Đề khảo sát học sinh giỏi Môn văn6- 90' I Phần tiếng việt Khi vào lăng viếng Bác Hồ kính yêu, nhà thơ Hải Nh đã xúc động viết: Chúng ta hãy bớc nhẹ chân, nhẹ nữa. Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ. (Trích " Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!") 1. Hãy diễn đạt về trăng trong đoạn thơ, đoạn thơ gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì? 2. Ba từ " ngủ" trong thơ 3 và 4 giống và khác nhau nh thế nào? II Phần văn: Hãy thay lời nhân vật bà Âu Cơ, kể lại cho các cháu nghe về truyền thuyết " Con rồng, cháu tiên" Biểu điểm I. Phần tiếng việt (8đ) 1. Diễn đạt về trăng (4đ) Cách diễn đạt về " trăng" trong đoạn thơ của nhà thơ Hải Nh gợi cho em nhiều cảm xucsvaf suy nghĩ về Bác Hồ kính yêu: - Trăng là ngời bạn chung thuỷ của Bác. Giờ đây trăng vẫn là ngời bạn đang cùng chúng ta vào lăng viếng Ngời. Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả rõ ý này. - Trăng là ngời bạn thơ của Bác trong mọi hoàn cảnh. Qua " trăng" ta thấy con ngời thi sĩ trong Bác Hồ. 2. So sánh từ ngủ trong câu 3,4 (4đ) Ba từ "ngủ" trong 2 câu thơ 3 và 4 có điểm giống và khác nhau: - Giống: Cả ba đều xuất phát từ nghĩa chính: Diễn tử trạng thái nghỉ ngơi của con ngời trong một ngày. - Khác: + Ngủ (1) ở câu3 là nghĩa chính: ca ngợi tấm lòng của Bác với nhân dân, với nớc, lúc nào cũng lo lắng. + Ngủ (2) và (3) câu 4 là cách nói giảm đau thơng khi nói về việc Bác Hồ mất. hai từ này cũng có sự khác nhau Ngủ (2 ) là động từ Ngủ (3) là danh từ Cả 2 câu đều nói về tình cảm của toàn dân với Bác cả 2 câu đều ca ngợi: Bác Hồ bất tử, bác sống mãi trong lòng ngời dân. II. Phần văn (12đ) Yêu cầu: 1. Về phơng pháp Năm đợc cách làm bài văn tự sự, vận dụng linh hoạt các phơng thức biểu đạt, kết hợp ngôn ngữ tự sự miêu tả và biểu cảm Đối với học sinh giỏi cần chú ý năng lực tởng tợng và khả năng sáng tạo trong cách kể. 2. Về nội dung + Kể lại câu chuyện bằng lời của Âu Cơ (ngôi thứ nhất) - Cách xng hô, gọi Lạc Long Quân, gọi các con hợp lí. Ví dụ: Ta, đức lang quân ta - Giữ lại những lời kể chính cần thiết, cần phải thay đổi, sáng tạo thêm lời kể khác cho câu chuyện nhng phải hợp lí, hấp dẫn. - Có thể thay đổi thứ tự, trình tự kể nhng phải hợp lí. + Giữ nguyên nội dung cốt truyện và ý nghĩa của truyện: - Giới thiệu lai lịch Lạc Long Quân và Âu Cơ. - Cuộc tình duyên đẹp đẽ và kết quả kì lạ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai khôi ngô khoẻ mạnh không cần bú mớm. - Lạc long về thuỷ cung - Âu Cơ nuôi con một mình buồn, nhớ gọi chồng lên trách móc. - Lạc long bày tỏ, phân tích lí do - bàn bạc chia con và dặn dò hứa hẹn. - Ngời con trởng lên ngôi vua, lấy hiệu là Hùng Vơng, đặt tên nớc là Văn lang. - Do sự tích ấy, ngời Việt Nam tự coi mình là "con Rồng cháu Tiên" Đề khảo sát học sinh giỏi Ngữ Văn 7 Câu 1: (6đ). Phân tích ý nghĩa của các phép tu từ trong bài ca dao sau: Non cao bao tuổi mà già Bởi vì sơng tuyết hoá ra bặc đầu Câu 