Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
74 KB
Nội dung
I. Lý luận chung về triết lý kinh doanh 1. khái niệm : Là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thong qua con đường trải nghiệm,suy ngẫm, khái quát hóa của chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. ( Dương Thị Liễu ) 2. Kết cấu của triết lý kinh doanh - Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp - Các phương thức thực hiện, hoàn thành kế hoạch, mục tiêu - Các nguyên tắc tạo ra một phong cách giao tiếp, ứng xử trong các hoạt động kinh doanh đặc thù của mỗi doanh nghiệp 3. Các thành tố cấu thành Khách hàng Sản phẩm và dịch vụ Thị trường Công nghệ Nguyên tắc tồn tại, phát triển và có lợi Triết lý Quan điểm cá nhân Quan tâm của hình ảnh công ty đối với xã hội Quan tâm về phía người lao động II. Phân tích 9 thành tố hình thành triết lý kinh doanh của Vietnam airline 1.Khách hàng Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlines) là hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, là thành phần nòng cốt của tổng công ty hàng không VN. Được thành lập tháng 4 năm 1993, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không dân dụng với 2 đối tượng khách hàng là o Khách hàng là công dân Việt Nam o Khách hàng là du khách quốc tế 2. Sản phẩm và dịch vụ Vietnam airline không chỉ cung cấp dịch vụ vận tải hành khách trong và ngoài nước mà còn cung cấp các dịch vụ như dịch vụ vận tải hàng hóa trên các đường bay thẳng cũng như các đường bay nối chuyến. Tính đến thời điểm tháng 9/2010, Vietnam Airlines cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bay thẳng tới 33 điểm đến quốc tế và 20 điểm đến nội địa, cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa trên các đường bay nối tuyến tới 58 điểm đến trên thế giới. Ngoài ra, công ty còn có cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ xe tải, liên danh vận tải 3. Thị trường Vietnam airlines không những chỉ cung cấp đường bay nội địa với các địa điểm như: Ban Mê Thuột, Cà Mau, Cần Thơ, Chu Lai, Côn Đảo, Đà Lạt, Đà Nẵng, Đồng Hới, Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Pleiku, Phú Quốc, Qui Nhơn, Rạch Giá, Thành phố Hồ Chí Minh, Tuy Hòa, Vinh mà con cung cấp cả các đường bay trực tiếp hay nối tuyến đến nhiều điểm đến trên thế giới như Singapore, Úc (Sydney, Melbourne), Mỹ (Anchorage, Los Angeles, Chicago, New York, Dallas, Atlanta, Miami, Seattle, San Francisco) 4. Công nghệ Đối với 1 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không dân dụng như Vietnam Airlines thì công nghệ chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao vị thế trong môi trường ngày càng khốc liệt như hiện nay. Trong những năm qua,, Vietnam Airlines bằng những nỗ lực của mình đã luôn có gắng tăng cường đổi mới hiện đại công nghệ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và tiết kiệm chi phí như: o Phát triển đội bay của Vietnam airlines trên 2 mặt: + Thứ nhất là mua thêm các máy bay thế hệ mới thay thế cho những thế hệ máy bay cũ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của số lượng hành khách ngày càng tăng trên cả các chuyến bay tầm ngắn cũng như tầm xa (tháng 11/2007, Vietnam Airlines và VACL cũng đã ký hợp đồng mua 10 máy bay Boeing 747 của Hãng Boeing (Hoa Kỳ); Vietnam Airlines và VALC sẽ mua của Airbus 30 máy bay thương mại, gồm 10 chiếc Airbus 350-900 XWB thế hệ mới chuyên dùng cho các chuyến bay ngắn và 20 máy bay A321-200 chuyên dùng cho các chuyến bay tầm xa. Trong đó Vietnam Airlines mua 10 máy bay Airbus A350-900, 