Đại dương trên thế giới Khi nhìn từ không gian, hành tinh của chúng ra là một khối cầu màu xanh sáng - một thế giới nước. Thực vậy, có thể nói rằng hành tinh này được đặt tên hoàn toàn không đúng, vì “đất” rắn chỉ bao phủ một phần nhỏ bề mặt của nó. Đại dương bao phủ 71% địa cầu, gần 362 triệu km2. Hơn nữa, những ngọn núi cao nhất trên đất sẽ dễ dàng biến mất nếu bị rơi vào rãnh đại dương sâu nhất. Không phải lúc nào cũng vậy. Nguồn gốc của đại dương Cách đây khoảng 4 tỉ năm, bề mặt Trái đất nóng đến nỗi nước bị bay hơi khi tiếp xúc. Mặc dù bề mặt của hành tinh trẻ này khô ráo, nhưng bầu khí quyển của nó tràn đầy hơi nước núi lửa và bụi. Lớp vỏ mây dày đặc này bảo vệ Trái đất khỏi ánh nắng Mặt trời, và giúp làm lạnh nó. Khi nhiệt độ hạ xuống, hơi nước và bụi trong bầu khí quyển bắt đầu tích tụ lại thành mưa. Trận mưa như trút nước sau đó kéo dài trong hàng ngàn năm. Khi các đám mây này rốt cục cũng phân tán ra, Trái đất bị biến đổi thành một thể cầu có màu xanh óng ánh. Một đại dương khổng lồ bao phủ toàn bộ hành tinh. Bên trên bề mặt đại dương là đỉnh của những ngọn núi cao nhất - những hòn đảo đầu tiên của thế giới. Đại dương ban sơ của Trái đất hầu như không có muối. Chỉ sau đó, sau khi các lục địa hình thành, thì mưa và sóng mới cuốn muối và khoáng từ đất liền ra biển. Sự rửa muối dần của các lục địa làm tăng lượng muối biển cho đến khi nó đạt đến mức như ngày nay. Sau hàng trăm triệu năm, các lục địa trồi lên định hình như hình dạng ngày nay - chia biển nguyên thủy của Trái đất ra thành ba đại dương chính: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, biển Đại Tây Dương - được các nhà hải dương học xem là một vùng biển nằm bên mép của Đại Tây Dương - thường nâng lên đến vị thế đại dương. Mặc dù các đại dương có đặc tính khác biệt nhau, nhưng tất cả đều liên kết với nhau. Mỗi đại dương chứa nhiều phần nhỏ hơn, gọi là biển, biển đôi khi tách rời khỏi đại dương bao la bởi một khe hở hẹp gọi là eo biển. Biển Địa Trung Hải và biển Caribbea là hai trong số những biển nổi tiếng nhất trên thế giới (có tổng cộng 70 biển). Các vịnh và eo hẹp là những phần nhỏ của đại dương, tiếp giáp với đất liền. NGUYỄN ĐĂNG KHOA biên dịch . ra thành ba đại dương chính: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, biển Đại Tây Dương - được các nhà hải dương học xem là một vùng biển nằm bên mép của Đại Tây Dương - thường. xanh óng ánh. Một đại dương khổng lồ bao phủ toàn bộ hành tinh. Bên trên bề mặt đại dương là đỉnh của những ngọn núi cao nhất - những hòn đảo đầu tiên của thế giới. Đại dương ban sơ của Trái. vị thế đại dương. Mặc dù các đại dương có đặc tính khác biệt nhau, nhưng tất cả đều liên kết với nhau. Mỗi đại dương chứa nhiều phần nhỏ hơn, gọi là biển, biển đôi khi tách rời khỏi đại dương