2:(4đ). Kết thúc văn bản" Cổng trờng mở ra" nhà văn Lý Lan viết:" bớc qua cánh cổng trờng, một cánh thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Theo em, thế giới kỳ diệu ấy là gì ? Hãy làm sáng tỏ ý nghĩa của câu nói trên. Biểu điểm Câu 1: Học sinh cần đảm bảo các ý sau:(6đ) - Chỉ ra đợc phép tu từ ẩn dụ, chơi chữ. - Tác dụng của các phép tu từ trên: từ một hiện tợng, một qui luật tự nhiên khái quát lên thành một qui luật của con ngời: Sự vất vả khó nhọc của cha mẹ để nuôi day con cái. Câu 2: (14đ) Học sinh biết cách vận dụng các phơng pháp lập luận đã học để giải quyết yêu cầu mà đề bài nêu ra: 1-Mở bài: (2đ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu luận đề: bớc qua cổng trờng một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra. Thế giới kỳ diệu trong đó là tri thức văn hoá của nhân loại. 2-Thân bài (10đ). a-Thế nào là một thế giới kỳ diệu. Thế giới kỳ diệu là thế giới đẹp, ở thế giới đó con ngời có thể đợc thoả mãn các nhu cầu tinh thần. b-Thế giới kỳ diệu. - Thế giới kỳ diệu ấy chính là kho tàng văn hoá vô cùng phong phú của nhân dân. - Nhà trờng(đợc trang bị) là nơi có nhiệm vụ trang bị các kiến thức về tự nhiên, xã hội. - Đến trờng học sinh đợc tiếp xúc với kho tàng tri thức phong phú của nhân loại. Đợc mở rộng tầm hiểu biết đợc trang bị kiến thức về các môn học. - Đến trờng học sinh còn đợc giáo dục để trở thành 1 con ngời phát triển toàn diện. - Đến trờng học sinh đợc vui chơi, đợc tham gia các hoạt động của con ngời. Trong quá trình nêu các lí lẽ trên, học sinh phân tích và đa các dẫn chứng(trong văn bản cổng tr- ờng mở ra, trong các văn bản khác, trong thực tế cuộc sống). 3-Kết luận:(2đ) - Khẳng định vấn đề. - Cảm xúc của bản thân. Đề khảo sát học sinh giỏi Ngữ Văn 8 Đề bài: " Đọc các tác phẩm văn học hiện thực 1930-1945 ta không gặp một cảnh đời tơi sáng, một con ngời nào sung sớng. Từ đứa trẻ đến những ngời già, từ những ngời dân ở nông thôn đến thành thị, từ ngời trí thức đến nông dân ai cũng lầm lũi đau khổ, những ớc mơ dù giản dị, nhỏ bé của con ngời cũng bị cuộc sống vùi dập đến tàn nhẫn".Qua các đoạn trích"Trong lòng mẹ"(Nguyên Hồng), "Tức nớc vỡ bờ" của Ngô Tất Tố, "Lão Hạc" của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Biểu điểm 1-Mở bài(1đ). - Giới thiệu vị trí đóng góp cảu dòng văn học hiện thực 1930-1945 cho nền văn học Việt Nam. - Giá trị của các tác phẩm. - Trích dẫn nhận định. 2-Thân bài: Chứng minh then nhóm nhân vật. a-Ngời dân thành thị :(3đ) *Bé Hồng: Mồi côi cha, xa mẹ, sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình họ nội, bị bà cô tìm mọi cách xúc xiểm mẹ, chia rẽ tình mẫu tử, ớc muốn có 1 tình yêu thơng mẹ sâu sắc. - Mẹ bé Hồng: + Bị ép duyên, sống không hạnh phúc. + Chồng chết, phải đi tha hơng cầu thực. + Bị gia đình, d luận lên án. b-Những ngời dân ở nông dân. (3,5đ) - Các Tý: + Mới 7 tuổi đầu phải làm mọi việc. + Vì suất thuế của chú, phải đi ở cho nhà Nghị Quế, xa cha mẹ, xa em, bị coi thờng không bằng con chó. - Chị Dậu: + Quanh năm đầu tắt mặt tối không đủ ăn. + Chỉ vì một suất su của em chồng, bị hành hạ phải đi ở vú, bị cỡng hiếp - Lão Hạc: + Chăm chỉ làm lụng không đủ tiền cới vợ cho con: thiếu ăn - bán chó - tự tử. - Con trai Lão Hạc: Không đủ tiền cới - bỏ làng đi đồn điền cao su để lại ngời cha già thui thủi với con chó vàng. c-Ngời trí thức: (1,5đ). - Ông giáo: + Có lý tởng hoài bão cao đẹp. + Vì miếng cơm manh áo, vì sự sống còn của con mà phải bán quyển sách quí đợc nâng nui. 3-Kết luận(1đ). - Khái quát lại: Trong xã hội tăm tối của chế độ thực dân phong kiến, mọi tầng lớp mọi lứa tuổi đều đau khổ. Đề thi học sinh gỏi văn 9 Thời gian : 120 phút Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau : Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lỡi hái liếm ngang chân trời ( Tiếng hát mùa gặt Nguyễn Duy ) Câu 2: Chất thơ trong chuyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Biểu điểm : Câu 1: 3 điểm - Đây là bức tranh mùa gặt ở nông thôn miền bắc. - Cái nắng gắt gao hình nh không phải từ trên trời xuống mà đợc phả từ cánh đồng lên: đồng lúa rộng quá, màu vàng của lúa của lúa chín còn sáng ngợp hơn cả nắng trời đến nỗi nó làm đảo lộn cả tơng quan của tự nhiên trong cảm nhận của con ngời. - Chỉ 1 chữ phả đã gợi đợc cái thinh không và cái nóng hầm hập của thời tiết. - Cánh cò dẫn gió : Thiên nhiên chợt có hồn trong một cánh cò mải miết bay ngang. - Gió đã có hồn, nó nâng tiếng hát hay chính nó là tiếng hát ấy trên vòm cây chói chang - Lỡi hái cũng sáng lên nh một tia chớp nhỏ , cần mẫm liếm ngang trời * Bốn dòng thơ cứ một dòng gợi ý niệm cao, lại một dòng gợi ý niệm rộng. Sự kết hợp giữa chúng gợi ra một không gian rộng lớn và sống động của mùa gặt hái nơi làng quê. Câu 2 : 7 điểm 1/ Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác -Vấn đề cần phân tích : chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. 2/ Thân bài: a/ Chất thơ là gì ? - Khái niệm chất thơ dùng để chỉ những sáng tác văn học giàu cảm xúc, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh,nhịp điệu. b/ Chất thơ trong truyện ngắnLặng lẽ Sa Pa Lặng lẽ Sa Pa toát lên một chất thơ trong sáng làm nên không khí và sắc điệu riêng của tác phẩm Chất thơ đợc thể hiện trong những cảnh thiên nhiên lộng lẫy và lạ lùng của Sa Pa. + Thiên nhiên ở đây đẹp nh ở nơi tiên giới:đờng vào Sa Pa với những đào đẹp nh lối vào thiên thai Cảnh rừng đẹp kỳ lạ,nắng rực rỡ nh lửa cháy, cây cối trong rừng nh phát sáng, nh rực rỡ sắc màu. Tất cả những cảnh đó lại nh bồng bềnh trong sơng Nắng bây giờ gầm xe + Thiên nhiên có sự sống cảm xúc nh con ngời:Những cây thông rung títcây tử kinh + Nghệ thuật : Cái đẹp của thiên nhiên Sa Pa đợc tái hiện trong truyện bằng một ngôn ngữnghệ thuật tạo hình, giàu hình ảnh và gợi cảm hắt, len tới đốt cháy,rung tít,những ngón tay bằng bạc Chất thơ ở ngay trong những con ngời với những suy nghĩ,lối sống