Những cách hữu hiệu để "vượt ải" mẹ chồng Bạn đã có lúc cảm thấy thất vọng vì mẹ anh ấy không đối xử với bạn một cách thân thiết và gần gũi như với con gái của bà? Bạn đã nỗ lực rất nhiều nhưng dường như vẫn không cải thiện được điều này? Một gia đình hạnh phúc không chỉ cần có sự hòa hợp, vui vẻ giữa hai vợ chồng là đủ, những mối quan hệ với những người thân hai bên cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để duy trì tình cảm gia đình gắn bó. Thực ra, việc gắn kết tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu không quá khó khăn và bế tắc như bạn nghĩ. Sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn nhằm khiến mẹ anh ấy yêu mến và thân thiết với bạn hơn. ễ để "qua ải" mẹ chồng, nh ưng điều ấy cũng không phải là "nhi ệm vụ bất khả thi" nếu bạn có th Dù bạn là người tuyệt vời đến như thế nào thì dường như điều đó cũng không mấy ảnh hưởng đến thái độ dửng dưng của mẹ anh ấy đối với bạn. Theo Tiến sĩ Terri Apter, tác giả của cuốn sách “What Do You Want From Me? Learning to Get Along with In-Law” thì có đến 60% phụ nữ thừa nhận rằng họ có mối quan hệ không tốt với mẹ chồng (trong khi đó chỉ có 15% đàn ông nói rằng họ có mối quan hệ không tốt với mẹ vợ). Tiến sĩ Terri Apter đã giải thích cho điều này như sau: “Các bà mẹ chồng thường lo lắng rằng bạn chính là người sẽ chiếm đoạt vai trò của bà, từ lúc có bạn, bà sẽ phải chấp nhận rằng bà không phải là người quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc sống của con trai bà”. Và các bà mẹ chồng đã chọn cách đối mặt với điều này bằng cách tỏ ra cố tình kiểm soát, khắt khe, tọc mạch, thậm chí là đối xử tệ với con dâu. Cách tốt nhất mà bạn nên làm là tránh giận dữ và cần phải lên chiến lược “đối phó và chinh phục” mẹ chồng ngay từ đầu. Đừng tỏ ra nhu nhược Nhiều phụ nữ mắc sai lầm khi tỏ ra nhún nhường trong tất cả mọi việc nhằm tránh phải đối đầu với một bà mẹ chồng quá khó tính. “Nhưng điều này sẽ dần đưa bạn vào vị trí của một người luôn yếu thế hơn, mẹ chồng của bạn sẽ tiếp tục tận dụng yếu điểm này và tiến tới. Đây sẽ là trở ngại vô cùng lớn nếu bạn muốn khẳng định vị trí của bản thân mình mình về sau này” – Tiến sĩ Apter nói. Thay vào đó, bạn hãy tỏ rõ thái độ kiên quyết nhưng vẫn nhẹ nhàng và tôn trọng mẹ chồng. Nếu mẹ chồng và bạn có vẻ không hiểu ý nhau, bạn hãy chủ động thể hiện rõ mong muốn của bạn. Chẳng hạn, nếu hai vợ chồng bạn đã lến sẵn kế hoạch cho một chuyến đi chơi riêng vào cuối tuần, bỗng dưng mẹ chồng bạn đòi tham gia cùng, điều này khiến cho mọi dự định của vợ chồng bạn gần như phá sản. Bạn hãy thẳng thắn trình bày với mẹ chồng như sau: “Cuối tuần này vợ chồng con đã lên kế hoạch, mặc dù không có công việc gì quan trọng nhưng con nghĩ chúng con sẽ tiếp tục lên kế hạch đi chơi cùng mẹ vào tháng sau, mẹ nhé!”. Câu nói này vừa thể hiện sự cứng rắn vừa cho thấy thiện chí của bạn, chắc chắn mẹ chồng bạn sẽ phải suy nghĩ về điều đó, bởi bạn không tỏ thái độ “loại bỏ” với bà nhưng bạn cũng quá “sợ hãi” đến mức cắn răng chấp nhận đề nghị đột ngột ấy. Giữ thái độ vui vẻ và thường xuyên tham khảo những lời khuyên từ bà à ngư ời có thể cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích về việc chăm sóc gia đình, t ại sao lại không lắng nghe? Một trong những lý do khiến các bà mẹ chồng và nàng dâu thường không hòa hợp được với nhau là vì các bà mẹ chồng thường nghĩ rằng con trai của bà đã có một người phụ nữ khác bên cạnh và không còn cần đến mẹ nữa. Một người con dâu khéo léo phải biết cách làm cho mẹ chồng thấy rằng vai trò của bà vẫn rất quan trọng, có thể bằng cách thỉnh thoảng tham khảo ý kiến của bà và tích cực đón nhận những lời khuyên, những hướng dẫn của bà. Chỉ cần một hành động đơn giản là nhờ mẹ chồng hướng dẫn cách làm món sốt cà chua sao cho thật ngon cũng đủ khiến bà cảm thấy hạnh phúc. “Các bà mẹ chồng thường luôn tìm cách để xác định rằng con dâu phải rất kính trọng và ngưỡng mộ bà” – Tiến sĩ Malia Mason đến từ Đại học Columbia cho biết. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là đừng nên tham khảo ý kiến hay tỏ ra cần sự giúp đỡ của bà quá thường xuyên, điều này có thể khiến mẹ chồng bạn phóng đại vai trò của bà và bắt đầu vượt qua giới hạn bằng cách can thiệp quá mức vào những việc riêng tư của vợ chồng bạn. Đừng để bị rơi vào thế đối đầu với mẹ chồng “Mẹ thấy bộ đồ của con trông bó quá!” – mẹ chồng bạn kêu lên và lộ rõ thái độ than phiền về cách ăn mặc của bạn. Lúc ấy bạn sẽ phản ứng như thế nào? Dù sao thì tuyệt đối không được ngắt lời hay “phản pháo” lại bà. Thay vào đó, hãy trả lời một cách thật bình tĩnh, với một giọng điệu hết sức bình thường: “Con thấy nó cũng khá ổn mà mẹ. À, mà chuyến đi hồi chiều của mẹ có vui không?”. Khi bạn tỏ thái độ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những nhận định khó nghe của bà, mẹ chồng bạn sẽ nhận ra rằng thái độ khắt khe của bà là vô nghĩa. Thay vì tỏ ra bối rối hay bực mình, thái đội bình thản và gần như không quan tâm sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng và tránh được căng thẳng. ạo không khí gia đ ình đầm ấm, luôn bày tỏ sự quan tâm chân thành với mẹ chồng s ẽ khiến khoảng cách giữ hai ời ngắn lại. Ảnh: Getty images. “Hãy cư xử “đẹp” hơn cả mẹ chồng. Làm thế nào để thái độ cũng như cách cư xử của bạn trở thành “kiểu mẫu” trước mẹ chồng và có thể khiến cho bà phải băn khoăn rằng liệu bà xử sự có tệ hơn nàng dâu chăng” – Tiến sĩ Mason nói. Bạn đừng quên, mẹ chồng bạn chỉ cố gắng đối đầu với bạn vì bà muốn giành phần hơn về “quyền lực” trong nhà, chứ không phải vì bà là người xấu (Chúng tôi hy vọng là như vậy!). Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn và mẹ chồng có một điểm chung vô cùng lớn, đó là: “Cả hai đều dành cho chồng bạn một tình yêu vô cùng lớn và muốn làm tất cả những điều tốt đẹp nhất cho anh ta”. Tranh thủ sự hỗ trợ của chồng Đã bao giờ một trong số những cô bạn của bạn nói rằng cô ấy cảm thấy gần như cô đang bước ra khỏi mặt đất từ khi chia tay bạn trai, cô cảm thấy anh ta quan trọng đến nỗi khiến cô quên đi tất cả mọi thứ khác trên đời? Vâng, đó chính là cảm giác của mẹ chồng bạn kể từ khi con trai bà kết hôn. Chính vì thế mà nhiều bà mẹ chồng luôn cảm thấy thất vọng vì tình cảm với con trai đã bị ngăn cách bởi con dâu, và bà đã thể hiện sự phản kháng của mình bằng cách đối đầu với bạn. ờ đến sự giúp sức của "con trai y êu quí" của mẹ chồng bạn để góp phần xây dựng sự hòa h ợp với "ng ến tuyến". Ảnh: Getty images. Giải pháp cho điều này là gì? Theo Tiến sĩ Apter, nếu chồng bạn có thể làm cho mẹ anh ta cảm thấy rằng bà vẫn còn quan trọng thì bà sẽ không còn đối đầu với con dâu nữa. Nếu vợ chồng bạn không sống cùng mẹ chồng thì bạn cũng phải khuyến khích anh thường xuyên liên lạc, thăm hỏi và đưa bà đi ăn tối nếu có thời gian. Còn một điều quan trọng nữa là vợ chồng bạn phải cho mẹ chồng thấy rằng vợ chồng bạn là “cặp đôi hoàn hảo”. Mẹ chồng bạn sẽ yên tâm và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi thấy vợ chồng bạn sống hòa hợp và hạnh phúc. Vì vậy, bạn hãy nhắc nhở anh ấy thường xuyên chia sẻ với mẹ về mối quan hệ tốt đẹp của vợ chồng bạn, đồng thời kể cho bà nghe những tính cách tốt đẹp của bạn, và cả những điều tuyệt vời mà bạn đã mang lại cho anh ấy. “Điều này sẽ giúp bà thấy được rằng con trai bà yêu vợ và gắn bó với vợ đến mức nào. Một khi đã biết rõ rằng con trai bà cảm thấy hạnh phúc nhờ bạn, bà sẽ tôn trọng và tránh xung đột với bạn hơn” – Tiến sĩ Apter nói. Có thể bạn chưa bao giờ bỏ ra một ngày thứ bảy để đi mua sắm hoặc đi chăm sóc sắc đẹp cùng mẹ chồng, nhưng hãy thử việc này ít nhất một lần, bạn sẽ nhận ra rằng nó vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện mối quan hệ của hai người. . Những cách hữu hiệu để "vượt ải" mẹ chồng Bạn đã có lúc cảm thấy thất vọng vì mẹ anh ấy không đối xử với bạn một cách thân thiết và gần gũi như với. khiến mẹ chồng bạn phóng đại vai trò của bà và bắt đầu vượt qua giới hạn bằng cách can thiệp quá mức vào những việc riêng tư của vợ chồng bạn. Đừng để bị rơi vào thế đối đầu với mẹ chồng Mẹ. với mẹ chồng s ẽ khiến khoảng cách giữ hai ời ngắn lại. Ảnh: Getty images. “Hãy cư xử “đẹp” hơn cả mẹ chồng. Làm thế nào để thái độ cũng như cách cư xử của bạn trở thành “kiểu mẫu” trước mẹ