10 máy bay Airbus A321-200, VALC mua 10 máy bay Airbus A321-200, cho Vietnam Airlines thuê lại trong 12 năm) + Thứ hai đó là đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ bay của hãng như Vietnam Airlines đã ký hợp đồng với CAE để đào tạo phi công, cũng như mua các thiết bị đào tạo để thực hiện kế hoạch hiện đại hóa đội máy bay của hãng (Học viện CAE là hệ thống đào tạo chuyên ngành hàng không hàng đầu thế giới, mỗi năm có khả năng đào tạo 1.800 phi công lái máy bay tại 11 trường đào tạo bay tại khu vực Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á và Úc. ); Nâng chuẩn đối với đội ngũ tiếp viên hàng không (toeic phải từ 450 chứ không phải 225 như trước, về ngoại hình tiêu chuẩn chiều cao cũng phải tăng thêm so với mức trước kia là nữ là 1,58m nam là 1,68m để đáp ứng yêu cầu phục vụ trên các máy bay cỡ lớn) o Tăng cường việc ứng dụng các công nghệ mới vào công tác quản lý Tăng cường ứng dụng cntt vào công tác quản lý lịch trình bay, cũng như công tác mua bán vé như cho phép khách hàng mua vé trực tuyến trên website của Vietnam airlines, cho phép khách hàng sử dụng thẻ ATM của 1 số ngân hàng như Connect 24 của Vietcombank để mua vé; Cam kết sử dụng nguyên liệu trong nước nếu đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn nhằm cắt giảm chi phí Bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 năm 2009, Vietnam Airlines sẽ chính thức đưa hệ thống Phục vụ hành khách mới vào khai thác. Hệ thống phục vụ hành khách mới là tập hợp nhóm các giải pháp kỹ thuật đồng bộ được thiết kế và phát triển bởi công ty Sabre Airlines Solutions (Hoa Kỳ), một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng giải pháp công nghệ thông tin cho ngành hàng không thế giới. Hệ thống giải pháp này của Sabre hiện đang được nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như American Airlines, Gulf Air, Aeroflot… sử dụng và đánh giá cao về sự tiện dụng cũng như tính ổn định trong quá trình khai thác. Với hệ thống giải pháp này khách đi máy bay của Vietnam Airlines thời gian tới sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi vạ vật tại sân bay để làm thủ tục sau khi hệ thống phục vụ hành khách mới hoạt động ổn định và ngoài ra hệ thống giải pháp mới này giúp hoạt động dịch vụ của Vietnam Airlines tốt hơn, nhất là trong việc nhận diện khách hàng, phục vụ khách hàng thường xuyên, đặt chỗ, phục vụ khách tại sân bay Đồng thời, hệ thống này cho phép hãng dễ dàng liên doanh, kết nối dịch vụ với các hãng hàng không khác. [14] [15] Vietnam Airlines dự kiến sẽ mở đường bay thẳng tới Los Angeles, Mỹ bằng loại máy bay Airbus-380 hoặc Boeing 787 hoặc Boeing 777. 5. Nguyên tắc tồn tại, phát triển và có lợi Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của Vietnam Airlines đạt từ 13 - 15%; quy mô sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng: từ 5 chiếc máy bay cánh quạt của trung đoàn không quân vận tải 919 nâng lên 43 chiếc vào năm 2005, năm 2010 tăng lên 70 chiếc; từ quy mô khai thác 20 - 30 chuyến/ngày, vận chuyển vài trăm nghìn khách/năm sang khai thác 300 chuyến bay mỗi ngày và vận chuyển trên 10 triệu lượt khách/năm. Vietnam Airlines đã xây dựng được chiến lược phát triển lâu dài và kiên trì thực hiện các mục tiêu dài hạn, các chương trình đầu tư, đổi mới công nghệ, vừa hiện đại hóa đội máy bay, chuyển giao và làm chủ công nghệ khai thác bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, vừa đáp ứng tốc độ tăng trưởng và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm. Vietnam Airlines đang bước vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn hội nhập và phát triển lên quy mô toàn cầu, thực hiện mục tiêu trở thành hãng hàng không có bản sắc, có uy tín, có quy mô đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Singapore Airlines). Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết năm 2010 là năm bản lề cho chiến lược phát triển của Tổng công ty với mục tiêu trở thành Hãng hàng không hàng đầu khu vực vào năm 2015 - 2020.Trong năm này, Vietnam Airlines sẽ tập trung các biện pháp đồng bộ nâng cao chất lượng hoạt động của toàn hệ thống. Theo đó, Tổng công ty sẽ nhận mới 16 chiếc máy bay, khai thác đội bay hùng mạnh, hiện đại, công nghệ mới với gần 70 chiếc. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng độ tin cậy khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng mới về kỹ thuật bảo dưỡng, tái cơ cấu và hợp lý hóa bộ máy sản xuất kinh doanh theo hướng năng động và hiệu quả, tiếp tục mở rộng hợp tác với các hãng hàng không, đặc biệt là tiểu vùng CMLV (Campuchia- Lào-Myanmar và Việt Nam). Năm 2010, Vietnam Airlines sẽ chính thức gia nhập Skyteam, một trong 3 liên minh hàng không lớn nhất toàn cầu Trong năm 2009, Vietnam Airlines ước thực hiện được trên 72.000 chuyến bay an toàn, tăng 8% so với năm 2008. Vietnam Airlines hiện đang khai thác một đội máy bay trẻ gồm 58 chiếc máy bay hiện đại thuộc nhiều chủng loại, trong đó có 34 chiếc Airbus và 10 chiếc Boeing 777. Dự kiến năm 2015, Vietnam Airlines sẽ khai thác tổng số 104 máy bay và nâng lên 150 máy bay vào năm 2016 Bay tới 898 điểm đến cùng Vietnam Airlines không phải là câu chuyện đùa mà hoàn toàn là sự thật và đó là một phần trong chiến lược phát triển dài hạn của hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Từ mạng lưới đường bay trực tiếp khai thác tới 20 điểm nội địa và 26 điểm đến quốc tế, giờ đây hành khách của Vietnam Airlines bất ngờ được chào đón tới 898 điểm đến tại 169 nước trên toàn cầu và chỉ trong thời gian không xa con số ấy sẽ còn tăng thêm rõ rệt khi SkyTeam khẳng định tiếp tục chiến lược phát triển, mở rộng việc kết nạp thêm thành viên tại một số khu vực quan trọng trên thế giới. Mạng lưới quốc gia và điểm đến mới khổng lồ ấy là một minh chứng cụ thể cho sức mạnh tập thể của liên minh hàng không mà nếu tách rời nhau ra có lẽ không một hãng nào đủ lực để tạo nên “hòn núi cao” như thế. Hàng không là ngành vận tải trọng tâm trong định hướng phát triển quốc gia. Được chính phuhủ phê duyệt theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hướng tới mục tiêu “giao thông hàng không phải là phương tiện giao thông an toàn, phổ biến và thuận tiện”; mạng lưới các cảng hàng không trong nước tiếp tục được hoàn thiện với quy mô hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; các cảng hàng không sẽ được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới trên phạm vi cả nước. Cũng theo kế hoạch, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 10 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không nội địa trong đó sẽ có những cảng trọng tâm có khả năng phục vụ từ 80 đến 100 triệu hành khách/năm. 6. Triết lý Ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Hoa Sen một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình. Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo, sang trọng. Cùng với đó Vietnam airlines luôn đặt tiêu chí “An toàn - Chất lượng là mục tiêu hàng đầu” Vietnam Airlines đã áp dụng nhiều biện pháp để duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của hãng và các đơn vị thành viên. Hệ số tin cậy khai thác đạt mức 86 - 87%. Ðây là mức cao so với các hãng hàng không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều thành viên thuộc tổng công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000. 7. Quan điểm cá nhân Vietnam Airlines: - Có thể nói điểm mạnh nhất của Vietnam airlines là sự hậu thuẫn của Chính phủ với mạng đường bay trải rộng khắp toàn quốc và toàn cầu. Quy mô tài chính lớn + đội hình máy bay hiện đại, đa dạng tạo cho Vietnam airlines thế mạnh về hình ảnh, độ tin cậy. Vietnam airlines đã được người dân khắp nước biết đến từ hàng chục năm nay, do vậy, không cần phải quảng bá nhiều cũng đã được lựa chọn trong đầu khách hàng. Vietnam airlines là thành viên chính thức của liên minh hàng không Skyteam do vậy mạng đường bay quốc tế sẽ rộng hơn. - Điểm mạnh nữa của VN là được sự hỗ trợ của hệ thống mặt đất, sân bay, tiếp vận, xăng dầu, kho bãi nên khả năng cạnh tranh rất cao - Vietnam airlines đang có cơ hội trải rộng đường bay khắp toàn cầu và các đường bay trong nước. Với việc sở hữu nhiều lợi thế và đường bay, cũng như hậu thuẫn của chính phủ, Vietnam airlines nếu biết tận dụng sẽ trở thành tập đoàn lớn trên châu lục. - Đội ngũ phi công trẻ,năng động, nhiệt tình - Là hãng hàng không lớn nhất VN, hãng chiếm 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời VN 8. Quan tâm của hình ảnh công ty đối với xã hội Với tư cách nhà vận chuyển chính thức Vietnam Airlines tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng. Sự kiện quốc gia Vietnam Airlines tham gia tài trợ hầu hết các sự kiện lớn của quốc gia như sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Luxembourg…, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… Quảng bá du lịch Vietnam Airlines phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chương trình TV show “Vẻ đẹp tiềm ẩn” nhằm giới thiệu những nét đặc trưng và nổi bật về văn hoá, xã hội, đất nước và con người Việt Nam. Các cuộc thi sắc đẹp: tôn vinh vẻ đẹp con người, văn hóa của đất nước như Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Du lịch Sự kiện văn hoá và giáo dục - Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam : Tài trợ cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đi lưu diễn trong và ngoài nước. - Duyên dáng Việt Nam: nhằm quảng bá và tôn vinh đất nước, con người và văn hoá Việt Nam và đang không ngừng phát triển cùng hoà nhập với cộng đồng quốc tế, Vietnam Airlines tài trợ cho sự kiện duyên dáng Việt Nam tại Úc 2005, Singapo 2007, Anh 2008 - Phát triển tài năng trẻ đất nước: Vietnam Airlines tham gia hỗ trợ cho các chương trình đào tào và tìm kiếm tài năng trẻ như chương trình Trí tuệ Việt Nam, Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ. Sự kiện thể thao Trong nhiều năm qua, để hỗ trợ cho sự phát triển nền thể thao nước nhà, Vietnam Airlines tài trợ cho các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng chuyền, golf, tennis… cho vận động viên đi thi đấu trong và ngoài nước. Hỗ trợ cộng đồng Bên cạnh những hoạt động tài trợ cho các loại hình sự kiện, Vietnam Airlines còn có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng. Hàng năm, Vietnam Airlines đã đóng góp xây dựng các quỹ “Hỗ trợ xã hội”, “Vì người nghèo”, “Tấm lòng vàng”, “Bảo trợ trẻ em”, “Chất độc màu da cam”, xậy dựng nhà tình nghĩa, nhận nuôi và phụng dưỡng suốt đời 167 mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ cho đồng bào các tỉnh bị thiên tại lũ lụt, ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi như trạm biến thế điện ở A Lưới, trường học ở Nà Pán…. 