tình cảm và quan hệ của họ. Các nhân vật trong tác phẩm từ chính đến phụ và cả những nhân vật chỉ đợc kể vắn tắt qua lời anh thanh niên, dù rất khác nhau về công việc tuổi tác,vị trí , nhng họ đều đẹp trong cách sống và suy nghĩvà hành động. Họ đều là những con ngời lao động mới gắn bó với sự nghiệp chung của đất nớc + Anh thanh niên có nét sống đẹp của tuổi trẻ: - Nhiệt tình trong lao động - Có suy nghĩ độc đáo đúng đắn - Có tấm lòng yêu thơng rộng mở đối với mọi ngời + ông hoạ sỹ : yêu nghệ thuật, có cảm xúc rất đẹp đẽ trớc anh thanh niên- đối tợng nghệ thuật + Cô kỹ s: tiêu biểu cho lớp trẻ , sống có lý tởng cao đẹp.Cô có những xúc đọng , những tình cảm lớn lao đợc khơi dậy khi tiếp xúc với anh thanh niên. + ông kỹ s và ngời cán bộ nghiên cứu bản đồ có lối sốngđẹp, sống có lý tởng,làm việc để làm giàu cho đất nớc.Họ cùng anh thanh niên làm nên một Sa Pa với bề ngoài lặng lẽ nh- ng bên trong là cuộc sống lao động sôi nổi với con ngời ngày đêm âm thầm cống hiến cho đất nớc. c/ Kết luận : - Tóm lại vấn đề đã phân tích ở thân bài. - Đánh giá Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn lịch sử 9 A. Lịch sử Việt Nam( 6đ) Câu 1 (1,5đ) Lập bảng thống kê một số sự kiện lịch sử quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1946theo yêu cầu sau. Thơi gian Tên sự kiện và tóm tắt nội dung 12/9/1930 3/1935 11/1939 19/5/1941 14/8/1945 19/12/1946 Câu 2: (4,5đ) a. Có ngời nói: " Hội nghị 3/2/1930 đã thống nhất 3 tổ chức: Đông Dơng cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng, Đông Dơng cộng sản liên đoàn thành đảng cộng sản Đông Dơng" Em cho biết câu nói trên có đúng không ? Nếu sai sửa lại thế nào cho đúng. (1đ) b. Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, hãy trình bày những cống hiến vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì vận động cách mạng 1930- 1945 (3,5đ) B/ Lịch sử thế giới (4đ) Câu1( 1đ) Theo em , Nhật bản đợc lợi gì khi kí với Mĩ " Hiệp ớc an ninh Mĩ - Nhật" ( ngày 8/9/1951) Câu 2( 3đ) Nội dung và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ giữa thế kỉ XX đến nay? Những tác động của nó đối với đời sống nhân loại. Biểu điểm - Đáp án. A/ Lịch sử Việt Nam. Câu 1 (1,5đ) Thời gian Tên sự kiện tóm tắt nội dung 12/9/1930 Cuộc biểu tình của 2 vạn nông dân từ huyện Hng nguyên kéo về Vinh đa yêu sách - Đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lên đỉnh cao 2/1935 Đại hội ĐCSĐD họp lần thứ nhất tại Macao ( Trung quốc) đánh dấu sự phục hồi của ĐCSĐD và chuẩn bị cho một cao trào cách mạng lớn. 11/1939 - Hội nghị lần thứ 6 của BCHTW Đảng. Quyết định chuyển hớng chỉ đạo chiến lợc. 19/5/1941 Thành lập mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết các lực lợng nhân dân để đánh đổ đế quốc, tay sai giành độc lập. 14/8/1945 Hội nghi toàn quốc của ĐCSĐD 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đây là đờng looisi soi đ- ờng cho cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Câu2(4,5đ) a. (1đ) Câu