân cộng lại. + Sự phát triển của xã hội làm cho mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp và phong phú + Vai trò của cá nhân đối với xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của nhân cách. b) Xây dựng quan hệ đúng đắn giữa cá nhân và xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta + Công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng ta, cùng với sự mở rộng giao lưu quốc tế đã làm biến đổi sâu sắc quan hệ giữa cá nhân và xã hội. + Để cho những mâu thuẫn đó phát triển lành mạnh, không dẫn tới trì trệ khủng hoảng, cần phải: - Đảng và Nhà nước cần có chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm điều hòa lợi ích và nhu cầu giữa cá nhân với xã hội. - Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ngăn ngừa và chống lại những vi phạm lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể xã hội. - Xây dựng Nhà nước với hệ thống pháp luật đầy đủ, có hiệu lực để quản lý xã hội. Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có đk tiếp cận ngày càng nhiều các giá trị vật chất và tinh thần. Mỗi cá nhân càng phát triển thì cá nhân càng có đk để thúc đẩy xã hội. Tăng lên các loại quan hệ về số lượng và chất lượng; mỗi cá nhân không ngừng tiếp nhận được nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần từ xã hội; tính xã hội hóa ngày càng cao của LLSX; nhiều vấn đề mang tính toàn cầu xuất hiện như: chiến tranh hạt nhân, mội trường ô nhiễm, những căn bệnh thế kỷ… Những cá nhân có nhân cách lớn, có tài năng cao, có ý chí sắt đá, có tầm nhìn rộng và có trách nhiệm đối với xã hội, sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội, ghi dấu ấn sâu sắc của cá nhân vào xã hội từ quốc gia đến quốc tế, đó là những lãnh tụ, danh nhân, vĩ nhân. Ngược lại, những cá nhân có nhân cách thấp, hoặc thoái hóa, biến chất về nhân cách thường gây hậu quả xấu, thậm chí phá hoại sự phát triển của xã hội. Trang 4 Giáo án Chính trị Lê Thị Mỹ An - Mở rộng dân chủ. - Tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Giáo viên hướng dẫn duyệt Giáo viên tập sự Nguyễn Văn Trang Lê Thị Mỹ An Trang 5 . Lê Thị Mỹ An BÀI 7 CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI(2 tiết) I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích: - Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể, xã hội. 2. Yêu. dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. III. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI 1. Quan hệ giữa cá nhân với tập thể a) Khái niệm cá nhân và tập thể + Cá nhân người là một. cá nhân với nhau. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội là tất yếu và biện chứng. Tất yếu vì không có cá nhân tồn tại, phát triển bên ngoài xã hội và không có xã hội nếu không có sự liên kết các cá

Ngày đăng: 07/07/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN

  • VÀ XÃ HỘI(2 tiết)

  • I. BẢN CHẤT CON NGƯỜI

  • II. NHÂN CÁCH

  • III. QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan