1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

hàng giả và các xử phạt liên quan

6 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 140 KB

Nội dung

1/ Hàng giả là gì? Hàng giả là một vật nào đó được cố ý làm cho giống một vật nguyên bản. Hàng giả được thiết kế và gắn nhãn hiệu sử dụng thiết kế, nhãn hiệu và biểu tượng đã được đăng ký của người khác nhằm mục đích lừa người mua tin rằng sản phẩm đó là một sản phẩm nguyên bản, hay còn được gọi là một sản phẩm “OEM”. Thuật ngữ “hàng giả” thường được giảm nhẹ đi bằng cách sử dụng những thuật ngữ không mạnh mẽ bằng như “Bản sao” và “Hàng nhái”. Tại một số quốc gia châu Á, thuật ngữ “Số 2” cũng thường được sử dụng nhằm để mô tả và đặt mua các loại hàng giả. CHỈ THỊ*************************** Về một số biện pháp cấp bách chống hàng giả, hàng kém chất lượng Thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, trong thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác này và đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng, từng bước tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh. Tuy nhiên, công tác chống hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp cả về quy mô, lĩnh vực lẫn phương thức sản xuất, tổ chức tiêu thụ và nhập khẩu từ bên ngoài. Đặc biệt, thời gian gần đây, lợi dụng biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa trong nước và thế giới, thị trường trong nước đã xuất hiện nhiều loại hàng giả, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi, dược phẩm, mỹ phẩm và một số mặt hàng công nghiệp thực phẩm. Các loại hàng giả, hàng kém chất lượng nói trên đã và đang gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực, sức khỏe nhân dân và môi sinh, môi trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng có chức năng chống hàng giả chưa thật sự nhận thức đầy đủ trách nhiệm đối với công tác này. Tính chủ động, phối hợp trong nắm bắt thông tin, chỉ đạo điều hành, tổ chức đấu tranh với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng của các ngành, các cấp, các lực lượng thực thi còn nhiều hạn chế; tổ chức lực lượng đấu tranh chống hàng giả còn phân tán, chồng chéo giữa các ngành, các cấp, làm nảy sinh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động áp dụng các biện pháp chống hàng giả để tự bảo vệ sản phẩm của mình, chưa thường xuyên hợp tác chặt chẽ với cơ quan nhà nước có chức năng để chống hàng giả. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật hình sự và hành chính về xử lý hàng giả cũng có nhiều nội dung chưa rõ ràng, đồng bộ; các chế tài xử lý hành chính và xử lý hình sự chưa đủ răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm. Đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả theo tinh thần của Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khắc phục tình trạng trên đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị cần quán triệt và thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách sau đây: 1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các lực lượng thực thi chống hàng giả phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tác hại nhiều mặt, kể cả trước mắt và lâu dài do hàng giả gây ra; thấy rõ tầm quan trọng của công tác này đối với công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước; sản xuất, buôn bán hàng giả là tội phạm kinh tế nguy hiểm không chỉ gây tổn thất vật chất cho xã hội mà còn gây bất an cho nhân dân trong tiêu dùng và sức khỏe của cộng dồng. Người đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương phải coi công tác chống hàng giả là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp bách hàng đầu hiện nay; phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, nắm bắt thông tin, chủ động, kiên quyết tổ chức đấu tranh ngăn chặn triệt để tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng từ quá trình sản xuất nhập khẩu, phân phối và lưu thông hàng hóa; phải tiến hành đồng bộ các biện pháp đấu tranh ở mọi lĩnh vực, mọi nơi mà hàng giả có thể xuất hiện (chất lượng, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa) để có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời, đặc biệt là phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng thực thi và các doanh nghiệp; phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng và cơ quan thông tin đại chúng để phối hợp đấu tranh, tạo dư luận lên án mạnh mẽ hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; phải kiên quyết xử lý nghiêm khắc theo pháp luật kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng phát hiện được. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và Thủ trưởng các cơ quan thanh tra, kiểm tra kiểm soát chống hàng giả ở các ngành, các cấp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng xảy ra thuộc phạm vi quản lý của cấp mình. 2. Trước mắt, để kịp thời ngăn chặn xử lý tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng vật nuôi, dược phẩm, mỹ phẩm và một số mặt hàng thực phẩm công nghiệp, giao Bộ trưởng Bộ Công thương – Trưởng ban Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trung ương (Ban Chỉ đạo 127 TW) chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học Công nghệ, Công an và các Bộ, ngành liên quan có phương án kiểm tra trong những tháng cuối năm 2008, nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các loại hàng giả nói trên và chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương thực hiện tốt công tác này. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có trọng tâm trọng điểm và đồng bộ ở cả trung ương và địa phương, ở cả biên giới, cửa khẩu và thị trường nội địa nhưng không được gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của các tổ chức, cá nhân; đối tượng kiểm tra gồm các cơ sở sản xuất, chế biến, gia công, đóng gói, sang chiết, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nói trên; nội dung kiểm tra gồm việc chấp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, giấy phép sản xuất, kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đóng gói hàng hóa, nguồn gốc hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ … để xử lý vi phạm theo pháp luật hiện hành. Các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất, sức khỏe con người, môi sinh, môi trường, vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề và truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các phương án kiểm tra phải thường xuyên được sơ kết rút kinh nghiệm, bảo đảm việc kiểm tra có hiệu quả cao, tránh gây ra những biến động trên thị trường. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát, hệ thống lại các loại phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng của các doanh nghiệp đã đăng ký và được phép sản xuất, nhập khẩu, đóng gói, sang chiết, lưu hành và sử dụng tại Việt Nam để thông báo cho các ngành, các địa phương, các lực lượng có chức năng thực hiện việc kiểm tra; phối hợp với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 127 TW tổ chức kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, chế biến, sang chiết, đóng gói, nhập khẩu hoặc phân phối các vật tư nông nghiệp nói trên nhằm ngăn ngừa hàng giả, hàng kém chất lượng được sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Bộ Y tế chấn chỉnh, tăng cường quản lý, giám sát các cơ sở phân phối, bán lẻ thuốc phòng, chữa bệnh cho người, kể cả tại các bệnh viện; phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu tổ chức lại hệ thống phân phối thuốc phòng, chữa bệnh cho người ở thị trường nội địa phù hợp yêu cầu quản lý trong tình hình mới; phối hợp với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 127 TW tổ chức kiểm tra ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường. Bộ Công an phối hợp với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 127 TW tổ chức kiểm tra chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với các mặt hàng nói trên; chỉ đạo công an các cấp tập trung điều tra, khám phá các tổ chức, cá nhân, các đường dây, ổ nhóm sản xuất, chế biến, đóng gói, sang chiết, nhập khẩu, buôn bán, tàng trữ hàng giả để đưa ra xử lý kịp thời những vụ việc hàng giả nổi cộm theo quy định của Bộ Luật hình sự hiện hành. 3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 127 TW và các Bộ, ngành có liên quan tiến hành việc rà soát các quy định của pháp luật xử phạt hành chính và xử lý hình sự đối với vi phạm hành chính hoặc tội phạm về sản xuất và buôn bán hàng giả; báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp xử lý các nội dung chồng chéo, không rõ ràng, không thống nhất về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt hàng giả trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, các căn cứ xác định xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự, giữa hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường giám sát, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để phát hiện xử lý theo pháp luật các trường hợp nhập khẩu hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa gian lận xuất xứ, quá hạn sử dụng; phối hợp với Ban Chỉ đạo 127 TW nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ điều kiện làm việc, kinh phí bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện tuần tra kiểm soát cho các lực lượng có chức năng thực thi chống hàng giả; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. 5. Các lực lượng thanh tra, kiểm tra kiểm soát thị trường ở các ngành, các cấp cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ trong công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng; Công an, quản lý thị trường phải là lực lượng chủ công trong công tác đấu tranh chống hàng giả ở thị trường nội địa theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp và có đủ quyền pháp lý để thực thi nhiệm vụ. Giao Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để nâng cao vai trò, trách nhiệm, quyền năng của lực lượng Quản lý thị trường theo hướng nói trên để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. 6. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cần đầu tư áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm; nghiêm túc thực hiện các quy định về công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, ghi nhãn hàng hóa, đảm bảo chất lượng hàng hóa đúng với công bố chất lượng; chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và trước pháp luật đối với sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh; nghiên cứu áp dụng các biện pháp bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình tránh bị làm giả; tổ chức phương thức quản lý để ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng lọt vào hệ thống phân phối sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất, kinh doanh; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả. 7. Các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, phản ánh kịp thời, trung thực chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước ở các ngành, các cấp về công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng, về tình hình hàng giả và công tác chống hàng giả của các cơ quan, lực lượng có chức năng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công tác chống hàng giả. 8. Giao Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trưởng ban Ban Chỉ đạo 127 TW phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức kiểm điểm, đánh giá toàn diện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 1999 và Chỉ thị này của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả; đề xuất các giải pháp và cơ chế liên quan để tăng cường hơn nữa công tác quản lý, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./. 2/ Thương hiệu lớn chưa thực sự quan tâm đến hàng giả Trong cuộc sơ kết 6 tháng đầu năm về tình trạng hàng giả hiện nay có một kết luận rất đáng lưu tâm là tìm một mặt hàng không có hàng giả còn khó hơn tìm mặt hàng có hàng giả. Hàng giả lan tràn khắp nơi và trở thành một vấn nạn đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài tâm lý thích dùng đồ hiệu nhưng không có điều kiện của một số người thì việc sản xuất và buôn bán hàng giả kém chất lượng thu về mức lợi nhuận lớn cũng khiến hàng giả xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên thị trường dù luật pháp của chúng ta xử phạt trong lĩnh vực này ngày càng được nâng cao mức độ và tính chặt chẽ. Hơn nữa các thương hiệu lớn trên thế giới cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phối hợp cùng cơ quan công an xử lý các mặt hàng giả, hàng nhái khiến cho hàng giả của các thương hiệu này cũng ngày càng nhiều thêm. Việc xử lý như các quốc gia Pháp và Italia không phải là chúng ta không làm được nhưng khái niệm hàng giả và hệ thống luật pháp ở mỗi quốc gia khác nhau nên việc xử phạt cũng có nhiều điểm khác nhau. Trong rất nhiều cuộc hội thảo, qua trao đổi, người Pháp thường cho rằng Việt Nam quá máy móc trong việc xử lý hàng giả khi phải đưa đi giám định, nhưng quy định của Việt Nam là như thế. Trung tá Hà Thế Hùng (Đội trưởng Đội chống Hàng giả, Phòng CSĐT tội phạm về QLKT và chức vụ - CATP Hà Nội) 3/ Các văn bản pháp luật về Sở hữu Trí tuệ (trích) bộ Luật hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156, 157, 158) Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170) Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; g) Thu lợi bất chính lớn; h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 157. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. 4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 158. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Hàng giả có số lượng rất lớn; đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội trong trường hợp hàng giả có số lượng đặc biệt lớn hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 170. Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm. Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 4/ Một góc nhìn mới về nạn hàng giả, hàng nhái ( 13/07/2009 ) Cùng với sự hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới, hàng giả và xâm phạm thương hiệu hàng hóa đang trở thành một vấn nạn thực sự. Có một thực tế mà ai cũng nhận thấy là ở bất cứ ở đâu có hàng hóa, đặc biệt là các loại hàng “hot” là xuất hiện hàng nhái, hàng giả. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, việc làm hàng giả, hàng nhái ngày càng có qui mô lớn hơn, tốc độ rất nhanh, đặc biệt có nguồn gốc từ nước ngoài vào. Ví như trước kia, một mặt hàng thực phẩm, đồ uống khi xuất hiện trên thị trường thường phải 8 tháng đến 1 năm sau mới có hàng nhái xuất hiện, nhưng hiện nay chỉ trên dưới 2 tháng đã xuất hiện hàng nhái. Hiện nay, hàng giả thương hiệu tại Việt Nam xuất phát từ 3 nguồn chính: từ các cơ sở sản xuất ở các đô thị trong nước, nguồn hàng giả do các cá nhân, cơ sở Việt Nam “đặt hàng” từ nước ngoài để tuồn vào nội địa và hàng giả “chính hiệu” nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, vấn nạn hàng giả hàng nhái và sự xâm phạm thương hiệu hàng hóa đã tạo ra một môi trường không thực sự lành mạnh, khiến các nhà đầu tư không an tâm. Đặc biệt, từ khi Việt Nam từng bước hội nhập quốc tế, gia nhập WTO, chúng ta buộc phải tuân thủ nhiều luật lệ và thông lệ buôn bán quốc tế, sự xâm thực của hàng giả đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác điều hành vĩ mô của Nhà nước cũng như các nhà quản lý. Dưới góc độ doanh nghiệp, vấn nạn hàng giả và xâm phạm thương hiệu đã gây ra những thiệt hại lớn cho họ. Bởi để sở hữu được một thương hiệu có uy tín, các doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, thậm chí là hàng chục năm và nhiều tiền của để xây dựng, nuôi dưỡng thương hiệu đó. Hàng giả, hàng nhái xuất hiện đã gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp (cả hữu hình và vô hình), làm tổn thương, thậm chí “giết chết” chiến lược xây dựng thương hiệu và chiến lược phát triển kinh doanh của họ. Dưới góc độ của người tiêu dùng, vấn nạn hàng giả, hàng nhái gây nên những tác hại khó lường không chỉ về tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí tính mạng nữa. Trong nhiều năm qua, Quốc hội đã thông qua và ấn hành nhiều Bộ luật, và các văn bản dưới luật để thực thi vấn đề này như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 105, 106 và khá nhiều Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm nhãn hiệu hàng hóa Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, hành lang pháp lý của chúng ta trong lĩnh vực này còn có sự trùng lặp, thiếu cụ thể (ví như tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa còn có sự trùng lắp về cơ quan quản lý và xử lý). Đặc biệt, chế tài xử lý trên một số lĩnh vực vi phạm hành chính còn khá nhẹ, mang tính hình thức, không đủ độ răn đe, ngăn chặn. Có những qui định ghi “nếu tái phạm sẽ xử lý nặng hơn”, nhưng trên thực tế do hiện nay việc thành lập doanh nghiệp khá đơn giản nên doanh nghiệp khi “dính” vi phạm thường giải tán để thành lập doanh nghiệp khác, nên sự răn đe của cơ quan chức năng cũng bằng không! Còn những vụ việc có dấu hiệu hình sự thì để chứng minh được hành vi cụ thể cũng rất khó khăn, các lực lượng chức năng nhiều khi rơi vào tình huống khó xử lý Có một thực tế dễ nhận thấy là ý thức “tự bảo vệ” của không chỉ người tiêu dùng mà ngay cả doanh nghiệp Việt Nam cũng còn khá thấp. Ở các đối tượng là doanh nghiệp, sự xem thường, thậm chí thờ ơ này xuất phát từ một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu lớn, chủ quan rằng: “Chắc họ làm giả hàng hóa của các đại gia chứ không làm giả hàng hóa của mình đâu!”. Chính sự vô tình này đã gây nên những hậu quả hết sức khó lường cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp Việt Nam trong thời buổi hội nhập này, để rồi khi “mất bò mới lo làm chuồng” thì mọi sự đã lâm vào nguy khốn thực sự. Để có thể “tự vệ” trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang hoành hành, đối tượng là người tiêu dùng cần nâng cao hơn nữa ý thức tác phong thường nhật: mỗi khi mua sắm bất cứ một mặt hàng nào, không nên vội vã mà cần xem xét kỹ lưỡng hàng hóa đó có xuất xứ từ đâu, chất lượng như thế nào và cơ chế bảo hành ra sao… Về phía doanh nghiệp, cần có ý thức bảo vệ thương hiệu mà mình đã dày công xây dựng và vun đắp bằng những hành động thiết thực cụ thể. Các chủ thương hiệu phải có sự đầu tư