1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Vì sao tôi không tin chứng khoán ở Việt Nam? pot

9 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 107,94 KB

Nội dung

Vì sao tôi không tin chứng khoán ở Việt Nam? Một bài viết hay cách đây không lâu vào khoảng thời gian Chính phủ dùng tiền cứu chứng khoán khi thị trường khủng hoảng, mình thấy nó hay và chia sẻ cùng mọi người để bày tỏ quan điểm. Cuối cùng thì sau những dàn xếp căng thẳng, người đứng đầu Chính phủ đã bị thuyết phục để đồng ý bơm thêm tiền theo cách dùng một công ty có vốn Nhà nước tung tiền ra mua lại cổ phiếu nhằm cứu thị trường chứng khoán Việt Nam. Một kịch bản mà chỉ cần đọc tin tức trên các báo hàng ngày cũng có thể hình dung ra và đoán được. Giữa lạm phát, bất động sản và chứng khoán thì chứng khoán là dễ cứu nhất, mặc dù chỉ cứu cho thoát cơn thập tử nhất sinh chứ không thể gọi là mạnh khoẻ được. Hai vấn đề còn lại quá lớn. Bạn có thể cho rằng nếu tính theo thị trường vốn thì chắc gì bất động sản đã bằng chứng khoán. Điều đó có thể đúng, song giải quyết bài toán bất động sản đụng đến quá nhiều những góc quanh, góc khuất của cái gọi là cơ chế. Tôi sẽ không bàn đến trong phạm vi bài này. Cần phải nói rằng, thị trường chứng khoán ra đời là một thực tế khách quan và nó cần được cũng như cần phải sinh ra. Một thị trường mở cửa không thể mãi mãi chi tiêu qua hệ thống tiền mặt. Hơn nữa, ngân hàng không thể đủ nguồn cung vốn cho các nhu cầu kinh tế ngày một đa dạng và tăng lên về số lượng. Tuy nhiên, người ta đã không chuẩn bị đầy đủ cho thị trường chứng khoán theo như cách mà thế giới đã đi, chỉ cần theo đúng cách mà không cần bất cứ sáng tạo gì. Các hành lang pháp lý đầy khe hở và thiếu sót cộng với cơ chế không chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra một thị trường chứng khoán lạ mắt, so sánh một cách khiên cưỡng thì chẳng khác gì một chợ cá ngoài bãi biển. Thẳng thắn mà xét, tôi không có lòng tin vào toàn bộ các công ty Nhà nước một khi họ tham gia thị trường chứng khoán. Tôi cho rằng 10/10, 100/100, 1000/1000 và 10.000/10.000 ông giám đốc công ty Nhà nước chẳng bao giờ coi tiền của công ty như tiền của chính mình. Đó là khác biệt căn bản với công ty tư nhân. Thêm nữa, hệ thống tổ chức hành chính nhân sự của cơ chế cũ đẻ ra một loạt ban bệ không hề có tác dụng đối với guồng máy kinh doanh, như Đảng uỷ chẳng hạn, và với việc phải cõng trên lưng một bộ máy ngồi không ăn lương như thế, chẳng lý do gì thuyết phục được rằng công ty Nhà nước ấy làm ăn có lãi. Ngoài ra, sự độc quyền của công ty Nhà nước thường mang lại hợp đồng cho các công ty này, chứ không do năng lực thật sự của công ty. Và tôi đang nói đến chứng khoán theo đúng nghĩa, vậy nên đến lúc công ty không còn những thế mạnh ấy nữa, thì cổ phiếu của chúng sẽ chẳng khác chi mớ giấy lộn. Tôi cũng ít lòng tin vào công ty tư nhân, những công ty hiện nay đang có mặt trên sàn chứng khoán. Với bộ luật hiện hành, để làm ăn có lãi một cách chân chính là rất khó khăn, bởi nạn hối lộ và tham nhũng, gọi cho sang trọng là trò lobby, lâu nay đã trở thành căn bệnh kinh niên. Liệu chúng tồn tại ra sao, một khi rồi sẽ đến lúc người ta lành mạnh hoá các ứng xử trong xã hội? Chứng khoán Việt Nam, vì thế không đúng với khái niệm mà nó cần có. Thị trường nào đẻ ra loại người đó. Ở các thị trường chứng khoán quốc tế lớn, có nhà đầu tư và có kẻ đầu cơ. Ở thị trường chứng khoán nước ta, 100% người chơi là nhà đầu cơ. Họ móc túi nhau, cũng đúng quy luật thị trường nhanh tay nhanh mắt thôi, song không ai để ý rằng cuối cùng vẫn phải có kẻ thua, nếu đã từng có người thắng. Điều buồn ở chỗ kẻ thắng lớn chính là nhà đầu tư nước ngoài, mà hiện nay đang đứng dưới lốt kẻ đầu cơ vốn lớn. Những người đang hỉ hả thắng, xét cho cùng vẫn đang nằm trong vòng xoáy của kẻ thua, một khi các quỹ đầu tư nước ngoài nhiều vốn quyết cho họ thua. Liệu Nhà nước sẽ đổ bao nhiêu lần tiền để cứu thị trường như thế này một khi nó ốm đau, và có bao nhiêu vốn để cứu thị trường nhiều lần? Món tiền hàng ngàn tỷ, gọi là vốn Nhà nước, không hiểu có đồng nào là tiền đóng thuế của hàng chục triệu dân và hàng trăm ngàn doanh nghiệp chưa có mặt trên sàn chứng khoán hay không? Khi Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thị trường theo cách mà nó làm với chứng khoán, dường như Nhà nước đang tiêm giảm đau cho rất nhiều doanh nghiệp yếu kém bằng morphin. Đã dùng morphin, người ta không bao giờ còn đối mặt nổi với nỗi đau nữa, dù nhỏ. Hơn nữa, khi Nhà nước quyết định cứu thị trường vào thời điểm này, nghĩa là nghiễm nhiên coi rằng giá trị thực của các công ty trên sàn ở thời điểm hiện tại là đúng, là giá sàn. Làm ăn trong đời, chắc đây là điều mà doanh nghiệp trên sàn có mơ cũng không nghĩ ra nổi. Đó là tất cả những lý do mà tôi không tin vào chứng khoán Việt Nam. Tôi cũng băn khoăn rằng trong những khuôn mặt đang tươi cười khi sàn xanh trở lại kia, sau đây 1 năm, có bao nhiêu khuôn mặt còn xuất hiện. Chứng khoán mua để ngày mai bán, dân gian thường gọi nôm na là rau muống. Nhưng rồi sẽ có một ngày, tôi tin rằng chứng khoán Việt đi đúng con đương mà thế giới sẽ đi. Đó là thời điểm mà thế hệ 9x. 10x đã hoàn toàn chững chạc, và thế hệ cha anh bảo thủ đã đi vào dĩ vãng. Nghĩa là 20-25 năm nữa. . Vì sao tôi không tin chứng khoán ở Việt Nam? Một bài viết hay cách đây không lâu vào khoảng thời gian Chính phủ dùng tiền cứu chứng khoán khi thị trường khủng. trường chứng khoán Việt Nam. Một kịch bản mà chỉ cần đọc tin tức trên các báo hàng ngày cũng có thể hình dung ra và đoán được. Giữa lạm phát, bất động sản và chứng khoán thì chứng khoán. lobby, lâu nay đã trở thành căn bệnh kinh niên. Liệu chúng tồn tại ra sao, một khi rồi sẽ đến lúc người ta lành mạnh hoá các ứng xử trong xã hội? Chứng khoán Việt Nam, vì thế không đúng với khái

Ngày đăng: 07/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN