1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc hay dễ kiếm ppsx

3 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thuốc hay dễ kiếm Hẳn bạn sẽ có một mái tóc đen, dài, mượt mà, thơm mát nếu bạn là người chăm chỉ dùng bồ kết và các loại lá như hương nhu, sả để gội đầu. Vậy bạn có bao giờ thử tìm hiểu xem bồ kết, hương nhu, sả còn có tác dụng nào khác? Liệu bồ kết và hương nhu có thể được sử dụng trong y học hay không? Bạn có tin rằng bồ kết có tác dụng chữa trúng phong, cấm khẩu, phong tê Còn hương nhu thì có khả năng chữa cảm mạo, nhức đầu và một số loại bệnh khác. Bồ kết Bồ kết có tên khoa học là Gleditschia australis Hemsl. Người ta thường sử dụng quả bồ kết chín khô (còn gọi là tạo giác). Hạt bồ kết lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô còn gọi là tạo giác tử. Gai bồ kết hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô còn gọi là tạo thích. Vào tháng 10-11, quả chín, hái về phơi khô. Khi mới hái quả có màu xanh hay hơi vàng, phơi và để lâu có màu đen bóng. Gai bồ kết có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào các tháng 9 đến tháng 3 năm sau; hái về phơi khô hoặc nhân lúc gai còn đang tươi, thái mỏng rồi mới phơi hay sấy khô. Từ quả bồ kết, người ta đã chiết được 8 chất flavonoit và 7 hợp chất tritecpen: 5 trong số 8 hợp chất flavonoit đã được rút ra dưới dạng tinh khiết và xác định là luteolin, saponaretin, vitexin, homoorientin và orientin. Tác dụng dược lý: Sơ bộ nghiên cứu tác dụng dược lý, người ta thấy rằng hỗn hợp flavonozit và chất saponaretin riêng biệt có hoạt tính chống siêu vi trùng; hỗn hợp saponin bồ kết có tác dụng đối với trùng roi âm đạo, hỗn hợp saponin và flavonoit có tác dụng giảm đau. ở Trung Quốc người ta đã dùng nước sắc bồ kết để trừ đờm. Công dụng và liều dùng: Trong cuộc sống hàng ngày, người ta dùng nước bồ kết gội đầu; giặt quần áo lụa, len có màu không bị ố. Còn trong y học, ngoài việc dùng bồ kết làm nguyên liệu để chế chất saponin, bồ kết còn được dùng trong Đông y để chữa nhiều bệnh khác nhau. Quả bồ kết: Theo các tài liệu cổ thì bồ kết (bỏ hạt, hoặc đốt ra than, hoặc tán nhỏ làm thành viên hay thuốc bột) có vị cay, mặn, tính ôn hơi có độc, vào 2 kinh phế và đại tràng. Có năng lực thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng, làm cho hắt hơi dùng chủ yếu chữa trúng phong cấm khẩu phong tê, tiêu đồ ăn, đờm xuyễn thũng, sáng mắt, ích tinh. Liều dùng hàng ngày 0,5 đến 1g dưới dạng thuốc bột, hay đốt ra than mà dùng, hoặc thuốc sắc.Hạt bồ kết: Trong một số sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn, không độc, có tác dụng thông đại tiện, bí kết, chữa mụn nhọt: dùng với liều 5-10g dưới dạng thuốc sắc. Gai bồ kết: Có vị cay, tính ôn, không độc. Chữa ác sang, tiêu ung độc, làm xuống sữa. Liều dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc. Gần đây, người ta còn dùng bồ kết để thông khoan chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột và kết quả, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn, thường chỉ sau 5 phút là tháo phân ngay. Cách làm đơn giản như sau: lấy 1/4 quả bồ kết, nướng thật vàng, đừng nướng cháy quá hay còn sống, bỏ hột đi rồi tán thành bột nhỏ. Lấy canulơ, đầu có bôi vadơlin hay dầu, chấm vào bột bồ kết, sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3-4cm; cứ thế làm 3-4 lần cho bột vào trong hậu môn, sau 2 đến 5 phút bệnh nhân đi ngoài được, có trường hợp hậu phẫu không trung tiện được 2 đến 5 ngày, bệnh nhân chướng bụng, bệnh nhân bí đại, trung tiện, nôn mửa liên tục có khi nôn ra máu mà làm như trên chỉ sau 2 phút trung tiện và đi ngoài được ngay, có bệnh nhân ra tới 500 con giun. Đơn thuốc có bồ kết hiệu nghiệm: - Thuốc chữa ho: bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo(táo đen) 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. - Chữa nhức răng, sâu răng: Quả bồ kết tán nhỏ, đắp vào chân răng, hễ chảy dãi thì nhổ đi. - Chữa trẻ con chốc đầu, rụng tóc: Bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên. - Chữa đi lỵ lâu ngày: Hạt bồ kết sao vàng, tán nhỏ, dùng làm hồ nếp viên bằng hạt ngô. Ngày dùng 10 -20 viên, dùng nước chè đặc mà chiêu thuốc (nên uống vào buổi sáng sớm khỏi mất ngủ). - Chữa phụ nữ sưng vú: Gai bồ kết thiêu tồn tính 40g, bạng phấn 4g. Hai vị đều tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 4g bột này. Hương nhu Tên hương nhu hiện được dùng để chỉ nhiều vị thuốc khác nhau nhưng đều là những cây thuộc họ hoa môi. Hương là mùi thơm, nhu là mềm, vì cây có mùi thơm, lá mềm nên gọi là hương nhu. Có hai loại là hương nhu trắng và hương nhu tía. Cây hương nhu tía là cây thân và cành có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1 - 5cm, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm đơn, xếp thành từng vòng từ 6 - 8 chiếc trên chùm, ít khi phân nhánh. Cây hương nhu trắng có lá mọc đối, có cuống, phiến là dài 5 - 10cm, hình trứng nhọn, cuống thon, mép khía tai bèo hay có răng ca thô, trên gân chính của lá có lông. Hoa nhỏ mọc thành sim đơn, 6 hoa kết thành chùm đơn, đôi khi ở dưới có phân nhánh. Trước đây, người ta chỉ trồng một ít có tính chất gia đình dùng để làm thuốc. Khi cây đang ra hoa thì hái về, hái toàn cây, phơi khô trong mát để dùng làm thuốc. Gần đây người ta trồng nhiều Hương nhu trắng để cất tinh dầu dùng trong nước và xuất khẩu. Thành phần hoá học: Trong cây hương nhu trắng và hương nhu tía đều có tinh dầu, nhưng tỷ lệ tinh dầu trong cây hương nhu trắng thường cao hơn: 0,6-0,08%. Tinh dầu có 2 phần, phần nhẹ hơn nước và phần nặng hơn nước vị cay, phần nhẹ hơn nước (0,9746), độ sôi 243 - 2440C. Thành phần chủ yếu của hương nhu trắng hay tía là ơgenol (45-70%); ngoài ra còn chừng 20% ête metylic của ơgenol và 3% cacvacrol. Chúng ta biết ơgenol là một vị thuốc rất cần thiết dùng trong nha khoa và trong việc tổng hợp chất vanilin. Công dụng và liều dùng: Theo Đông y, hương nhu có vị cay, hơi ôn, vào 2 kinh phế và vị, có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp, hành thủy; dùng chữa cảm mạo, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thuỷ thũng, đi ngoài lỏng, chảy máu cam. Ngày dùng 3-8 gam. Những người âm hư và khí hư không dùng được. Tây y hiện nay chưa thấy dùng cây này làm thuốc. Thường chỉ dùng để cất tinh dầu chế ơgenol dùng trong nha khoa và trong việc tổ hợp chất vanilin. Đơn thuốc có hương nhu dùng trong dân gian: - Chữa chứng hôi miệng: hương nhu 10g sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm.l - Trẻ con chậm mọc tóc: hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu. - Cảm mạo tứ thời: hương nhu tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi hay dùng rượu hâm nóng mà chiêu thuốc. Ra mồ hôi được là khỏi. - Cảm lạnh, phát sốt, thổ tả, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh ngắt, buồn bực: hương nhu 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bạch biển đậu sao qua 200g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều; mỗi lần dùng 10g pha với nước sôi mà uống. Có thể dùng tới 20 gam. Sả Sả còn được gọi là cỏ sả, lá sả. Toàn thân cây có mùi thơm đặc biệt. Trong thành phần của sả có 1 - 2% tinh dầu. Công dụng và liều dùng: Đối với những người phụ nữ, sả vô cùng quen thuộc, bạn có thể dùng chúng trong công việc bếp núc, hay khi gội đầu bằng bồ kết, hương nhu, vỏ bưởi, thì sả cũng không thể thiếu được. Tinh dầu sả còn dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, và dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm, dầu sả Lá sả dùng pha nước uống cho mát và tiêu. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt. Một ngày có thể dùng 15 đến 30g củ sả hay lá sả dưới dạng thuốc sắc hay nấu nước xông. . Thuốc hay dễ kiếm Hẳn bạn sẽ có một mái tóc đen, dài, mượt mà, thơm mát nếu bạn là người chăm chỉ dùng. hay sấy khô còn gọi là tạo giác tử. Gai bồ kết hái ở thân cây bồ kết, đem về phơi hay sấy khô còn gọi là tạo thích. Vào tháng 10-11, quả chín, hái về phơi khô. Khi mới hái quả có màu xanh hay. xuyễn thũng, sáng mắt, ích tinh. Liều dùng hàng ngày 0,5 đến 1g dưới dạng thuốc bột, hay đốt ra than mà dùng, hoặc thuốc sắc.Hạt bồ kết: Trong một số sách cổ nói hạt bồ kết vị cay, tính ôn,

Ngày đăng: 07/07/2014, 07:20

Xem thêm: Thuốc hay dễ kiếm ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w