nói đó không đúng, phải sửa lại là:" Hội nghị 3/2/1930 thành lập Đảng cộng sản Việt Nam" b. (3,5đ) Yêu cầu học sinh trình bày đợc các nội dung chính sau: 1. Do yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam với t cách của ngời cộng sản Việt Nam và là uỷ viên BCH quốc tế cộng sản tại Quảng Châu Trung Quốc (3/2/1930). Ngời triệu tập hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản Việt Nam, với việc làm này chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cống hiến to lớn. - Thành lập cho cách mạng Việt Nam một Đảng tiên phong, chấm dứt thời kì khủng hoảng - Với bản chính cơng vắn tắt, sách lợc vắn tắt, ngời đã xây dựng cho Đảng CSVN, chi cách mạng Việt Nam đờng lối chính trị đúng đắn, hớng đi đúng đắn- XHCN - Đa cách mạng Việt Nam trở thành 1 bộ phân khẳng khít của cách mạng thế giới. (1,5đ trong đó 0,5 đ để dẫn, 3 ý sau 1đ) 2. Từ thành lập Đảng đến 1940 hoạt động ở nớc ngoài nhng vẫn theo dõi sát sao và chỉ đạo kịp thời những hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong nớc (0,5đ) 3. Tháng 2.1941 Ngời về nớc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng: - 2/1941-5/1941 thành lập mặt trận Việt Minh - Chủ trì hội nghị TW Đảng 8 (5/1941) - Chủ trơng xây dựng lực lợng chính trị, lực lợng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng 8 - Ngời triệu tập hội nghị toàn quốc của Đảng. - Ngời soạn thảo và tuyên bố bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nớc Việt Nam dân chủ cộng hoà. (1,5đ) B/ Lịch sử thế giới Câu1 (1đ) Nêu đợc ý cơ bản sau. - Nhật Bản và Mĩ đặt " Ô bảo hộ hạt nhân" ít phải chi phí cho quân sự (1%) Chỉ tập trung vào phát triển kinh tế Câu 2 (3đ) a. Nội dung thành tựu (1,5đ) - Trong lĩnh vực khoa học cơ bản. - Phát minh c 2 SX mới( ) - Tìm ra nhiều năng lợng mới - Tiến hành cách mạnh xanh - Tiến bộ mới trong y học - Tiến bộ vợt bậc trong giao thông vận tải - Chinh phục vũ trụ (0,22đ/ 1ý) b. Tác động(1,5đ) - Đa loài ngời bớc sang văn minh mới - văn minh trí tuệ - Tạo ra khả năng quốc tế hoá nền kinh tế - Làm cho tài nguyên môi trờng cạn kiệt - Tai nạn lao động, đại dịch bệnh - Chế tạo ra vũ khí giết ngời hàng loạt (0,5 Đ/ 1ý) đề khảo sát học sinh giỏi địa 9 Thời gian :60 phút I-Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: A-Hãy sắp xếp các cảng biển sau :Hải Phòng ,Vinh ,Hạ Long ,Đà Năng, Cam Ranh, Sài Gòn, Quy Nhơn, VungTàu,theo thứ tự từ Nam ra Bắc B-Chọn ý đúng: ba cảng lớn nhất Việt Nam là: a-Hải phòng ,Cam Ranh ,Sài Gòn b-Vũng Tàu, Sài Gòn, Đă Nẵng c-Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng. d-Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng. Câu 2: A-Câu sau đúng hay sai : Ngành nghề sản xuất và đặc điểm địa hình có ảnh hởng lớn đến hình thái quần c. Đúng Sai B-Tình trạng dân c tập trung ở vùng nông thôn đã không dẫn đến kết quả nào dới đây. a-Đất nông nghiệp bình quân đầu ngời giảm. b-Mức sống dân c nông thôn