9. Quan tâm về phía người lao động Đối với một doanh nghiệp, yếu tố con người luôn là một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó trên thị trường, và đối với Vietnam airlines cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, ban lãnh đạo tổng công ty hàng không Việt Nam Vietnam airlines cũng luôn coi trọng công tác quan tâm đến người lao động thông qua các việc làm như sau - Tổ chức đào tạo bồi dưỡng trong nước cũng như gửi đi học tập tại nước ngoài nhằm không ngừng nâng cao nghiệp vụ của người lao động đặc biệt là đội ngũ phi công, tiếp viên hàng không, các cán bộ quản lý sân bay - Tổ chức các hoạt động tập thể cho cán bộ công nhân viên của tổng công ty nhân các ngày lễ lớn trọng đại của đất nước, những ngyaf kỷ niệm quan trọng của tổng công ty như các hoạt động thể dục thể thao, ca múa nhạc - Ban lãnh đạo Vietnam airlines luôn coi trọng công tác công đoàn là một trong những hoạt động trọng điểm, tận tình quan tâm đến đời sống của các cán bộ công nhân viên của tông công ty, tích cực lắng nghe các ý kiến của người lao động III. Bản tuyên bố triết lý kinh doanh - Là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành vận tải hàng không dân dụng Việt Nam, chúng tôi không ngừng cải tiến công nghệ,tích cực hội nhập để phục vụ tốt nhất nhu cầu di chuyển của khách hàng. - An toàn cho khách hàng, niềm tin cho đối tác. - Chân thành với đồng nghiệp, thân thiện với khách hàng làm cho Vietnam airline phát triển bền vững. - Với tư cách nhà vận chuyển chính thức Vietnam Airlines tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng. Danh mục các triết lý kinh doanh của DN 1. Quan niệm về chữ tín trong kinh doanh + cam kết về chất lượng +cam kết về giao hàng + cam kết về bảo hành và sửa chữa sản phẩm +cam kết về dịch vụ hỗ trợ khách hàng +cam kết về giải quyết khiếu nại 2. Cạnh tranh với đối thủ - Các phương án cạnh tranh. - Phương án xử lý khi bị cạnh tranh. - Quan điểm chung về cạnh tranh 3. Tuân thủ cá quy định của pháp luật - Về tài chính kế toán - Quy định về thành lập, chỉnh sửa và phá sản dn. - Quy định về môi trường - Việc thực hiện hợp đồng… 4. Quan điểm về khách hàng - Vị trí và vai trò của khách hàng đối với dn - Quan điểm về các loại khách hàng khác nhau như khác hàng mục tiêu, khách hàng trung thành, tiềm năng, khác hàng quan trọng - Quan điểm về sự thỏa mãn khách hàng. 5. Quan điểm về con người - Mức độ quan trọng của con người trong các loại tài sản của dn. - Mức đầu tư cho con người - Quan niệm về vai trò của con người, khách hàng… - Tôn trọng con người 6. Quan điểm về trách nhiệm xã hội - Trách nhiệm với nhân viên ngoài trách nhiệm theo phatps luật - Với cộng đồng nơi dn đặt trụ sở… [...]...- Với cộng đồng nói chung 7 Quan điểm về tính minh bạch - Minh bạch về tài chính - Quang minh chính đại - Minh bạch về thông tin cho nhân viên . I. Lý luận chung về triết lý kinh doanh 1. khái niệm : Là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thong qua con đường trải nghiệm,suy ngẫm, khái quát hóa của chủ thể kinh doanh. đồng. Danh mục các triết lý kinh doanh của DN 1. Quan niệm về chữ tín trong kinh doanh + cam kết về chất lượng +cam kết về giao hàng + cam kết về bảo hành và sửa chữa sản phẩm +cam kết về dịch vụ hỗ. thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. ( Dương Thị Liễu ) 2. Kết cấu của triết lý kinh doanh - Sứ mệnh và các mục tiêu kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp - Các phương thức thực hiện,