Hiện tại các chuyên gia các chuyên gia dinh dưỡng và các Bác sĩ Nhi khoa đã chia biếng ăn thành 6 dạng. Tùy theo từng dạng biếng ăn trẻ mắc phải mà cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau 1. Ít thèm ăn Các chuyên gia dinh dưỡng đã chia ra 6 dạng biếng ăn ở trẻ. Ảnh: Images. Trường hợp này được lý giải do trẻ ham chơi và hiếu động. Trẻ chỉ ăn vài miếng, ăn vội, hoặc không chú ý đến việc ăn uống Phụ huynh cần tìm hiểu về những tính cách của con mình, xây dựng cấu trúc bữa ăn sao cho có thể tăng cảm giác đói và thèm ăn của trẻ. Mẹo vặt cho phụ huynh: • Ăn ba bữa kèm thêm một bữa ăn nhẹ buổi chiều. Không cho ăn vặt. • Không cho phép trẻ uống nước có gas giữa các bữa ăn mà chỉ nên uống nước lọc. • Tránh làm phân tâm trẻ khi đang ăn • Cho trẻ ăn trên ghế cao, kết thúc sau 20-30 phút • Có thể cho nghỉ giữa chừng một chút để giảm các hành vi làm gián đoạn bữa ăn • Ngoài ra phụ huynh cũng nên hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ bằng các thức ăn cũng như nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng để đảm bảo sự tăng trưởng cho trẻ. 2. Ác cảm với thức ăn Trẻ không có thiện cảm với mùi vị, hoặc hình dạng của một số loại thức ăn. Vì vậy, trẻ thường cảm giác khó chịu khi bị ép ăn những loại thức ăn này. Trường hợp này, phụ huynh cần phải tìm hiểu về bản chất của các cảm giác sợ hãi khi ăn của bé và cách thức giúp bé quen dần với thức ăn một cách hệ thống. Mẹo vặt cho phụ huynh: • Bắt đầu với món ăn mà trẻ chấp nhận. • Tiếp tục tiến hành giảm kén chọn từ từ. • Dần dà nhưng không thúc ép, tôn trọng cảm giác khó chịu của trẻ với loại thức ăn nào đó. • Cha mẹ ăn "thức ăn mới" khi có sự hiện diện của trẻ, không mời trẻ ăn. • Cung cấp thức ăn mà trẻ yêu cầu đúng với mùi vị, cách thức chế biến. • Hãy tỏ ra bình thường khi trẻ thích hay không thích thức ăn mới này. 3. Trẻ có bệnh Khi bị bệnh, cảm thấy khó chịu trong người cũng khiến trẻ chán ăn hoặc ăn không ngon miệng như ngày thường. Ảnh: Images. Nếu trẻ mắc bệnh trong người, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thiết ăn, hoặc ăn không ngon như ngày thường. Mẹo vặt cho phụ huynh: • Với một số trẻ, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị các bệnh thực thể trước. • Đối với một số trẻ khác, ăn uống khó khăn có thể trở thành thói quen và thói quen này có nguy cơ kéo dài sau khi bệnh thực thể cơ bản đã được giải quyết. Trường hợp này có thể cần phải hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt qua đường miệng. • Có thể chú ý thêm những bệnh thực thể làm cho trẻ tăng nhạy cảm với phản ứng nuốt như: viêm họng cấp hoặc viêm amidal quá phát. 4. Sợ ăn Những trẻ rơi vào trường hợp này, thường đã trải qua một số sự cố đáng sợ trong quá trình cho ăn như: bị nghẹn, hoặc nuôi ăn bằng ống. Chính vì vậy trẻ hay khóc, co rúm người, hoặc không mở miệng khi được cho ăn. Mẹo vặt cho phụ huynh • Trấn an trẻ • Cha mẹ luôn phải tìm cách trấn an con mình để trẻ hiểu rằng ăn không phải là chuyện gì ghê gớm hoặc ép buộc.Giúp trẻ hình thành thói quen ăn bằng cách giảm bớt tính nhạy cảm của trẻ với chuyện ăn uống. • Có thể chọn thời điểm cho ăn khi trẻ có khuynh hướng dễ ăn hơn đó là khi trẻ thư giãn • Có thể dùng những công cụ cho ăn như là ly hoặc thìa thay vì dùng bình sữa. • Hỗ trợ chất dinh dưỡng. • Những trường hợp sợ ăn ở mức độ nặng, cần phải bổ sung cho trẻ những sản phẩm có thành phần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối như "PediaSure BA". • Ngoài ra cần chú ý điều trị bất cứ trường hợp đau hay khó chịu nào có thể có ở trẻ. Phụ huynh cần nhẹ nhàng động viên và làm cho giờ ăn trở nên hấp dẫn để trẻ không cảm thấy bữa ăn "đáng sợ" nữa. Ảnh: Images. 5. Thờ ơ với thức ăn: Trẻ thường thờ ơ với thức ăn. Ít chịu nói chuyện hoặc ra hiệu với người cho ăn. Mẹo vặt cho phụ huynh: • Chú ý đến người cho trẻ ăn, trẻ này có khuynh hướng đáp ứng tốt với một người cho trẻ ăn nhiệt tình và có kinh nghiệm • Xem xét tinh thần của mẹ và trẻ và những người xung quanh, giải tỏa tâm lý lo lắng sợ hãi cho trẻ. • Với những trẻ ở tình trạng nặng, cần cho trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị cũng như cho trẻ có một môi trường nuôi ăn tốt hơn. 6. Sự quan tâm quá đáng của cha mẹ • Sự ngon miệng của trẻ thể hiện rất hạn chế nhưng thực tế là thích hợp cho phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. • Trẻ thường nhỏ bé nhưng đạt chỉ số tăng trưởng dựa trên chiều cao trung bình của cha mẹ • Sự lo lắng quá đáng của cha mẹ trẻ dẫn đến sử dụng các phương pháp cho ăn ép buộc có thể ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý của trẻ. Điều lưu ý quan trọng nhất với các bậc phụ huynh có con bị biếng ăn chính là cần đưa trẻ đến các cơ sở hoặc trung tâm y tế để được khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Với việc áp dụng đúng các biện pháp điều trị khoa học, chắc chắn phụ huynh có thể giúp trẻ vượt qua những vấn đề khó khăn về mặt dinh dưỡng trước mắt, từ đó đảm bảo sự phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ Thông tin được cung cấp bởi Abbott . thức ăn. Ít chịu nói chuyện hoặc ra hiệu với người cho ăn. Mẹo vặt cho phụ huynh: • Chú ý đến người cho trẻ ăn, trẻ này có khuynh hướng đáp ứng tốt với một người cho trẻ ăn nhiệt tình và có kinh. đói và thèm ăn của trẻ. Mẹo vặt cho phụ huynh: • Ăn ba bữa kèm thêm một bữa ăn nhẹ buổi chiều. Không cho ăn vặt. • Không cho phép trẻ uống nước có gas giữa các bữa ăn mà chỉ nên uống nước. Trẻ chỉ ăn vài miếng, ăn vội, hoặc không chú ý đến việc ăn uống Phụ huynh cần tìm hiểu về những tính cách của con mình, xây dựng cấu trúc bữa ăn sao cho có thể tăng cảm giác đói và thèm ăn của