đáng kể trong việc xây dựng cũng như sử dụng, khai thác thương hiệu. Doanh nghiệp vừa phải biết tự vệ, nhưng cũng phải biết phối hợp với các lực lượng chức năng với các thành phần trong cộng đồng xã hội để bảo vệ thương hiệu của mình. Điều tối quan trọng không chỉ là việc người tiêu dùng hay các doanh nghiệp hành động một cách riêng lẻ, mà cần huy động được sức mạnh cộng đồng trong công cuộc chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng này, nên mới đây, theo đề nghị của Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), Chính phủ đã quyết định lấy ngày 29/11 hàng năm làm “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái” của Việt Nam. Qua thực tế các vụ việc này, thiết nghĩ, đã đến lúc Nhà nước cần đề ra tiêu chí cho những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp nhà nước và quốc tế, hoặc cấp ngành Cũng cần phải xem xét một cách nghiêm túc đến cụm từ “hàng chất lượng cao” vốn vẫn được người tiêu dùng, doanh nghiệp đến các nhà quản lý hiện nay sính” dùng. Bởi nếu công nhận có “hàng chất lượng cao” thì cũng có nghĩa là chúng ta thừa nhận bên cạnh đó có hàng chất lượng trung bình, thậm chí chất lượng kém, kiểu tư duy này xem ra cần xem xét lại! Bởi trong thời hiện đại, một sản phẩm muốn lưu hành trên thị trường, điều đương nhiên phải “đảm bảo chất lượng” theo tiêu chuẩn của Nhà nước hay quốc tế ở một ngưỡng nào đó, còn cao” đến đâu phải có những tiêu chuẩn rõ ràng của Việt Nam hay quốc tế đo đếm rõ ràng Nam Tử (tổng hợp) 5/Phát hiện và xử lý nhiều hàng giả, hàng lậu (PTĐT) Hàng giả, hàng kém chất lượng được sản xuất ngay trong nước và nhập từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan… với đủ các chủng loại, từ hàng cao cấp đến các mặt hàng tiêu dùng thường ngày đang lưu thông trên thị trường. Một điều đáng quan tâm và lo ngại là sự xuất hiện hàng giả thuộc các nhóm thực phẩm, thuốc chữa bệnh… hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Có thể nói, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với việc thu được siêu lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng đã khiến cho các đối tượng vi phạm lợi dụng thế mạnh này tạo ra các sản phẩm mà người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là hàng thật, hàng giả, hàng nhái, nhất là các nhóm hàng giả về nhãn mác, bản quyền công nghiệp. Yếu tố gian lận được che giấu tinh vi rất khó phát hiện ngay đối với cả các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường. Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng của Chi cục quản lý thị trường tỉnh. Lãnh đạo Chi cục đã chỉ đạo đoàn kiểm tra chống hàng giả, các đội quản lý thị trường bám sát tình hình thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm, đặc biệt trong dịp giáp Tết Nguyên đán. Các mặt hàng tập trung kiểm tra là hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Trong năm 2005, Chi cục đã kiểm tra và xử lý 200 xe máy vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và nhiều mặt hàng khác như mũ bảo hiểm xe máy, điện thoại, nồi cơm điện, trang thiết bị nội thất, đồ điện dân dụng… Đoàn đã kiểm tra, xử lý 2.500 chai rượu Hà Nội, vang nho, rượu nếp giả, trong đó có 750 chai rượu mang nhãn Trang Long khi kiểm tra dịch có chứa vi khuẩn Ecoly gây lỵ. Kiểm tra cơ sở kinh doanh nước giải khát do ông Cao Văn Bắc ở phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì phát hiện hơn 4 nghìn chai nước côcacôla, nước cam có gas các loại có độc tố gây ngộ độc, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trước dịp Tết Nguyên đán, Chi cục đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các mặt hàng chủ yếu như: Bánh mứt kẹo, rượu bia, thực phẩm các loại. Qua kiểm tra đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng quá hạn sử dụng và hàng kém chất lượng gồm trên 3.000 kg bánh mứt kẹo các loại, gần 700 lon nước giải khát vi phạm quy chế ghi nhãn, hàng trăm kg giò chả có hàm lượng hàn the cao… Để ngăn chặn được tình trạng hàng giả, hàng lậu, Chi cục quản lý thị trường tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp làm tốt nhiệm vụ, góp phần cho sự bình ổn của thị trường trong tỉnh. Năm 2005, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh đã thu giữ gần 8 tỷ đồng, hơn 20m3 gỗ, 6 xe ô tô vận chuyển lâm sản trái phép cùng nhiều hàng hóa nhập lậu không có nguồn gốc như thuốc lá, máy điện thoại. Mới đây, phòng cảnh sát điều tra về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an tỉnh đã phát hiện cửa hàng kinh doanh của chị Nguyễn Hồng Hảo ở tổ 16A, khu 9, phường Gia Cẩm, Việt Trì có nhiều loại hàng mỹ phẩm là hàng giả, hàng nhái. Trong 770 sản phẩm mỹ phẩm gồm kem dưỡng da, sữa rửa mặt, phấn trang điểm, son môi, sơn móng tay, mang các nhãn hiệu: Essance, olay, Pond, VOV, E’zup, Debon, Hazeline… bị phát hiện có dấu hiệu giả mạo, bước đầu đã xác định có gần 120 sản phẩm có ghi nhãn mác hàng hóa giả, trên nhãn ghi sản xuất ở nước ngoài nhưng không có tên doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu. Thị Hảo khai nhận, thị mua lẻ những sản phẩm này ở chợ Đồng Xuân – Hà Nội với giá từ 15 đến 30 nghìn một sản phẩm nhưng giá bán ra lên tới 30 nghìn đến 140 nghìn. Đơn cử như mặt hàng son môi Essance, khi mua chỉ 13 nghìn đồng, nhưng khi đến tay người tiêu dùng, nó có giá đến gần 50 nghìn đồng. Với số lãi gấp đôi như thế nên không ít cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm đã nhập về những sản phẩm là hàng giả, kém chất lượng. Và thiệt thòi nhất chính là những người tiêu dùng. Không chỉ làm giả, làm nhái hàng hóa, thủ đoạn buôn lậu hàng hóa (đặc biệt là lâm sản) của bọn tội phạm rất tinh vi. Ngày 4-12-2005, khi Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Phú Thọ bắt giữ chiếc xe ô tô BKS 19L-0893 do Nguyễn Văn Hòa (SN 1980, ở xã Yên Lập, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) điều khiển đang vận chuyển 3,15m3 gỗ pơ mu trái phép thì phát hiện trên xe còn rất nhiều biển kiểm soát giả; trên đoạn đường từ Yên bái về Vĩnh Phúc, Hòa liên tục thay đổi biển số xe nhằm che mắt lực lượng công an. Có thể nói, công tác đấu tranh với loại tội phạm này của các chiến sĩ công an cũng gặp không ít khó khăn. Thực trạng hàng giả, hàng lậu đang ở mức đáng báo động không chỉ diễn ra ở thành phố mà còn len lỏi tới khắp các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, gây thiệt hại lớn đến lợi ích Nhà nước, cho người tiêu dùng, gây mất ổn định của thị trường lành mạnh. Để đón một cái tết an toàn, vui tươi, người tiêu dùng nên chọn mua những sản phẩm hàng hóa có nhãn mác, xuất xứ, chưa quá hạn sử dụng… vì sự an toàn cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội. 6/ Không thể để hàng dỏm, hàng giả tung hoành tuoitre.com.vn - 07:12 11-07-2009 Ông Lê Thế Bảo - Ảnh: B.H. TT - Hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc đang có chiều hướng gia tăng. Làm thế nào để bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn này? Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Thế Bảo, chủ tịch Hiệp hội Vatap, cho biết: • Tình hình hàng giả, hàng nhái đang phổ biến ở hầu hết các ngành, nhóm mặt hàng không phân biệt đó là hàng giá trị ít hay nhiều, công nghệ thấp hay công nghệ cao. Nhưng đặc biệt phổ biến là nhóm hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống Nguy hại hơn, các loại tân dược, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đều bị làm giả. Thậm chí người ta còn nói càng chống, hàng giả xuất hiện càng nhiều. Điều đáng chú ý là gần đây các loại hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường không chỉ do các cơ sở nhỏ lẻ trong nước sản xuất mà có một lượng lớn là hàng ngoại nhập. Trong đó, ngoài hàng nhập lậu, hàng tiểu ngạch còn có cả hàng đi bằng đường chính ngạch. • Chúng ta có nhiều lực lượng chống hàng gian, hàng giả như: quản lý thị trường, hải quan , nhưng vì sao tình hình này vẫn có chiều hướng gia tăng, thưa ông? • Phải thừa nhận rằng hoạt động chống hàng giả, hàng nhái, kiểm soát các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường hiện nay dù đã có một số chuyển biến nhưng hiệu quả đạt được còn nhiều hạn chế. Lực lượng quản lý, kiểm tra đông nhưng không mạnh do hoạt động rời rạc, phối hợp chưa hiệu quả. Hơn nữa trong hoạt động quản lý cũng còn nhiều bất cập. Ví dụ, có trường hợp hải quan ở cửa khẩu đã phát hiện các lô hàng giả, chất lượng kém nhưng không tịch thu ngay mà tạm thời cho thông quan, sau đó kiểm tra lại. Khi đã cho thông quan, hàng hóa tung ra thị trường rồi thì khó kiểm soát được, chỉ có người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi. Tôi cho rằng hiện nay về mặt quản lý chúng ta chưa có đủ điều kiện, năng lực để kiểm soát được tất cả mặt hàng. Mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo bị làm giả ngày càng phổ biến - Ảnh: N.C.T. • Điều này khiến chúng ta luôn bị động trong việc kiểm tra và kiểm soát chất lượng hàng hóa, đặc biệt với các loại hàng hóa ngoại nhập trên thị trường? • Sau hàng loạt vụ việc về hàng hóa chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng công bố thời gian qua, đặc biệt thông tin về quần áo, đồ chơi, đồ dùng trẻ em xuất xứ Quảng Đông (Trung Quốc) có chứa formaldehyde, thông tin 50% hàng tiêu dùng sản xuất tại Quảng Đông (Trung Quốc) không an toàn cho người sử dụng chúng ta mới kiểm tra, kiểm soát. Khi đó mới thấy rằng các mặt hàng này có mặt ở thị trường VN khá nhiều. Lâu nay chúng ta không chủ động kiểm tra chất lượng hàng ngoại nhập trên thị trường, mà cứ sau khi có thông tin mặt hàng nào không an toàn mới bắt tay vào làm. Như thế chắc chắn hiệu quả sẽ không cao và hàng hóa không an toàn vẫn đến tay người tiêu dùng. Chúng ta nên chủ động kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm độ an toàn của các mặt hàng ngoại nhập, mở rộng ra nhiều mặt hàng khác nhau chứ không phải chỉ bó hẹp ở một số thông tin về mặt hàng nào đó mà báo chí nêu. Tuy nhiên, có một thực tế khi phát hiện các mặt hàng ngoại nhập, đặc biệt là hàng không rõ nguồn gốc, việc giám định, tiêu hủy rất phức tạp về mặt cơ chế, thủ tục, kinh phí ở đâu, ai đứng ra thực hiện, ai chịu trách nhiệm Do đó vấn đề này cần tiếp tục được mổ xẻ nhằm thống nhất về một đầu mối. • Không chống được nạn hàng ngoại nhập không rõ xuất xứ, giá rẻ, chất lượng kém điều này đồng nghĩa với việc thu hẹp thị phần hàng Việt tại sân nhà? • Đúng vậy, không kiểm soát được tình trạng này thì không chỉ người tiêu dùng bị thiệt thòi mà nền sản xuất trong nước cũng bị ảnh hưởng. Tôi có biết một doanh nghiệp ở Hà Nội có ba kho hàng thật nằm ế ẩm thời gian dài vì nạn hàng giả. Nhưng sau khi đơn vị này phối hợp với ngành quản lý thị trường bắt giữ hàng giả thì ba kho hàng kia được bán hết trong vòng một tuần sau đó. Điều này cho thấy sự hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan chức năng có vai trò rất lớn trong việc đấu tranh chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, có những đơn vị không dám công khai thông tin khi sản phẩm của mình đang bị làm giả vì sợ ảnh hưởng đến uy tín, mức độ tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, một trong những biện pháp khác còn nằm ở chính người tiêu dùng. Bản thân họ phải tỉnh táo trước một rừng hàng hóa tốt - xấu lẫn lộn, lựa chọn những loại hàng có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bánh kẹo bị làm giả ngày càng nhiều Tại hội thảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tổ chức ở TP.HCM ngày 10-7, đại diện Cục Quản lý thị trường cho biết hiện nay các mặt hàng bánh kẹo giả, kém chất lượng có xu hướng gia tăng. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2009 đã có gần 19.000 hộp bánh kẹo các loại bị kiểm tra và xử lý (cả năm 2008 có khoảng 16.300 hộp bánh kẹo bị xử lý). Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ, sáu tháng đầu năm nay lực lượng thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học - công nghệ đã tiến hành thanh tra tại 2.650 cơ sở với nhiều loại hàng hóa như phân bón, hàng đóng gói sẵn, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu và đã xử lý 437 đối tượng vi phạm, xử phạt 346 trường hợp với tổng số tiền 1,2 tỉ đồng. 7/ Tình trạng hàng giả, hàng nhái hiện nay có một số đặc điểm khác so với trước đây. Hàng giả, hàng nhái thông thường chỉ phát sinh khi hàng hóa sản xuất ra không đủ tiêu dùng, tức là người làm giả, làm nhái đánh vào sự thiếu hụt của người tiêu dùng, nhưng nay khi quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng đã được cải thiện một bước quan trọng, thậm chí có nhiều mặt hàng cung đã vượt cầu, hàng giả, hàng nhái lại phát sinh và phát triển; hẳn là khâu quản lý còn chưa tốt. Hàng giả, hàng nhái khá phổ biến ở nhiều mặt hàng, từ những mặt hàng thông thường, như mỹ phẩm, quần áo, hàng hiệu túi xách, xi măng…, những mặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, như thuốc tân dược, rượu, một số thực phẩm…, đến những mặt hàng có tính kỹ thuật, những mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn, như phụ tùng xe máy, đầu VCD, DVD…, rồi cổ phiếu, tiền… Và đến cả “tem chống hàng giả” cũng bị làm nhái, làm giả! Thời gian xuất hiện hàng giả, hàng nhái bây giờ cũng nhanh hơn nhiều; nếu trước đây, sau khi doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm mới phải trên nửa năm sau mới có hàng giả, hàng nhái, thì nay có khi chỉ khoảng nửa tháng hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện ngoài thị trường. Nói hàng giả, hàng nhái là kẻ thù của doanh nghiệp được xét trên ba mặt. Một mặt, doanh nghiệp bị mất thị phần tiêu thụ, bởi hàng giả, hàng nhái đã lừa được người tiêu dùng bằng giá cả thấp hơn (hoặc giá nào cũng bán). Theo đánh giá sơ bộ, tỷ lệ hàng giả tại thị trường hiện chiếm khoảng 8% đối với