Đặt mật khẩu chống phần mềm gián điệp Mật khẩu email, các tài khoản cá nhân trên mạng có thể bị lộ, nhất là khi máy tính người dùng nhiễm virus hoặc chương trình gián điệp có khả năng ghi lại phím gõ từ bàn phím, chụp màn hình, nhớ các thao tác copy, cut, click chuột Sau đây là những cách giảm thiểu rủi ro. Chống ghi phím gõ: Muốn nhập các ký tự đặc biệt ta phải giữ phím Alt và gõ các phím số. Ví dụ: Để nhập số 9, thay vì gõ bình thường, bạn hãy giữ phím Alt rồi gõ số 5 và số 7; để nhập chữ Y, bạn giữ Alt rồi gõ số 8 và 9. Làm như vậy, các chương trình ghi phím gõ (keylogger) sẽ không hiểu bạn ấn phím số 9 hoặc chữ Y mà chỉ ghi lại phím Alt mà thôi. Đặt password dạng thẻ html: Nếu bạn đặt password thông thường như 123456, iloveyou, thậm chí loằng ngoằng kiểu Q~!@#$ %^&*A thì chương trình gián điệp vẫn gửi nội dung mật khẩu y như vậy về cho tin tặc. Dùng phương pháp ấn phím Alt như trên cũng vô hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn đặt password như sau <b>e</b><b>m</b> thì mật khẩu gửi về cho hacker sẽ là chữ em in đậm (em) vì đó là thẻ html tạo chữ in đậm). Bạn cũng có thể biến đổi thành nhiều dạng như <b> 38</b><b>9</b>. Sau khi gõ <b> thì ấn phím cách rồi mới gõ 38 thì nội dung gửi tới hacker sẽ là 387 in đậm, khó mà phát hiện có dấu cách. Bạn có thể áp dụng cả hai cách trên cho việc nhập mật khẩu từ bàn phím. Dùng mật khẩu là cụm từ có sẵn: Nếu dùng bàn phím để nhập password thì bị keylogger ghi lại hoặc sử dụng bàn phím màn hình (keyboard in screen) thì chậm và dễ bị nhìn trộm. Vì vậy, bạn có thể dùng chức năng chuột phải để copy rồi paste. Khi tạo password, bạn tìm chỗ nào mà text có sẵn và không thay đổi theo năm tháng (tất nhiên chỗ nào thì chỉ bạn biết thôi), rồi dùng nó như là phần phụ của mật khẩu chính. Ví dụ: Khi đăng nhập hòm thư Yahoo, trên màn hình luôn xuất hiện dòng chữ Sign in to Yahoo!. Bạn dùng chuột copy dòng chữ này và dùng chuột paste vào ô password, sau đó gõ thêm mật khẩu chính của bạn (ví dụ: Đất Việt 2009). Như vậy, password thực tế của bạn là Sign in to Yahoo! Đất Việt 2009 vừa dài, vừa dễ nhớ mà lại không bị keylogger ghi lại. . Đặt mật khẩu chống phần mềm gián điệp Mật khẩu email, các tài khoản cá nhân trên mạng có thể bị lộ, nhất là khi máy tính người dùng nhiễm virus hoặc chương trình gián điệp có khả năng. như 123456, iloveyou, thậm chí loằng ngoằng kiểu Q~!@#$ %^&*A thì chương trình gián điệp vẫn gửi nội dung mật khẩu y như vậy về cho tin tặc. Dùng phương pháp ấn phím Alt như trên cũng vô hiệu. Tuy. khó mà phát hiện có dấu cách. Bạn có thể áp dụng cả hai cách trên cho việc nhập mật khẩu từ bàn phím. Dùng mật khẩu là cụm từ có sẵn: Nếu dùng bàn phím để nhập password thì bị keylogger ghi lại