tiến gần đến mức sống thành thị. c-Tình trạng d thừa lao động. d-Nhu cầu giáo dục, y tế căng thẳng. Câu 3: Đánh dấu X vào ý đúng. A-Địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu t nớc ngoài là vùng. a-Đồng bằng sông Hồng. b-Tây Nguyên. c-Đông Nam Bộ. d-Đồng bằng sông Cửu Long. B-Tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long và nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: a- Tây Ninh. b-Cần Thơ. c-Long An . d-Tiền Giang. II-Phần tự luận. Câu 1: Cho bẳng số liệu sau: Cơ cấu GDP của nớc ta thời kỳ 1995 - 2002. Ngành Năm Nông lâm ng nghiệp Công nghiệp xây dựng Dịch vụ 1995 27,2 28,8 44,0 1997 25,8 32,1 42,1 1999 25,4 34,5 40,1 2001 23,3 38,1 38,6 2002 23,0 38,5 38,5 a-Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1995-2002. b-Nhận xét: Câu 2: Hãy sắp xếp các laọi cây công nghiệp sau: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè cho đúng thế mạnh của các vùng kinh tế sau: tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Trung du - miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ?. Và giải thích vì sao ?. - ý nghĩa của cây công nghiệp Biểu điểm Phần I- Câu 1: (1đ). A-Sắp xếp đúng thứ tự từ Nam ra Bắc (3đ); - Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng, Hạ Long(0,5đ). B-Chọn ý c (0,5). Câu 2: (1đ) A- Chọn ý đúng : (0,5đ) B- Chọn ý b : (0,5đ) Câu 3: A-ý c (0,5đ). B-ý c Long An (0,5đ). Phần II: Tự luận (7đ). Câu 1: (2đ) - Vẽ biểu đồ đẹp chính xác cao, đầy đủ kí hiệu, tên biểu đồ (1,5đ). - Nhận xét: (1,5đ). + Tỷ trọng của nông, lâm ng, nghiệp giảm từ 27,2%(1995) xuống 23%(2002) phản ánh sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nớc ta đang từng bớc chuyển từ nớc nông nghiệp sang nớc công nghiệp. + Tỷ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng tăng lên nhanh phản ánh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang tiến triển. Câu 2: (5đ) A- Sắp xếp: - Tây Nguyên : cà phê. - Đông Nam Bộ: Cao su, hồ tiêu, điều. - Trung du - miền núi Bắc Bộ: chè Giải thích (3đ) mỗi ý 1 điểm - Cây chè tròng nhiều ở trung du - miền núi Bắc Bộ: do khí hậu có mùa đông lạnh, nhiều đất Feralit, nhiều thơng hiệu chè Tân cơng (Thái Nguyên), Tuyết San(Hà Giang) đợc nhiều nớc trên thế giới u chuộng. - Cây cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên: vì cây cà phê thích hợp nhất là đất đỏ bazan, đòi hỏi nhiều ánh sáng, song phải mát và là một trong những sản phẩm hớng ra xuất khẩu. - Cây cao su, hồ tiêu, điều trồng nhiều ở Đông Nam Bộ, các laọi cây này phù hợp với nhiệt độ 25- 30 0 C, đất giàu dinh dỡng (đất bazan và đất xám), độ ẩm đất 60-70%, độ cao 600m; đồng thời đáp ứng cho nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp trong nớc và cho xuất khẩu. B-ý nghĩa cây công nghiệp (1đ). - Hiệu quả kinh tế cao hơn cây lơng thực, có giá trị xuất khẩu. - Tạo nguyên liệu cho cây công nghiệp chế biến. - Có khả năng tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trờng.