SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 ph(không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 132 Họ và tên : Số báo danh : Lớp Điểm Lời phê của thầy cô giáo Hãy khoanh vào các chữ cái A, B, C, D trước đáp án đúng trong các câu sau : Câu 1: Cho 6,72 lít khí CO 2 (đktc) lội qua dung dịch có hoà tan 20 gam NaOH, tổng khối lượng muối thu được là: A. 29,6 gam B. 19 gam C. 31,8 gam D. 26,5 gam Câu 2: Cho 0,04 mol bột Fe vào dung dịch HNO 3 dư thấy thoát ra khí NO. Khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng muối thu được bằng : A. 3,60 gam B. 5,40 gam C. 9,68 gam D. 4,84 gam Câu 3: Nhóm nào sau đây gồm tất cả các kim loại đều có thể khử ion Cu 2+ trong dung dịch CuSO 4 ? A. Na, Cr, Ni B. Zn, Pb, Ag. C. Fe, Zn, Ni D. K, Mg, Mn Câu 4: Để khử hết độ cứng của một cốc nước cứng có chứa Ca(HCO 3 ) 2 và CaCl 2 , người ta dùng hóa chất nào trong các hóa chất dưới đây? A. Na 2 CO 3 B. Ca(OH) 2 C. NaOH D. HCl Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại kiềm thổ X trong dung dịch HCl dư cô cạn dung dịch thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ X là : A. Ca B. Sr C. Ba D. Mg Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với H 2 O ở nhiệt độ thường để tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là: A. Na, Be, Ca, K. B. K, Ca, Ba, Li. C. Rb, Mg, Fe, Sr. D. Na, Ca, Cr, Al. Câu 7: Kim loại Mg không tác dụng với chất nào dưới đây? A. H 2 SO 4 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Dung dịch CuSO 4 Câu 8: Hoàn thành phương trình phản ứng: Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NH 4 NO 3 + H 2 O Số phân tử HNO 3 bị nhôm khử và số phân tử HNO 3 tạo muối là A. 27 và 3. B. 3 và 27. C. 24 và 6. D. 8 và 30. Câu 9: Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thấy có 0,672 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng muối sunfat khan thu được là: A. 0,46 gam B. 1,68 gam C. 2,08 gam D. 3,92 gam Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 10,0 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít khí H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: Trang 1/4 - Mã đề thi 132 A. 17,1 gam B. 1,71 gam C. 3,42 gam D. 34,2 gam. Câu 11: Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về hai muối NaHCO 3 và Na 2 CO 3 ? A. Chỉ có muối NaHCO 3 tác dụng với dung dịch bazơ. B. Dung dịch của cả hai đều làm hồng phenolphtalein. C. Cả hai đều tác dụng với dung dịch axit CH 3 COOH giải phóng khí CO 2 . D. Cả hai đều tan trong nước. Câu 12: Kết luận nào sau đây không đúng về tính chất của hợp kim? A. Hợp kim thường có độ cứng lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần. B. Hợp kim dẫn điện và nhiệt tốt hơn kim loại thành phần C. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại. D. Hợp kim có t 0 nc thấp hơn t 0 nc của kim loại thành phần. Câu 13: Hoà tan vừa hết 1,56 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2 O 3 trong 200 ml dung dịch NaOH thì thu được 672 ml H 2 (đktc). Nồng độ dung dịch NaOH đã dùng là: A. 0,4M. B. 0,3M. C. 0,1M. D. 0,2M. Câu 14: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây? A. Khí hidroclorua. B. Khí cacbon oxit. C. Khí cacbonic. D. Khí clo. Câu 15: Khi nhúng lá kim loại Fe vào các dung dịch muối AgNO 3 (1), Al(NO 3 ) 3 (2), Cu(NO 3 ) 2 (3), Fe(NO 3 ) 3 (4). Có thể xảy ra các phản ứng của Fe với: A. (1), (3), (2) và (4) B. (1) , (2) C. (1), (3) và (4) D. Chỉ (1) và (3) Câu 16: Bỏ một ít tinh thể K 2 Cr 2 O 7 (lượng bằng hạt đậu xanh) vào ống nghiệm, thêm khoảng 1ml nước cất. Lắc ống nghiệm cho tinh thể tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là: A. Màu vàng chanh và màu đỏ da cam. B. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh. C. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ. D. Màu đỏ da cam và màu vàng chanh. Câu 17: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là A. Al và Mg. B. Cu và Ag. C. Mg và Zn. D. Na và Fe. Câu 18: Để làm tinh khiết một loại bột đồng có lẫn tạp chất bột nhôm và bột sắt, người ta ngâm hỗn hợp này trong dung dịch muối X có dư, dung dịch muối X là dung dịch A. Fe(NO 3 ) 2 B. Al(NO 3 ) 3 C. Fe(NO 3 ) 3 D. Cu(NO 3 ) 2 Câu 19: Cho Cu tác dụng với từng dd sau : HCl (1), HNO 3 (2), AgNO 3 (3), Fe(NO 3 ) 2 (4), Fe(NO 3 ) 3 (5), Na 2 S (6). Cu pứ được với A. 2, 3, 5, 6. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 2, 3. Câu 20: Cho 6,2 gam hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 2,24 lít H 2 ở dktc. Hai kim loại kiềm là A. K và Rb. B. Li và Na. C. Na và K. D. Rb và Cs. Câu 21: Có các dung dịch không màu: AlCl 3 , NaCl, MgCl 2 , FeSO 4 , NH 4 NO 3 đựng trong các lọ mất nhãn. Để nhận biết các dung dịch trên, chỉ cần dùng một thuốc thử là: A. Dung dịch BaCl 2 B. Dung dịch quỳ tím. C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch AgNO 3 Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp bột kim lọai Fe và Al tác dụng hết với Trang 2/4 - Mã đề thi 132 dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí đktc. Khối lượng muối khan thu được là A. 64,8 gam B. 45,3 gam C. 43,5 gam D. 68,4 gam Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe 2 O 3 bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thấy thoát ra V lít H 2 (đktc) và thu được dung dịch B. Thêm từ từ NaOH đến dư vào dung dịch B. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. V có giá trị là A. 22,4 lít B. 5,6 lít C. 16,8 lít D. 11,2 lít Câu 24: Cho dung dịch chứa 2,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42 gam Al 2 (SO 4 ) 3 . Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là A. 2,34 gam. B. 1,56 gam. C. 0,78 gam. D. 3,12 gam. Câu 25: Trong một cốc nước chứa a mol Ca 2+ , b mol Mg 2+ , c mol Cl - và d mol HCO 3 - . Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d là: A. 2a + b = 2c + d B. 3a + 3b = c + d C. a + b = c + d D. 2a + 2b = c + d Câu 26: Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dd HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Lượng crom có trong hh là: A. 0,065 gam B. 1,015 gam C. 0,560 gam D. 0,520 gam Câu 27: Phản ứng nào sau đây không đúng? A. Fe(OH) 2 + 2HNO 3 → Fe(NO 3 ) 2 + 2H 2 O B. Fe 2 O 3 + 6HNO 3 → 2Fe(NO 3 ) 3 + 3H 2 O C. 10FeSO 4 + 2KMnO 4 + 8H 2 SO 4 → 5Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 2MnSO 4 + 8H 2 O D. Fe 3 O 4 + 8HCl → FeCl 2 + 2FeCl 3 + 4H 2 O Câu 28: Để điều chế Na người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Cho K phản ứng với dung dịch NaCl. B. Nhiệt phân NaNO 3 C. Điện phân dung dịch NaCl D. Điện phân NaCl nóng chảy Câu 29: Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là: A. 2,56 gam B. 1,28 gam C. 0,64 gam D. 1,92 gam Câu 30: Cho từ từ dung dịch HCl dư vào dịch có NaAlO 2 . Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là. A. có kết tủa nhôm hidroxit, lượng tăng dần đến cưc đại, sau đó bị hòa tan một phần. B. có kết tủa nhôm hidroxit, lượng tăng dần đến cưc đại, sau đó bị hòa tan hoàn toàn được dung dịch trong suốt. C. có kết tủa nhôm hidroxit, lượng tăng dần đến cưc đại, sau đó bị hòa tan hoàn toàn được dung dịch vẫn đục. D. có kết tủa nhôm hidroxit, lượng tăng dần đến cưc đại. Câu 31: Để phân biệt các khí CO 2 , SO 2 và N 2 ta lần lượt sử dụng: A. dung dịch NaOH, H 2 O. B. dung dịch KMnO 4 , dung dịch brom. C. dung dịch Ca(OH) 2 , H 2 O. D. dung dịch brom, dung dịch Ca(OH) 2 . Câu 32: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào trong đó Na + bị khử? A. NaCl + AgNO 3 → AgCl + NaNO 3 B. 2NaCl + 2H 2 O → vn,đpdd 2NaOH + H 2 + Cl 2 C. 4NaOH → đpnc 4Na + 2H 2 O + O 2 D. 2Na 2 O 2 + 2H 2 O → 4NaOH + O 2 Câu 33: Có 4 dung dịch: HCl, AgNO 3 , NaNO 3 , NaCl đựng trong các lọ riêng biệt bị mất Trang 3/4 - Mã đề thi 132 nhãn. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào cho dưới đây để nhận biết các dung dịch trên? A. Quì tím B. Phenolphtalein C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H 2 SO 4 Câu 34: Nhôm tan trong dung dịch HNO 3 loãng sinh ra khí A nhẹ hơn không khí. Khí A là : A. NO. B. N 2 O. C. N 2 . D. H 2 . Câu 35: Dung dịch muối AlCl 3 trong nước có pH là: A. > 7. B. = 7. C. < 7. D. Không xác định. Câu 36: Cho dung dịch Ba(OH) 2 tác dụng với dung dịch X thấy có khí thoát ra và có kết tủa tạo thành. Hỏi dung dịch X là dung dịch của chất nào trong các chất sau: A. (NH 4 ) 2 S. B. NH 4 HCO 3 . C. NaHCO 3 . D. NH 4 NO 3 . Câu 37: Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi ? A. CaCO 3 → t CaO + CO 2 B. CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + H 2 O + CO 2 C. CaCO 3 + H 2 O + CO 2 → Ca(HCO 3 ) 2 D. Ca(HCO 3 ) 2 ⇄ CaCO 3 ↓ + H 2 O + CO 2 Câu 38: Hòa tan hết 13,7 gam Ba vào một lượng H 2 O có dư, thể tích khí thoát ra ở đktc là : A. 0,56 lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít Câu 39: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là A. penixilin, paradol, cocain. B. heroin, seduxen, erythromixin C. cocain, seduxen, cafein. D. ampixilin, erythromixin, cafein. Câu 40: Chỉ dùng một chất để phân biệt ba kim loại : Al , Ba , Mg . A. H 2 O. B. Dung dịch HCl C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H 2 SO 4 (Cho: Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Al = 27, Cr = 52, Ag = 108, Fe = 56, Cu = 64, Mg = 24, C = 12, H = 1, Cl = 35,5, S = 32, O = 16, N = 14) Không được sử dụng bảng tuần hoàn Trang 4/4 - Mã đề thi 132 . tộc nội trú tỉnh ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 60 ph(không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 132 Họ và tên : Số báo danh : Lớp Điểm Lời phê. bazơ. B. Dung dịch của cả hai đều làm hồng phenolphtalein. C. Cả hai đều tác dụng với dung dịch axit CH 3 COOH giải phóng khí CO 2 . D. Cả hai đều tan trong nước. Câu 12: Kết luận nào sau đây không. 52, Ag = 108, Fe = 56, Cu = 64, Mg = 24, C = 12, H = 1, Cl = 35,5, S = 32, O = 16, N = 14) Không được sử dụng bảng tuần hoàn Trang 4/4 - Mã đề thi 132