dược phẩm, 25% đối với rượu mạnh… Mặt khác, là uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính bị giảm sút. Mặt khác nữa là môi trường kinh doanh bị xâm phạm, trong đó cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng là động lực của tăng trưởng; hàng giả, hàng nhái góp phần tiêu diệt cạnh tranh. Nói hàng giả, hàng nhái là kẻ thù của người tiêu dùng thì quá rõ, chẳng những bị lừa mất tiền, mà còn nhiều trường hợp “tiền mất tật mang”, còn nguy hại đối với sức khỏe và tính mạng con người. Tình trạng hàng giả, hàng nhái như trên tiếp tục phát sinh, phát triển do nhiều nguyên nhân, không chỉ do bản thân những kẻ làm hàng giả, hàng nhái hám lợi, lừa đảo, mà còn liên quan đến các chủ thể trên thị trường, đó là các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, làm nhái trong nhiều trường hợp đã không muốn, không dám công bố ồn ào, do sợ nếu công bố thì sản phẩm của mình cũng sẽ không tiêu thụ được, thà rằng “chung sống với lũ”, rồi dò tìm tự phát hiện. Người tiêu dùng khi bị lừa xong mới biết là hàng giả, hàng nhái thì kẻ làm hàng giả, hàng nhái đã lừa được rồi; khi phát hiện được thì đã không tìm ra được người bán, chưa nói là tìm ra được kẻ sản xuất, đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Các cơ quan quản lý nhà nước, tuy đã có Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực thi hành từ tháng 6.2006), nhưng việc hướng dẫn thi hành còn quá chậm, việc thực thi của các ngành, các cấp còn chưa được quan tâm. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, việc vi phạm sở hữu trí tuệ là vi phạm vào điều cấm của luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam. Việt Nam vẫn còn bị xếp vào danh sách những nước có mức độ vi phạm nhiều nhất, sẽ phải đứng trước các vụ kiện vi phạm sở hữu trí tuệ của khách hàng và các tổ chức quốc tế. Việc xử lý vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe nếu so với lợi ích thu được của những kẻ làm hàng giả, hàng nhái. 8/ Sau thông tin về việc ăn trứng gà giả có thể suy giảm trí nhớ và bị đần độn. Vậy phân biệt trứng giả và trứng thật như thế nào? Theo ông Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, có 5 đặc điểm để phân biệt trứng thật và trứng giả. Thứ nhất, dựa vào hình thể bên ngoài. Cụ thể: về màu sắc: Quả trứng thật có màu từ trắng đến trắng ngà, trứng giả có màu sáng, nhợt nhạt (màu trông rất dại). Khi sờ lên bề mặt vỏ thì trứng thật nhẵn còn trứng giả thô ráp và cứng hơn. Thứ hai, bằng phương pháp soi trứng. Người tiêu dùng nắm chặt quả trứng trong lòng bàn tay, chiếu qua một luồng ánh sáng bằng đèn hoặc mặt trời thì thấy những dấu hiệu: Trứng thật có màu hồng, trong suốt với một chấm hồng ở chính giữa, đặc biệt sẽ nhìn thấy khối lòng đỏ đều, đường viền của khối đỏ nhẵn, không gập ghềnh. Một đặc điểm nữa không chỉ giúp nhận biết được trứng giả, trứng thật mà còn biết được trứng tươi, thối hay ung là khi soi sẽ thấy ở đầu to quả trứng có chấm khí (túi khí). Đối với trứng giả không có những dấu hiệu này. Thứ ba, khi đập quả trứng ra lòng đỏ trứng thật đều, còn nguyên hình cầu hoặc hơi xẹp xuống còn trứng giả rất khó tạo được khối hình cầu. Hơn nữa, tính đàn hồi của trứng thật rất rõ rệt. Chẳng hạn, lòng trắng có màu trắng nhạt và có ranh giới (đường viền) giữa lòng đỏ và trắng đều; màu sắc từ vàng nhạt đến vàng đỏ quả trứng đồng đều; khi đổ ra đĩa trứng thật không bị vỡ và vẫn giữ nguyên hình cầu. Thứ tư, trứng thật có mùi tanh tự nhiên còn trứng giả thường có mùi hóa chất hoặc một số mùi lạ. Thứ năm, nếu luộc quả trứng thật lên thì chất lòng trắng sẽ săn lại và tạo thành một chất albumin trong lòng trắng trứng, còn trứng giả không thể tạo được albumin. Ông Đáng cũng khuyến cáo, khi mua trứng ở siêu thị người tiêu dùng nên chú ý những đặc điểm trên và có thể soi trứng trước ánh điện hoặc ánh sáng tự nhiên để phân biệt trứng thật và trứng giả. . hình thức và mức xử phạt hàng giả trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, các căn cứ xác định xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự, giữa hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng hóa. và Nhà nước, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước ở các ngành, các cấp về công tác chống hàng giả, hàng kém chất lượng, về tình hình hàng giả và công tác chống hàng. độ và tính chặt chẽ. Hơn nữa các thương hiệu lớn trên thế giới cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc phối hợp cùng cơ quan công an xử lý các mặt hàng giả, hàng nhái khiến cho hàng giả

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w