Lên đỉnh Phan Xi Păng Đỉnh núi cao nhất Việt Nam - Phan Xi Păng (thuộc dãy Hoàng Liên Sơn của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là điểm đến trong giấc mơ chinh phục của những người trẻ như chúng tôi Lên đỉnh Phan Xi Păng, trước hết nên tới thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, vì đây là nơi có số người dân tộc Mông, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi đông nhất. Khi tìm hiểu giá cả và địa hình, chúng tôi được Mã A Tính, một thanh niên dân tộc Mông chỉ dẫn nhiệt tình về đường đi nước bước. Theo lời A Tính thì đa số khách leo núi là người nước ngoài, có thể độ cao 3.143m ngất ngưởng này làm nhiều người choáng váng nhưng với họ lại là một điều thú vị. Thường thì họ chỉ mất một ngày để leo lên tới đỉnh, nếu xuất phát từ 5 giờ sáng thì 20 giờ đến nơi. Mấy hôm nay thời tiết lạnh giá nên số người tham gia leo núi không được "xôm tụ", thời gian cũng kéo dài gấp đôi bình thường. Trong suốt hành trình, cửu vạn không chỉ đơn thuần là người khuân vác mà kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên. Mỗi người dân ở thôn Cát Cát đều được theo học lớp tiếng Anh trong vòng 7 tháng do Đại sứ quán Anh hợp tác đào tạo, nên vốn tiếng Anh giao tiếp của A Tính và người dân trong thôn rất đáng nể. Trước khi làm cửu vạn, A Tính (23 tuổi) chỉ là một thanh niên Mông quen với việc đồng áng, thấy mọi người trong thôn làm nghề chạy xe ôm, anh xin theo và lâu dần trở thành nghề "kiếm cơm" của Tính, nhưng khi có khách đi leo núi Tính đành ngưng chạy xe để dẫn đường. Đứa em trai tên A Páo của Tính cũng là một cửu vạn có tiếng ở thôn. Sau mỗi chuyến đi, Páo và Tính kiếm hơn 250.000 đồng từ tiền khuân vác, dẫn đường. Thông thường đoàn có 10 người thì phải có 5 cửu vạn và một "gai", mỗi cửu vạn “chịu trách nhiệm” từ 25 đến 30 kg. Đoàn chúng tôi hơn chục người, cả Tây và ta (chưa kể 8 chân cửu vạn). Thời tiết những ngày giáp Tết thật khắc nghiệt, giá rét và sương mù dày đặc. Lưng chừng núi đã thấy mây bay bạt ngàn, hơi lạnh len lỏi trong da thịt mỗi thành viên buốt thấu. Mặc dù đã được cảnh báo trước nhưng tất cả vẫn ngỡ ngàng vì cái lạnh giá trong buổi sáng sớm đầu đông. Dự định khởi hành lúc 8 giờ sáng nhưng vì sương còn quá dày, chuyến đi buộc phải hoãn lại một giờ mới có thể bắt đầu. Càng lên cao, mọi người như lạc vào những khu rừng phù thủy với những thân cây lạ lẫm to xù xì chen chúc, ánh nắng hiếm hoi yếu ớt len lỏi qua những tán lá. Mặt đất ẩm ướt, trơn trượt và đầy vắt luôn hung hãn tấn công chúng tôi. Đường lên Phan Xi Păng đổ xuống rồi thoắt lên trùng điệp. Tới gần đứng bóng màn sương mới được xé toang, ánh nắng tràn ngập đem đến một cảm giác yên lành, ấm áp hiếm hoi cho cả đoàn. Trạm nghỉ chân đầu tiên trên một đỉnh đồi, từ đây nhìn xuống chỉ thấy một màu xanh thẳm và những thửa ruộng bậc thang xa tít. Đến độ cao 2.100m, lối đi tụt xuống với độ dốc há như miệng chảo, mọi người phải bám vào nhau mới có thể leo qua được. Riêng các anh cửu vạn vẫn miệt mài với nhiệm vụ "áp tải" hành lý, vừa đi vừa nghêu ngao những điệu dân ca mà không hề lộ vẻ mệt mỏi, lo sợ. Gần chiều, đến đoạn có con suối nhỏ, cả đoàn không ai bảo ai đều dừng lại nhìn ngắm đất trời. Lúc này đồng hồ đo độ cao chỉ hơn 1.900m, tức lại ngang với vạch xuất phát (trạm Tôn). Lều được dựng lên và bữa cơm chiều do du khách tự chế biến với toàn rau, thức ăn đóng hộp diễn ra giữa khu rừng già. Chỉ mới 17 giờ nhưng bóng đêm mùa đông nhanh chóng ậåp xuống, từng đợt gió rét rít qua ngọn nến leo lét, các nhà leo núi phải chen nhau 3 người một lều để thêm ấm áp. Buổi sáng hôm sau, mọi người thức dậy trong sương, ai cũng vội vội vàng vàng tiếp tục chuyến hành trình còn dang dở. Theo người dẫn đường thì chỉ còn một đoạn ngắn nữa là đến đích, nhưng đây lại là đoạn đường khó khăn nhất. Mọi người phải bám vào sườn núi mà bò lên, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể bỏ mạng. A Páo cho biết: "Cách đây 2 năm, đã có một nữ thám hiểm người nước ngoài rơi xuống vực khi tuột tay khỏi thân rễ cây leo". Mãi đến 11 giờ trưa, cả đoàn mới leo đến khu rừng tùng, trúc. Mảnh đất đầy đá lạnh lẽo này lại sản sinh ra 2 loài cây hiên ngang đầy bản lĩnh đứng thẳng giữa núi rừng. Đúng 13 giờ trưa, cả đoàn thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy chóp cao của đỉnh và quang cảnh rộng lớn từ trên cao nhìn xuống. Một vài người trong đoàn đã không giấu được niềm xúc động và còn ngỡ ngàng chưa tin rằng mình đang đứng trên đỉnh ngọn núi cao 3.143m này. Mọi người chúc mừng chiến thắng, chiến thắng sự thách thức, chiến thắng bản thân. Một hòn đá, thậm chí một nhành cây dại, một hạt cát cũng trở thành vật kỷ niệm thiêng liêng cho mỗi người trong đoàn đem về, như một sự minh chứng với người thân. Ghi chép của Nguyên Châu - Cao Cường . Lên đỉnh Phan Xi Păng Đỉnh núi cao nhất Việt Nam - Phan Xi Păng (thuộc dãy Hoàng Liên Sơn của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là. tỉnh Lào Cai) là điểm đến trong giấc mơ chinh phục của những người trẻ như chúng tôi Lên đỉnh Phan Xi Păng, trước hết nên tới thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, vì đây là nơi có số người dân tộc. Mặt đất ẩm ướt, trơn trượt và đầy vắt luôn hung hãn tấn công chúng tôi. Đường lên Phan Xi Păng đổ xuống rồi thoắt lên trùng điệp. Tới gần đứng bóng màn sương mới được xé toang, ánh nắng tràn